Tẩy tế bào chết da đầu là một bước quen thuộc trong quy trình chăm sóc tóc của các chị em. Có cần thiết phải tẩy tế bào chết cho da đầu hay không? Có những cách nào để tẩy tế bào chết trên da đầu nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo an toàn?
31/05/2023 | Ung thư da đầu: Bệnh hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm 18/05/2023 | 7 điều cần biết về bệnh nấm da đầu ở trẻ em 20/12/2022 | Bệnh vảy nến da đầu là gì? có lây không, chữa như thế nào?
1. Tẩy tế bào chết da đầu để làm gì?
Tẩy tế bào chết cho da là một việc làm rất quen thuộc đối với các nàng để có một làn da đẹp, căng mịn. Tuy nhiên, tẩy tế bào chết da đầu thì không phải ai cũng biết cách thực hiện và những công dụng tuyệt vời của việc làm này.
Mục đích tẩy tế bào chết da đầu
Da ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể cũng cần được chăm sóc, kể cả da đầu. Theo các chuyên gia thì việc tẩy tế bào chết cho da đầu mang lại những công dụng sau:
-
Loại bỏ những phần da chết, bụi bẩn và gàu, làm sạch, ngăn ngừa các bệnh lý da đầu, tạo môi trường thông thoáng để tóc phát triển.
-
Giảm tình trạng tóc bết đối với những người da dầu nhờ vai trò điều chỉnh quá trình sản xuất bã nhờn trên da.
-
Giúp tóc dễ dàng hấp thu các dưỡng chất để nuôi tóc từ gốc đến ngọn. Nhờ đó mà mái tóc trở nên chắc khỏe, óng mượt, cải thiện tình trạng xơ yếu, gãy rụng, kích thích tóc mọc nhanh.
-
Tẩy tế bào chết cho da đầu còn giúp cơ thể thư giãn, giảm stress, kích thích quá trình lưu thông máu.
Tẩy tế bào chết cho da đầu sẽ giúp ích cho quá trình hấp thu dưỡng chất của tóc
Các bước tẩy tế bào chết da đầu
Để tẩy tế bào chết cho da đầu, bạn có thể sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết vật lý kết hợp với massage hoặc tẩy tế bào chết hóa học để loại bỏ phần da dư thừa. Bạn có thể thực hiện tẩy tế bào chết cho da đầu thông qua các bước sau:
-
Làm ướt tóc bằng nước sạch hoặc có thể gội đầu qua một lượt trước khi tẩy tế bào chết.
-
Sau đó dùng tay hoặc dụng cụ chuyên dụng tách tóc thành các phần nhỏ để lộ da đầu.
-
Bạn có thể dùng tay, bàn chải, lược,... để thoa phần hỗn hợp tẩy tế bào chết lên toàn bộ da đầu.
-
Massage da đầu nhẹ nhàng bằng tay, xoa đều theo chuyển động tròn để hỗn hợp thấm vào da đối với tẩy tế bào chết vật lý. Thời gian tẩy tùy thuộc vào độ dày của tóc.
-
Cuối cùng là gội đầu lại thật sạch, dùng khăn mềm lau cho ráo nước và sấy khô tóc.
Sau khi tẩy tế bào chết cần gội đầu lại thật sạch bằng dầu gội để loại bỏ tập chất
2. Hé lộ 5 cách tẩy tế bào chết da đầu tại nhà
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm tẩy tế bào chết cho da đầu. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự tẩy tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên, an toàn nhưng vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả cao. Nếu bạn chưa biết cách tẩy tế bào chết da đầu như thế nào thì có thể tham khảo 5 cách dưới đây.
Đường nâu và yến mạch
Bạn có thể sử dụng đường nâu kết hợp với yến mạch để tạo thành hỗn hợp tẩy tế bào chết cho da đầu. Cả hai thành phần này đều an toàn với da, không có chứa chất gây kích ứng nên có thể yên tâm khi sử dụng.
-
Trộn yến mạch, đường nâu và dầu dưỡng tóc theo tỷ lệ 1:1:1.
-
Làm ướt tóc và thoa đều hỗn hợp lên da dầu.
-
Massage nhẹ nhàng trong vài phút rồi xả lại thật sạch bằng nước ấm.
Bã cà phê và dầu dừa hoặc dầu oliu
Bã cà phê là nguyên liệu được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm tẩy tế bào chết cho da. Ngoài ra, các chị em cũng sử dụng bã cà phê thoa trực tiếp lên da cũng có thể loại bỏ các phần tế bào dư thừa một cách hiệu quả, kể cả với phần da đầu. Có thể kết hợp bã cà phê với dầu dừa hoặc dầu oliu để tăng hiệu quả chăm sóc tóc.
-
Trộn bã cà phê với dầu dừa hoặc dầu oliu theo tỷ lệ 2:3, có thể nhỏ thêm vài giọt dầu cây trà.
-
Làm ướt tóc và thoa đều hỗn hợp lên da đầu.
-
Massage da đầu từ 5 - 10 phút sau đó gội đầu thật sạch bằng dầu gội hay sử dụng.
Kết hợp bã cà phê với dầu dừa/oliu để tạo thành hỗn hợp tẩy tế bào chết da đầu
Bột trà xanh và mật ong
Bột trà xanh có công dụng kháng khuẩn rất tốt, vừa có thể làm sạch vừa loại bỏ được các tế bào dư thừa trên da đầu. Mật ong có tác dụng trị gàu, ngăn ngừa các vấn đề về da như viêm nhiễm, nấm,... Kết hợp 2 thành phần này với nhau sẽ cho ra một hỗn hợp tẩy tế bào chết da đầu hiệu quả.
-
Trộn bột trà xanh với mật ong theo tỷ lệ 2:1.
-
Làm ướt tóc và thoa đều hỗn hợp lên da đầu.
-
Massage theo hình tròn và giữ từ 5 - 10 phút để hỗn hợp ngấm vào da và loại bỏ những phần dư thừa.
-
Gội lại bằng dầu gội rồi xả thật sạch.
Chanh tươi kết hợp mật ong
Chanh tươi có tác dụng sát khuẩn kết hợp với mật ong sẽ tạo nên hỗn hợp tẩy tế bào chết cho da đầu, làm sạch từ sâu bên trong, loại bỏ gàu và giảm tiết bã nhờn gây bết tóc. Cũng có thể thêm một ít muối vào hỗn hợp nước cốt chanh và mật ong để tăng hiệu quả tẩy tế bào chết.
-
Sử dụng từ 3 - 5 quả chanh vắt lấy nước rồi trộn với 2 thìa mật ong, 1 thìa muối.
-
Sau khi làm ướt tóc thì thoa đều hỗn hợp lên da đầu kết hợp massage nhẹ nhàng.
-
Sau khoảng 5 phút thì gội lại thật sạch với dầu gội đầu.
Không nên để hỗn hợp tồn tại trên da đầu quá lâu vì trong chanh có thành phần acid có thể khiến da thô ráp hoặc xót da đầu.
Giấm táo
Sử dụng giấm táo để gội đầu cũng là cách để tẩy tế bào chết da đầu mà không phải ai cũng biết. Cho 200ml giấm táo vào 1,5l nước khuấy đều rồi sử dụng để gội đầu như bình thường. Sau khi gội với giấm táo xong thì gội lại bằng dầu gội đầu và xả thật sạch.
Qua những chia sẻ trên có thể thấy việc tẩy tế bào chết da đầu rất có lợi trong khi cách thực hiện đơn giản, dễ làm. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện ngay tại nhà để giúp mái tóc thêm chắc khỏe, óng mượt và hạn chế những vấn đề về da đầu.
BS Vân đã duyệt
Không nên tẩy tế bào chết cho da đầu quá 3 lần trong 1 tuần
Tuy nhiên, bạn chỉ nên tẩy tế bào chết từ 2 - 3 lần/ tuần, không nên thực hiện quá thường xuyên sẽ gây tác dụng ngược đến da đầu. Nếu bạn còn những vấn đề nào cần được giải đáp, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline: 1900 56 56 56 sẽ có nhân viên hỗ trợ kịp thời.