Theo thống kê mới nhất, khoảng 5 - 8% người trưởng thành gặp phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch sâu với mức độ khác nhau. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà lưu thông máu trong cơ thể, nhất là các chi thường kém hơn, gây ra các triệu chứng khó chịu. Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch sâu với những lưu ý đơn giản dưới đây.
03/06/2021 | Tình trạng suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? 26/05/2021 | Hiện tượng giãn tĩnh mạch thừng tinh có chơi thể thao được không? 26/05/2021 | Trường hợp nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể sinh con được không?
1. Tìm hiểu về bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu
Suy giãn tĩnh mạch nói chung là tình trạng các tĩnh mạch bị giãn rộng, phồng lên nổi rõ ràng dưới da. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là những dải mạch máu màu tím hoặc xanh đậm, nổi rõ trên da. Tình trạng này thường xuất hiện ở chi dưới, đôi khi gặp ở cả trực tràng hoặc âm hộ.
Suy giãn tĩnh mạch khá thường gặp ở người trưởng thành
Bên cạnh đó, suy giãn tĩnh mạch còn gây những triệu chứng ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh như:
-
Cảm giác nhói hoặc rát ở chân.
-
Cảm giác chân nặng và đau âm ỉ, triệu chứng chuột rút cơ bắp thường xuyên xuất hiện.
-
Da vùng suy giãn tĩnh mạch sâu thường bị khô và ngứa hơn.
-
Máu ứ nhiều trong tĩnh mạch làm chân bị phù.
Điểm phân biệt của suy giãn tĩnh mạch sâu với suy giãn tĩnh mạch nông là các tĩnh mạch giãn nằm sâu trong cơ nên không nhìn thấy bằng mắt thường. Triệu chứng bệnh cũng thường nặng hơn như: đau nhức chân, chuột rút về đêm, mỏi chân tầm chiều, cảm giác kiến bò vô cùng khó chịu,…
Bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch sâu có thể giảm triệu chứng đau và khó chịu tạm thời bằng cách nằm nghỉ, gác chân lên cao để giảm máu dồn xuống chân.
2. Nguyên nhân chính dẫn đến suy giãn tĩnh mạch sâu
Nguyên nhân dẫn đến suy giãn tĩnh mạch sâu hay tình trạng giãn mạch máu thường do các van nhỏ trong tĩnh mạch bị thoái hóa, yếu hơn. Khi van hoạt động không tốt, máu có thể chảy ngược lại qua các tĩnh mạch, lưu thông không hoàn toàn nên máu dễ tích tụ trong tĩnh mạch nhiều hơn.
Suy giãn tĩnh mạch sâu ảnh hưởng đến khả năng đi lại
Thành máu tĩnh mạch bị tác dụng lực ép lớn trong thời gian dài có thể dẫn đến giãn, hư hại do máu tích tụ trong mạch. Phụ nữ mang thai cũng là đối tượng dễ mắc suy giãn tĩnh mạch sâu ở những tháng thai kỳ cuối, nguyên nhân do kích thước thai lớn chèn ép vào các mạch máu lớn ổ bụng. Tĩnh mạch chân tăng áp lực cao hơn nên nguy cơ giãn cũng lớn hơn.
Mặc dù phổ biến song suy giãn tĩnh mạch sâu không quá nguy hiểm với sức khỏe người, vì thế kiến thức về nguyên nhân và phòng ngừa còn hạn chế. Song cần tìm hiểu để chủ động phòng ngừa và phát hiện điều trị bệnh sớm, từ đó giảm ảnh hưởng của bệnh cũng như giảm chi phí điều trị sau này.
3. Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch sâu với các cách đơn giản
Nguyên nhân trực tiếp gây ra suy giãn tĩnh mạch sâu là tình trạng tăng áp lực máu ở tĩnh mạch sâu vùng chân hoặc các cơ quan khác. Vì thế, có thể phòng ngừa bệnh bằng một số biện pháp sau:
3.1. Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe chung của cơ thể cũng như nguy cơ phát triển nhiều bệnh lý khác nhau. Cả người chưa mắc bệnh muốn phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch sâu lẫn người đang điều trị được khuyến cáo:
-
Đảm bảo khẩu phần ăn hàng ngày đầy đủ chất dinh dưỡng.
-
Tăng cường bổ sung Vitamin và khoáng chất tự nhiên, chất chống oxy hóa để củng cố thành mạch, hạn chế nguy cơ giãn mạch dẫn đến suy giãn tĩnh mạch sâu.
Cân nặng phù hợp giúp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch sâu
-
Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu đang thừa cân, béo phì theo khoa học. Điều này sẽ giúp hạn chế áp lực từ cân nặng cơ thể và các cơ quan gây chèn ép vào mạch máu.
-
Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày: Cơ thể người trưởng thành nên được bổ sung từ 1.5 - 2 lít nước, lượng này đảm bảo cho hoạt động chuyển hóa, hấp thu và thải lọc tự nhiên tốt cho sức khỏe.
3.2. Chế độ sinh hoạt
Bên cạnh chủ động phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch sâu từ chế độ ăn uống lành mạnh, cần lưu ý những thói quen sinh hoạt xấu cũng có thể dẫn đến bệnh. Hãy cải thiện các vấn đề sau:
Thói quen mặc quần áo
Không nên mặc quần áo quá chật, bó sát vào chân và cơ thể. Đặc biệt các loại quần bò, quần thể thao chất liệu cứng, bó sát vào vùng chậu, hông chân sẽ cản trở lưu thông máu. Vì thế áp lực lên thành mạch máu có thể tăng lên dẫn đến suy giãn tĩnh mạch sâu.
Thói quen đi giày
Nếu có thói quen mang giày, hãy ưu tiên các loại giày gót thấp và đế mềm. Không nên thường xuyên đi giày cao gót, nếu đi hãy cố gắng đi cân bằng, để trọng lượng cơ thể dồn đều lên cả hai chân.
Đi giày cao gót kéo dài làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch sâu
Tư thế nằm và ngồi
Đây là hai tư thế cơ bản của con người trong sinh hoạt hàng ngày, song không phải ai cũng biết nằm đúng tư thế bảo vệ sức khỏe và các cơ quan nội tạng. Các chuyên gia cho biết, nên kê chân cao hơn tim từ 15 - 20cm khi nằm để máu lưu thông từ chân về tim tốt hơn. Với ghế ngồi, nên chọn loại có chiều cao phù hợp, ngồi đúng tư thế để trọng lượng cơ thể không dồn vào một vùng cơ thể nhất định.
Những tư thế không tốt làm tăng nguy cơ suy giãn tĩnh mạch như: ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân,… không nên duy trì.
Hạn chế mang vác vận nặng
Mang vác vật nặng thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến hệ xương khớp mà các tĩnh mạch chân cũng bị lực ép lớn do máu dồn xuống chân.
Tập thói quen đi lại thường xuyên
Do công việc, học tập cùng nhiều yếu tố môi trường mà con người hiện đại đang lười đi lại, vận động và tập thể dục hơn. Hãy thay đổi nhỏ để chân và cơ thể vận động nhiều hơn. Nên hạn chế đi thang máy, đi bộ một vài tầng sẽ giúp bạn khỏe khoắn, tĩnh mạch cũng được củng cố tránh quá tải gây giãn.
Đi lại thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu
Tập thể dục thể thao thường xuyên
Trong các môn thể thao, những môn có động tác phối hợp nhịp nhàng như: bơi lội, đi bộ, đạp xe, khiêu vũ,… có tác dụng phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch sâu rất tốt. Ngược lại, những môn thể thao yêu cầu hoạt động mạnh, hay chuyển hướng đột ngột nên hạn chế như: cử tạ, nhảy cao, tennis, bóng đá, chạy nhanh,…
Video liên quan