Phương pháp chụp cộng hưởng từ có hại không | Medlatec

Phương pháp chụp cộng hưởng từ có hại không

Chụp cộng hưởng từ đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong các bệnh viện lớn tại Việt Nam. Đây là phương pháp tiên tiến, mang lại kết quả chẩn đoán chính xác cao. Tuy nhiên, việc sử dụng sóng điện từ khiến không ít người tỏ ra lo lắng, thắc mắc chụp cộng hưởng từ có hại không. Bài viết sau đây MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn trên.


24/03/2020 | Sử dụng dịch vụ chụp cộng hưởng từ có được bảo hiểm không?
24/03/2020 | Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI cho não có an toàn không?
24/03/2020 | Công nghệ chụp cộng hưởng từ là gì và các trường hợp áp dụng

Chụp cộng hưởng từ (hay còn gọi chụp MRI) là quy trình sử dụng máy cộng hưởng từ để tạo ra hình ảnh lát cắt của các cơ quan, bộ phận trên cơ thể. Đây được coi như bước tiến lớn của ngành y học. Bởi việc kiểm tra, phân tích các bộ phận bên cơ thể trong sẽ trở nên đơn giản hơn, không cần sự can thiệp xâm lấn.

1. Tìm hiểu về máy cộng hưởng từ

Cấu tạo

Máy cộng hưởng từ có cấu tạo gồm hai phần chính như sau:

  • Một nam châm lớn tạo từ trường để chụp.

  • Ở giữa là bàn trượt có tác dụng để bệnh nhân có thể nằm và di chuyển vào bên trong thiết bị.

Ứng dụng

Hiện nay, máy cộng hưởng từ được ứng dụng tùy theo nhu cầu và tình trạng của người bệnh. Quá trình dùng thiết bị y tế này luôn được khuyến khích mở rộng trên cả nước và trong điều trị các bệnh cần thiết. 

Chụp cộng hưởng từ thường được ứng dụng tại các điểm như: MRI não, MRI cột sống, MRI mạch máu,... để chẩn đoán một số bệnh sau:

  • Các bệnh ở não và tủy sống.

  • Dị dạng trên cơ thể.

  • Kiểm tra khối u bất thường.

  • Một số bệnh lý về tim, gan, thận,...

  • Bệnh lý liên quan đến xương khớp như thoát vị đĩa đệm, đứt dây chằng.

  • Chẩn đoán các chấn thương.

Hình ảnh máy chụp cộng hưởng từ MRI

Hình ảnh máy chụp cộng hưởng từ MRI

2. Quy trình thực hiện chụp cộng hưởng từ

Khi tiến hành chụp MRI, thông thường sẽ thực hiện theo các bước sau:

  • Kiểm tra tính ổn định của thiết bị.

  • Tiến hành thay áo choàng cho bệnh nhân và loại bỏ các vật kim loại như: trang sức, phụ kiện,... trên người bệnh nhân để tránh tình trạng gây nhiễu từ trường.

  • Trong một số trường hợp, bệnh nhân được hỗ trợ tiêm thuốc nhằm giảm cảm giác lo lắng, sợ hãi, đảm bảo tinh thần thoải mái.

  • Để phát hiện chính xác mức độ đối lập giữa các vị trí bình thường với mô bị tổn thương, bác sĩ có thể tiến hành tiêm chất tương phản qua đường tĩnh mạch.

  • Bệnh nhân được hỗ trợ nằm ở tư thế thẳng, song song với bàn trượt.

  • Đeo tai nghe cho bệnh nhân để giảm bớt âm thanh trong khi chụp, tránh tình trạng căng thẳng. Đối với trẻ nhỏ có thể tiến hành nghe nhạc.

  • Tiến hành chụp cộng hưởng từ và phân tích hình ảnh bởi bác sĩ chuyên môn, có kỹ thuật cao.

  • Trả kết quả và phân tích, giải đáp thắc mắc cho bệnh nhân.

Tiến hành chụp cộng hưởng từ cho bệnh nhân

Tiến hành chụp cộng hưởng từ cho bệnh nhân

3. Quy trình chụp cộng hưởng từ có hại không 

Chụp cộng hưởng từ hiện nay đã được rất nhiều bệnh viện lớn trên cả nước áp dụng. Tuy nhiên, với nhiều người, phương pháp này vẫn còn khá xa lạ và gây ra thắc mắc chụp cộng hưởng từ có hại không.

Ưu điểm

  • Không sử dụng tia bức xạ khi tiến hành chụp và phân tích kết quả nhưng vẫn cho ra được hình ảnh rõ nét, chất lượng.

  • Phương pháp này là bước tiến của y học hiện đại, kết quả chẩn đoán chuẩn xác hơn so với những phương pháp thông thường, từ đó giúp quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng.

Nhược điểm

  • Trường hợp bệnh nhân đang chứa các vật kim loại trong cơ thể để điều trị bệnh không thể tiến hành chụp cộng hưởng từ. Đây được coi là một nhược điểm lớn và vẫn chưa tìm ra giải pháp hữu hiện ngoài việc tiến hành lấy vật kim loại ra nếu có thể.

  • Trong một số trường hợp không mong muốn, thuốc tương phản có thể gây dị ứng nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng dị ứng không kéo dài.

  • Giá thành chụp cộng hưởng từ giao động từ 1.500.000 - 3.000.000 đồng, cao hơn so với các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh khác.

Như vậy, có thể thấy bên cạnh các yếu tố tiêu cực, chụp cộng hưởng từ đã góp phần giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý về xương khớp, ung thư, hệ tiêu hóa,... Từ đó, giúp quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, hiệu quả hơn. Tác dụng phụ không mong muốn từ phương pháp này cũng nhanh chóng biến mất, không để lại hậu quả lâu dài, nghiêm trọng. Vì vậy, khi chẩn đoán bằng phương pháp này, bệnh nhân không nên lo lắng chụp cộng hưởng từ có hại không, tránh trường hợp dẫn đến căng thẳng, không đảm bảo kết quả.

Bác sĩ giải đáp lo lắng chụp cộng hưởng từ có hại không cho bệnh nhân

Bác sĩ giải đáp lo lắng “chụp cộng hưởng từ có hại không” cho bệnh nhân

4. Những lưu ý khi chụp

Chụp cộng hưởng từ tuy không gây nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, trong và sau khi chụp cần lưu ý một số quy tắc sau để hạn chế biến chứng và lo lắng:

  • Nên tiến hành tổng hợp và mang theo các kết quả chẩn đoán bệnh trước đó (nếu có), giao cho bác sĩ chuyên môn để tiến hành chọn phương pháp chuẩn xác theo từng loại bệnh. 

  • Đối với phụ nữ đang mang thai, chỉ tiến hành phương pháp này khi thật sự cần thiết.

  • Khi tiến hành chụp MRI, tuyệt đối không để các vật kim loại trong người.

  • Loại bỏ các lớp trang điểm, vì trong thành phần có chứa tỷ lệ nhỏ kim loại, làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.

  • Bệnh nhân có hội chứng sợ không gian hẹp không nên tiến hành phương pháp này, tránh tình trạng gây hoảng loạn tinh thần.

  • Không nên lo lắng, giữ tinh thần thoải mái để đem lại kết quả chính xác nhất.

  • Thuốc tương phản sẽ gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bệnh nhân không nên lo sợ, triệu chứng chóng mặt, thân nhiệt nóng lên,... sẽ giảm nhanh sau vài phút.

  • Nghiêm túc tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa trước, trong và sau khi thực hiện. 

5. Nên chụp cộng hưởng từ tại đâu

Hiện nay, phần lớn các bệnh viện lớn trên cả nước đã tiến hành phương pháp chẩn đoán bệnh bằng chụp MRI. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những nơi đi đầu về công nghệ chụp MRI bởi những ưu điểm sau:

  • Trang bị thiết bị chụp MRI công nghệ cao, thường xuyên kiểm tra hoạt động của máy.

  • Đội ngũ bác sĩ tay nghề và kỹ thuật cao.

  • Nhân viên y tế, chăm sóc bệnh nhân nhiệt tình, chu đáo.

  • Chi phí hợp lý cho quá trình chụp MRI.

  • Quy trình trả kết quả nhanh chóng.

  • Cam kết cho kết quả chính xác.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC điểm đến chất lượng cho phương pháp chụp MRI

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - điểm đến chất lượng cho phương pháp chụp MRI

Hy vọng bài viết góp phần giải đáp thắc mắc của bệnh nhân về phương pháp chụp MRI và lo lắng “chụp cộng hưởng từ có hại không”. Trong trường hợp cần được tư vấn chi tiết hơn, có thể liên hệ tổng đài MEDLATEC qua số điện thoại 1900565656 để được hỗ trợ kịp thời.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Lợi thế nhận được khi chụp cộng hưởng từ (MRI) DTI trong các bệnh lý về não

MRI DTI (Diffusion Tensor Imaging) là một trong những phương pháp chụp MRI tiên tiến nhất hiện nay, được sử dụng để đánh giá mô tế bào thần kinh và truyền thông giữa các vùng não. Tại Bệnh viện Medlatec, chúng tôi cung cấp dịch vụ chụp MRI DTI với công nghệ tiên tiến, đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên tay nghề cao, mang lại lợi ích cho bệnh nhân trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về não.
Ngày 20/05/2023

Chụp cộng hưởng từ khuếch tán (DWI) vai trò trong chẩn đoán bệnh lý não.

Là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh nổi tiếng nhất trong y học hiện đại. Với sự phát triển của công nghệ, DWI đã trở thành một công cụ quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh về não, đặc biệt là các bệnh liên quan đến cấu trúc và chức năng của thần kinh trung ương. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về DWI, những ứng dụng của phương pháp này và cách nó được sử dụng để chẩn đoán các bệnh liên quan đến não.
Ngày 11/05/2023

Song thai: ca bệnh thực tế tại BVĐK MEDLATEC

Xin giới thiệu tới độc giả 1 ca song thai trong buồng tử cung đến khám tại BVĐK MEDLATEC
Ngày 08/05/2023

Chụp MRI trong chẩn đoán u tủy sống

Vừa qua, bệnh viện đa khoa MEDLATEC có tiếp nhận một nữ bệnh nhân, 22 tuổi, bệnh nhân bị đau lưng 6 tháng gần đây, đau lan xuống vùng mông và chân bên phải. Các bác sĩ đã thăm khám và chỉ định cho bệnh nhân chụp MRI cột sống có tiêm thuốc đối quang từ để đánh giá chính xác nhất tổn thương cho bệnh nhân.
Ngày 08/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp