Rơ lưỡi cho bé - những điều cha mẹ không nên bỏ qua | Medlatec

Rơ lưỡi cho bé - những điều cha mẹ không nên bỏ qua

Rơ lưỡi cho bé là việc cần làm vì nó không chỉ phòng ngừa được các bệnh lý ở khoang miệng mà còn giúp bé ăn ngon hơn. Nếu cha mẹ không biết cách thực hiện thao tác này sao cho đúng thì chẳng những dễ khiến bé sợ việc vệ sinh răng miệng mà còn không đạt được mục đích tốt đẹp này.


26/10/2022 | Dính thắng lưỡi ở trẻ: Nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp xử lý
26/08/2022 | Nấm lưỡi ở trẻ và những điều bố mẹ nên biết!
10/09/2021 | Trẻ bị nấm lưỡi: nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

1. Vì sao cần rơ lưỡi cho bé?

Việc rơ lưỡi cho bé là cần thiết và nên thực hiện thường xuyên mỗi ngày vì:

- Khoang miệng của bé là nơi ẩn náu của rất nhiều loại vi sinh vật, vi khuẩn gây ra mùi hôi nhưng bé chưa thể tự vệ sinh được nên cần đến sự giúp đỡ của cha mẹ để loại bỏ cặn sữa bám trên bề mặt lưỡi và những tác nhân gây hại này.

Lợi ích của việc rơ lưỡi cho bé

Lợi ích của việc rơ lưỡi cho bé

- Đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bé được bảo vệ, tránh tình trạng tưa lưỡi khiến cho bé không cảm nhận được hương vị sữa mẹ từ đó sinh ra biếng ăn, lười hoặc bỏ bú, thậm chí còn bị mắc các bệnh răng nướu hoặc ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vì sự phát triển của vi khuẩn.

2. Cần rơ lưỡi cho bé bao nhiêu lần và làm như thế nào?

2.1. Bé cần được rơ lưỡi bao nhiêu lần mỗi ngày?

Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà số lần rơ lưỡi trong ngày sẽ có sự khác nhau:

- Bé bú hoàn toàn sữa mẹ: không cần rơ lưỡi thường xuyên vì quá trình bú mẹ, lưỡi của bé đã cọ xát với ti mẹ nên các đám tưa dưới lưỡi cũng được loại bỏ. Để đảm bảo vệ sinh răng miệng thì mỗi ngày tối thiểu 2 lần sáng - tối, lúc thức giấc và 1 lần sau cữ sữa tối, đối với trẻ không có bệnh lý răng miệng.

- Bé vừa bú mẹ vừa bú bình: mỗi ngày cần rơ lưỡi cho bé 2 lần trong đó có 1 sau khi tắm và 1 lần sau khi bú bình xong.

- Bé bú bình hoàn toàn: cần thường xuyên quan sát vào tình trạng cặn sữa bám trên niêm mạc lưỡi, trung bình cũng 2 - 3 lần/ngày rơ lưỡi cho bé vì sữa bột rất dễ bị đóng cặn gây tưa lưỡi. Đặc biệt, trường hợp này nếu bé không được vệ sinh lưỡi sạch sẽ còn dễ bị viêm họng, viêm lưỡi khiến cho bé bị chán sữa.

2.2. Cách rơ lưỡi cho bé

2.2.1. Dụng cụ thường dùng để rơ lưỡi cho bé

Dù rơ lưỡi cho bé bằng cách nào thì dụng cụ không thể thiếu chính là gạc rơ lưỡi. Thị trường có bán rất nhiều loại gạc rơ lưỡi do những nhà sản xuất khác nhau, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ và mua tại các nhà thuốc uy tín. Mặt khác, cha mẹ cũng nên chú ý rằng hầu hết các loại gạc rơ lưỡi đều có giá thành tương đối thấp, được sản xuất để dùng 1 lần nên sau khi rơ lưỡi cho bé không nên tái sử dụng để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của con.

Gạc rơ lưỡi là dụng cụ không thể thiếu khi vệ sinh răng miệng cho bé

Gạc rơ lưỡi là dụng cụ không thể thiếu khi vệ sinh răng miệng cho bé

2.2.2. Cách cách rơ lưỡi cho bé 

- Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý và gạc

Dùng nước muối sinh lý và gạc để rơ lưỡi cho bé là cách nên áp dụng với độ tuổi 0 - 4 tháng, cách làm như sau:

+ Bước 1: mua rơ lưỡi bằng gạc ở nhà thuốc.

+ Bước 2: dùng nước rửa tay để vệ sinh tay sạch sẽ sau đó đeo miếng gạc rơ lưỡi vào ngón trỏ rồi nhúng vào trong cốc nước muối sinh lý.

+ Bước 3: bế bé vào lòng, nâng phần đầu của bé lên ngang ngực của mình sau đó đưa ngón tay có rơ lưỡi vào miệng theo trình tự từ má, góc hàm, men theo lợi bé rồi chà đi chà lại khắp bề mặt lưỡi và khoang hàm của bé một cách nhẹ nhàng.

- Rơ lưỡi bằng lá hẹ

Nguyên liệu rơ lưỡi này có thể dùng cho trẻ ở độ tuổi từ 5 tháng trở lên. Cách thực hiện gồm các bước:

+ Bước 1: rửa sạch lá hẹ sau đó cho vào nồi nước đun sôi rồi vớt lá hẹ ra giã nhuyễn.

+ Bước 2: thêm vào phần lá hẹ đã được giã nhuyễn ở trên chút nước lá hẹ vừa đun sôi rồi vắt lấy nước và dùng nước này để rơ lưỡi.

+ Bước 3: vệ sinh sạch sẽ tay của mình sau đó lấy gạc rơ lưỡi nhúng vào trong nước hẹ rồi rơ lưỡi cho trẻ như cách trên.

- Rơ lưỡi bằng mật ong

Tuy là nguyên liệu tự nhiên rất an toàn nhưng không nên dùng cho bé dưới 1 tuổi vì:

+ Mật ong có chứa bào tử vi khuẩn clostridium botulinum dễ gây ngộ độc botulinum có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh và thậm chí còn làm tê liệt cơ hô hấp đe dọa sự sống của bé.

+ Hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, đường ruột chưa đủ khả năng tạo ra đủ các vi khuẩn có ích nên chưa thể tiêu diệt được bào tử ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn này cùng với độc tố do nó sản sinh ra. 

Các bước rơ lưỡi cho bé

Các bước rơ lưỡi cho bé

Nếu bé đã được trên 1 tuổi, cha mẹ có thể rơ lưỡi cho bé bằng mật ong theo cách:

+ Bước 1: chọn mật ong nguyên chất.

+ Bước 2: rửa sạch tay rồi dùng rơ lưỡi nhúng vào mật ong sau đó rơ lưỡi cho bé.

+ Bước 3: cho bé uống vài thìa nước nhỏ để tráng miệng.

- Rơ lưỡi bằng rau ngót

Khi trẻ đã được trên 5 tháng tuổi là cha mẹ có thể dùng rau ngót để rơ lưỡi cho con bằng cách:

+ Bước 1: tìm mua rau ngót sạch không phun thuốc, tuốt lấy lá và rửa sạch rồi ngâm trong nước khoảng 10 phút.

+ Bước 2: vớt phần rau ngót đã chuẩn bị ở trên ra đun sôi, nghiền nát và chắt lấy nước.

+ Bước 3: rửa tay sạch sau đó cho gạc rơ lưỡi vào ngón tay trỏ và nhúng vào trong nước rau ngót rồi rơ lưỡi cho bé.

3. Khi rơ lưỡi cho bé cha mẹ nên lưu ý

Để đảm bảo hiệu quả của việc chăm sóc răng miệng bằng cách rơ lưỡi cho bé, cha mẹ cần lưu ý:

- Tốt nhất nên rơ lưỡi vào buổi sáng và tránh rơ lưỡi khi bé mới bú xong để tránh tình trạng bị ọc sữa.

- Không nên rơ lưỡi quá nhiều lần trong ngày vì dễ làm trầy xước lưỡi của bé ảnh hưởng đến vị giác về sữa mẹ.

- Nếu trong quá trình rơ lưỡi thấy lưỡi bé có mảng bám thì không được chà xát mạnh hay cố tìm cách để lấy nó ra vì việc làm này dễ khiến cho lưỡi của bé bị tổn thương từ đó dễ bị viêm nhiễm.

- Thực hiện các động tác rơ lưỡi nhẹ nhàng để không làm tổn thương khoang miệng của bé.

- Trẻ trên 6 tháng tuổi sau khi rơ lưỡi nên được uống chút nước để làm sạch lại khoang miệng.

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cha mẹ tự tin hơn trong quá trình rơ lưỡi cho bé để việc vệ sinh răng miệng của bé không còn là trở ngại và sức khỏe răng miệng của bé cũng được bảo vệ một cách an toàn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp