Sau ăn bao lâu có thể chạy bộ là câu hỏi được nhiều người quan tâm, bởi họ muốn vận động để làm tiêu bớt năng lượng vừa mới được bổ sung thông qua thức ăn. Tuy nhiên, việc chạy bộ sau ăn là nguyên nhân gây hại cho dạ dày, được khuyến cáo không nên thực hiện. Sau ăn nghỉ ngơi một thời gian trước khi chạy bộ sẽ giúp bạn tránh được những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
26/06/2021 | Giải thích vì sao bạn bị buồn nôn sau khi tập thể dục 24/04/2021 | Giải đáp thắc mắc: Đau thần kinh tọa có nên tập thể dục không? 27/01/2021 | Những bài tập thể dục chữa đau lưng hiệu quả nhất tại nhà
1. Sau ăn bao lâu có thể chạy bộ?
Theo các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, việc bạn chạy bộ sau ăn có thể gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhất là gặp phải các bệnh về đường tiêu hóa. Bởi khi chúng ta ăn, lượng máu sẽ tập trung chủ yếu ở hệ tiêu hóa và cơ thể bắt đầu làm việc. Thế nhưng, nếu chạy ngay sau ăn, máu sẽ phải thực hiện nhiệm vụ vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến cơ bắp, dó đó lượng máu cần cho quá trình tiêu hóa không có đủ. Từ đó, các cơ quan của hệ tiêu hóa không được hoạt động trơn tru, là nguyên nhân gây nên cảm giác buồn nôn, xóc bụng, thậm chí là rơi vào tình trạng tiêu chảy.
Tùy thuộc vào loại thực phẩm, khả năng tiêu hóa mà người chạy bộ cần có thời gian nghỉ ngơi từ 1 - 3 giờ sau ăn mới có thể bắt đầu tập luyện.
Đối với bữa ăn thông thường
Với các bữa ăn chính trong ngày, người chạy bộ cần được nghỉ ngơi khoảng 2 giờ trước khi thực hiện tập luyện. Tùy thuộc vào nhu cầu tập luyện của bạn mà buổi tập có thể diễn ra vào sáng, trưa hoặc chiều tối. Tuy nhiên, cần có sự tuân thủ đủ thời gian giãn cách sau bữa ăn chính.
Đối với những bữa ăn chính, nhu cầu về lượng chất của chúng ta tăng lên, cơ thể cần tối thiểug 2 giờ để có thể tiêu hóa được toàn bộ lượng thức ăn đó. Trường hợp bạn không tuân thủ thời gian này, vận động sau 30 phút hoặc 1 giờ sau ăn, dạ dày vẫn còn lại một lượng khá lớn thức ăn chưa tiêu hóa được. Lúc này chạy bộ bạn chạy sẽ cảm thấy buồn nôn hoặc bị đau hai bên bụng. Với những bữa chính sử dụng thức ăn nhiều dầu mỡ như các món chiên, xào thì bạn cần nghỉ ngơi dài hơn. Bởi loại thức ăn này rất khó tiêu và dạ dày nhỏ của bạn cần nhiều thời gian hơn để làm việc.
Sau ăn bao lâu có thể chạy bộ - Sau khoảng 1 tiếng đối với đồ ăn nhẹ và 2 - 3 tiếng đối với thức ăn thông thường
Đối với bữa ăn nhẹ
Với những bữa ăn nhẹ trong ngày như cháo, bún, phở,… thì bạn có thể chạy bộ sau 1 giờ. Đây là những thực phẩm được coi là dễ tiêu hóa hơn, tuy nhiên nó nhanh gây cảm giác đói, bạn cần lưu ý vận động với chế độ và thời lượng hợp lý, tránh để mất nhiều năng lượng, đảm bảo cơ thể được nghỉ ngơi đúng lúc.
Một điểm cần lưu ý là mặc dù những bữa ăn nhẹ thì tiêu hóa nhanh hơn nhưng nếu bạn ăn quá nhiều, quá no thì 1 giờ đồng hồ là khoảng thời gian không đủ để tiêu hết. Chính vì thế, hãy cố gắng kiềm chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể, để dạ dày của bạn được thoải mái nhất trước khi chạy.
2. Gợi ý các món ăn nhẹ cho người chạy bộ
Bữa ăn nhẹ là giải pháp hữu hiệu giúp bạn có thể có đủ nguồn năng lượng cần thiết cho quá trình vận động. Để có thể đạt được sự an toàn nhất, các thực phẩm ăn nhẹ được chia ra theo từng khung giờ tập.
Buổi sáng
Chạy bộ vào sáng sớm thường khá gò bó về mặt thời gian, do đó bạn khó có thể ăn và nghỉ vài giờ mới tập luyện. Do đó, bạn có thể ăn nhẹ vào buổi sáng để có thời gian nghỉ ngơi và chạy bộ. Một số thức ăn vào buổi sáng bạn có thể tham khảo:
Món ăn nhẹ cho buổi sáng chạy bộ
Buổi trưa
Bữa ăn nhẹ vào buổi trưa bao gồm:
Tuy nhiên, nếu có dự định tập luyện vào buổi trưa bạn cần có một bữa sáng đầy đủ năng lượng, đồng thời bổ sung thêm bữa ăn nhẹ này trước 2 - 3 giờ chạy bộ.
Buổi chiều tối
Sau một ngày học tập, làm việc mệt mỏi. Nếu muốn chạy bộ vào thời gian này, bạn cần bổ sung thức ăn nhẹ để tránh kiệt sức:
-
Bánh quy.
-
Socola.
-
Bánh mì và đồ ăn kèm.
3. Một số lưu ý khi chạy bộ
Ngoài vấn đề sau ăn bao lâu có thể chạy bộ thì những tai nạn bạn có thể gặp phải khi vận động cũng là điều cần được quan tâm, bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp tục cuộc chạy. Mỗi người cần có sự chuẩn bị, phòng tránh từ trước để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu.
Chuột rút
Không chỉ riêng chạy bộ mà tất cả những sự vận động của cơ thể chúng ta cần được bù nước, để tránh tình trạng mất nước gây suy kiệt sức lực. Khi cơ thể mất quá nhiều nước trong quá trình tập luyện sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, đi kèm với một số triệu chứng như: chuột rút, đầy hơi và đau bụng. Do đó, việc bổ sung nước từ khoảng 15 - 30 phút trong quá trình tập luyện sẽ đảm bảo cơ thể không bị xuống sức nhanh chóng.
Ngoài ra, nếu bạn đang có ý định chạy bộ vào mỗi buổi sáng thức dậy, hãy cân nhắc lượng chất xơ được bổ sung vào khẩu phần ăn của buổi tối hôm trước, để giảm tình trạng chuột rút.
Cơ thể cần được bổ sung đủ nước khi chạy bộ
Buồn nôn
Tình trạng buồn nôn có thể xảy đến với bạn nếu cơ thể vận động với tần suất cao, rơi vào trạng thái mệt mỏi. Lúc này, bạn cần bù nước kịp thời để giảm cảm giác buồn nôn. Đặc biệt, vào những ngày hè thời tiết khắc nghiệt, việc bổ sung nước càng trở nên quan trọng, giúp ngăn chặn tình trạng kiệt sức, buồn nôn hiệu quả. Nếu thấy xuất hiện cảm giác buồn nôn khi chạy bộ, hãy từ từ nghỉ chân, ăn thứ gì đó nhẹ để cung cấp thêm năng lượng. Sau khi cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn và thời gian nghỉ ngơi đã đủ, bạn có thể tiếp tục chạy bộ.
Nếu thấy buồn nôn, bạn có thể dừng, bổ sung thứ gì đó và nghỉ ngơi
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề sau ăn bao lâu có thể chạy bộ, tùy thuộc vào từng loại thực phẩm mà bạn đọc áp dụng thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu có bất cứ thắc nào nào, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.