Tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường được nảy sinh do chức năng dẫn truyền máu về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở chi dưới bị suy giảm. Mặc dù bệnh lý thường diễn tiến từ từ, các biểu hiện không rõ rệt và ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống bệnh nhân. Vậy tình trạng chi dưới bị suy tĩnh mạch được điều trị như thế nào?
22/06/2021 | Các cấp độ giãn tĩnh mạch tinh và phương pháp điều trị 07/06/2021 | Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch hiệu quả với các mẹo đơn giản 03/06/2021 | Tình trạng suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? 01/06/2021 | Giải đáp: Suy tĩnh mạch sâu có nguy hiểm không?
1. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?
Trước khi giải đáp thắc mắc suy tĩnh mạch được điều trị như thế nào thì bạn đọc cần phải hiểu đây là bệnh gì. Thực tế, suy giãn tĩnh mạch chi dưới là hiện tượng hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giảm chức năng gây ra tình trạng ứ đọng máu. Đồng thời, các tổ chức lân cận mô cũng bị biến dạng và huyết động bị biến đổi. Bên cạnh đó, tần suất mắc bệnh đang ngày càng có biểu hiện tăng cao theo từng năm. Mặc dù, bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng khả năng mắc bệnh ở nữ giới thường cao gấp 3 lần so với nam giới.
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là bệnh gì?
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường dễ bắt gặp ở những người thường xuyên phải đứng lâu do tính chất nghề nghiệp. Chẳng hạn như giáo viên, bán hàng, may mặc, thợ dệt,... Ngoài ra, phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc thay đổi nội tiết tố cũng gây tác động lên thành tĩnh mạch và gây ra bệnh. Dựa trên kết quả của một bài nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ công nhân làm trong lĩnh vực chế biến thủy sản mắc bệnh chiếm đến 70%.
2. Các nguyên nhân gây bệnh
Tình trạng suy tĩnh mạch chi dưới thường xảy ra do tình trạng suy các van tĩnh mạch, một số trường hợp có thể kèm theo tắc tĩnh mạch. Điều này khiến cho quá trình vận chuyển máu từ chân về tim bị cản trở hoặc gián đoạn và gây ứ trệ tuần hoàn. Bên cạnh đó, tĩnh mạch cũng ngày một giãn to ra, theo thời gian bệnh tình sẽ tiến triển nặng hơn và gây ra các biến chứng như huyết khối tĩnh mạch sâu.
Để xác định được chi dưới suy tĩnh mạch được điều trị như thế nào, bác sĩ cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để xây dựng phác đồ chữa trị phù hợp. Trong đó, tình trạng suy tĩnh mạch chi dưới có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như:
Van tĩnh mạch bị hỏng dẫn đến suy tĩnh mạch
-
Người bị bệnh ung thư hoặc phụ nữ đang mang thai thường dễ mắc bệnh do hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị tác động và chèn ép.
-
Tình trạng van tĩnh mạch bị thoái hóa kéo dài sẽ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
-
Những người bị hội chứng chèn ép tĩnh mạch (May - Thurner) hoặc rối loạn mạch máu bẩm sinh (Klippel Trenaunay Weber) thường dễ gây ra tình trạng suy tĩnh mạch.
-
Người bị hội chứng Cokett.
-
Hệ tĩnh mạch chi dưới có những biểu hiện bất thường ngay từ khi sinh ra, điển hình như giãn vòng van, sa van, bất sản hoặc thiểu sản van.
-
Những người bị béo phì.
-
Những người thường xuyên phải đứng nhiều hoặc ngồi nhiều do yêu cầu nghề nghiệp,...
3. Các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân
Các triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới thường có sự thay đổi theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh. Do đó, bệnh nhân cũng có thể nhận biết tình trạng bệnh của mình thông qua những biểu hiện bất thường của cơ thể. Cụ thể như:
3.1. Ở giai đoạn đầu
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu với nhiều triệu chứng như phù chân (nhiều hơn vào cuối ngày), hai chân căng tức và nặng nề, bắp chân đau nhức, hai chi dưới xuất hiện cảm giác tê rần. Về đêm, đôi khi chân bị chuột rút hoặc vọp bẻ. Mặc dù các triệu chứng này ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây cản trở trong sinh hoạt và chất lượng đời sống bệnh nhân.
Bệnh nhân cảm thấy căng tức chân ở giai đoạn đầu
3.2. Ở giai đoạn sau
Khi bệnh tình tiến triển sang giai đoạn sau cũng là thời điểm các búi tĩnh mạch đã nổi rõ ngoằn ngoèo ở phía dưới da nên bác sĩ có thể quan sát dễ dàng. Đối với những trường hợp nặng, bệnh nhân còn có biểu hiện loét da chân vì cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể nảy sinh do bệnh tình đã chuyển biến trầm trọng, gây ra các biến chứng như huyết khối tĩnh mạch sâu và viêm tĩnh mạch. Chính vì thế, việc chữa khỏi bệnh trong giai đoạn này thường có cơ hội rất thấp. Tuy nhiên, nếu đáp ứng điều trị, tình trạng bệnh cũng có thể thuyên giảm từ từ nhưng khó lành.
Xuất hiện các vết loét da chân ở giai đoạn sau
Đối với phụ nữ đang mang thai, tình trạng bệnh có thể biểu hiện nặng nề và tiến triển nhanh hơn. Bời vì trong thời kỳ này, bộ phận tử cung sẽ to hơn và gây chèn ép sự lưu thông máu trong tĩnh mạch lên tim. Bên cạnh đó, khi mang thai, nội tiết tố của phụ nữ cũng bị thay đổi và làm cho tình trạng suy giãn tĩnh mạch trở nên nghiêm trọng hơn. Vậy chi dưới bị suy tĩnh mạch được điều trị như thế nào? Để được lý giải chi tiết, các bạn đừng bỏ lỡ nội dung tiếp theo nhé!
4. Các phương pháp điều trị bệnh
Tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới vẫn có thể đáp ứng điều trị hiệu quả nếu bệnh nhân phát hiện sớm, tình trạng bệnh còn nhẹ và chưa có bất kì biến chứng nào. Bên cạnh đó, người bệnh còn phải tuân thủ đúng theo phác đồ chữa trị của bác sĩ. Vậy tình trạng chi dưới bị suy tĩnh mạch được điều trị như thế nào? Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, dưới đây là những chia sẻ cụ thể nhất:
4.1. Đối với người phát hiện bệnh sớm
Theo bác sĩ, tình trạng suy tĩnh mạch chi dưới được phát hiện sớm có thể đáp ứng điều trị tốt khi kết hợp thay đổi những thói quen trong sinh hoạt cũng như quá trình làm việc. Chẳng hạn như:
-
Hạn chế việc nằm, ngồi hoặc đứng quá lâu trong một tư thế.
-
Nên lựa chọn những trang phục quần áo rộng rãi, không gây bó sát vào cơ thể.
Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C
-
Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như vitamin C và chất xơ. Các loại dưỡng chất này có tác dụng giúp thành mạch tăng cường sức bền và hạn chế nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm thành mạch. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể mang vớ y tế và sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ giúp tăng cường trương lực tĩnh mạch theo chỉ dẫn của bác sĩ.
-
Đeo tất áp lực hoặc băng cuốn áp lực chuyên dụng để cải thiện tình trạng bệnh.
4.2. Đối với người phát hiện bệnh muộn
Với những trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, bác sĩ thường lựa chọn các phương pháp điều trị ngoại khoa có xâm lấn để chữa trị cho bệnh nhân. Điển hình như sử dụng tia laser hoặc sóng cao tần để đốt tĩnh mạch, sử dụng keo sinh học để dán thành tĩnh mạch hoặc chích xơ tĩnh mạch. Ngoài ra, bác sĩ có thể sẽ điều trị tiêm xơ hay phẫu thuật tùy trường hợp.
Chích xơ tĩnh mạch để điều trị cho bệnh nhân nặng
Ưu điểm nổi bật của các phương pháp điều trị ngoại khoa là rút ngắn thời gian điều trị và mang lại kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, chi phí điều trị của chúng thường cao hơn rất nhiều so với các phương pháp điều trị không can thiệp. Chính vì thế, các biện pháp điều trị này thường chỉ có thể áp dụng cho những bệnh nhân có điều kiện tài chính.
Bên cạnh giải đáp thắc mắc chi dưới bị suy tĩnh mạch được điều trị như thế nào thì bác sĩ còn chia sẻ với bạn đọc một số thông tin khác. Chẳng hạn như các nguyên nhân gây bệnh, một số triệu chứng và biến chứng của bệnh,... Nhờ đó, mọi người có thể hiểu rõ hơn về tính chất nguy hiểm và những ảnh hưởng mà căn bệnh này có thể gây ra cho bệnh nhân.