Hiện tượng giãn tĩnh mạch thừng tinh có chơi thể thao được không? | Medlatec

Hiện tượng giãn tĩnh mạch thừng tinh có chơi thể thao được không?

Tình trạng nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh thường rất phổ biến và gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng của tinh hoàn. Trong khi đó, tinh hoàn có nhiệm vụ sản sinh tinh trùng nên hiện tượng này thường gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Mặc dù, bệnh lý này có thể khắc phục được bằng phương pháp y khoa nhưng nhiều bạn nam vẫn cảm thấy lo ngại, không biết giãn tĩnh mạch thừng tinh có chơi thể thao được không?


08/05/2021 | Sưng bìu tinh hoàn: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
07/05/2021 | Tinh hoàn co rút là gì, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
28/04/2021 | 5 dấu hiệu sớm của ung thư tinh hoàn dễ nhận biết nhất
11/04/2021 | Những điều cần biết về tình trạng tinh hoàn không đều

1. Sơ lược về bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh thường được mô tả là tình trạng các tĩnh mạch thừng tinh nằm phía trên tinh hoàn bị giãn ra một cách bất thường. Theo thống kê của bộ Y tế, hiện tượng này thường rất dễ gặp ở nam giới sau khi bước qua độ tuổi dậy thì. Trong đó, có khoảng 40% bệnh nhân dẫn đến vô sinh. Mặc dù, hiện tượng này được đánh giá như một dạng tổn thương bẩm sinh nhưng bệnh lý này ít khi được chẩn đoán ở độ tuổi trước đi học. 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có chơi thể thao được không

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy hiểm không?

Mặc dù, trong y khoa vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh nhưng một vài giả thuyết đã được đặt ra. Theo một số nghiên cứu, tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh nảy sinh do quá trình vận chuyển máu trong các tĩnh mạch này chảy ngược dòng vào những chỗ thấp. 

Hiện tượng này chủ yếu xuất phát do các tĩnh mạch tinh bị chèn ép hoặc các van bên trong tĩnh mạch bị hư. Vậy bệnh lý này có thể chữa trị được không? Sau khi điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh có chơi thể thao được không? Để được lý giải cụ thể từng thắc mắc, các bạn đọc đừng bỏ qua những nội dung tiếp theo nhé!

2. Biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Trước khi tìm kiếm câu trả lời cho thắc mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh có chơi thể thao được không thì bạn đọc nên tìm hiểu về những dấu hiệu của bệnh lý này để dễ dàng theo dõi sức khỏe bản thân. Thực tế, phần lớn các trường hợp bị giãn tĩnh mạch thừng tinh đều không có triệu chứng hoặc các biểu hiện thường không rõ ràng. Chính vì thế, mọi người thường khó nhận biết bệnh ở giai đoạn đầu. 

Theo chia sẻ của bác sĩ, hầu hết các bệnh nhân chỉ phát hiện bệnh khi tình cờ đi kiểm tra sức khỏe hoặc đi khám bệnh do vô sinh. Trong khi đó, bệnh lý này cũng được xem là một trong số những nguyên nhân gây ra tình trạng vô sinh ở nam giới. Chính sự gia tăng nhiệt độ trong bìu đã tác động xấu đến quá trình sinh tinh cũng như chất lượng tinh trùng, khiến tính di động của chúng bị giảm. 

Đau nhức tinh hoàn khi bệnh tiến triển nặng

Đau nhức tinh hoàn khi bệnh tiến triển nặng

Đối với những trường hợp phát hiện bệnh muộn, cơ thể người bệnh thường xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường như đau nhức ở tinh hoàn, các búi tĩnh mạch giãn ở da bìu rõ rệt dẫn đến phù nề tinh hoàn. Đặc biệt, ở giai đoạn muộn, bệnh lý này thường đặc trưng với những triệu chứng như:

  • Tình trạng đau nhức diễn từ cảm giác khó chịu rồi dần dần đau nhiều hơn.

  • Khi bệnh nhân phải đứng nhiều hoặc làm việc gắng sức sẽ làm tăng mức độ đau tức ở tinh hoàn. Bên cạnh đó, triệu chứng đau tức thường trở nên nặng nề hơn vào thời điểm cuối ngày.

  • Khi nằm ngửa và nghỉ ngơi, cảm giác đau sẽ thuyên giảm.

3. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có chơi thể thao được không?

Mặc dù tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh hoàn toàn có thể điều trị được nhưng khá nhiều bệnh nhân vẫn cảm thấy lo lắng. Do bệnh lý này gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nên trong tư tưởng bệnh nhân thường tồn tại rất nhiều thắc mắc. Điển hình như bệnh nhân đã phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh có chơi thể thao được không? Thực tế, sau khi điều trị xong, cơ thể người bệnh thường hồi phục rất nhanh và không gây ảnh hưởng nhiều đến vấn đề sinh hoạt. 

Hạn chế vận động mạnh sau khi phẫu thuật

Hạn chế vận động mạnh sau khi phẫu thuật

Theo bác sĩ, tùy vào tình trạng sức khỏe mỗi người mà bệnh nhân sẽ cần nghỉ ngơi khoảng 5 - 7 ngày sau khi mổ mới được tham gia các hoạt động sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, trong thời gian đầu sau khi phẫu thuật, người bệnh chỉ nên tập luyện các bộ môn thể thao nhẹ nhàng như các bài tập rèn luyện sức khỏe, đi bộ. Bên cạnh đó, bệnh nhân không nên tham gia các bộ môn phải vận động mạnh hoặc yêu cầu thể lực cao như đá bóng, bóng rổ, bóng chuyền, chạy nhanh,... 

4. Chăm sóc cho người bị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Ngoài việc giải đáp thắc mắc bệnh nhân đã phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh có chơi thể thao được không thì bác sĩ còn chia sẻ thêm một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh. Cụ thể như:

4.1. Những việc tốt cho sức khỏe bệnh nhân

Mặc dù, quá trình phẫu thuật không gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động nhưng sức khỏe người bệnh vẫn chưa thực sự hồi phục. Do đó, bệnh nhân cũng như người thân cần phải chú ý một số vấn đề như:

  • Bệnh nhân chỉ nên ăn những thức ăn mềm, lỏng như cháo, hoa quả, sữa,… để hạn chế nguy cơ bị đầy hơi, khó tiêu.

  • Bệnh nhân có thể tắm rửa sau khi ca phẫu thuật kết thúc được 24 giờ.

Dùng khăn lạnh để chườm mát bìu khi bị thâm tím

Dùng khăn lạnh để chườm mát bìu khi bị thâm tím

  • Sau khi mổ nếu bệnh nhân cảm thấy đỏ bìu kèm theo biểu hiện căng tức hoặc thâm tím thì nên dùng khăn chườm mát bằng khăn lạnh và nằm im trên giường khoảng 24 giờ. 

  • Bệnh nhân có thể quay trở lại với các hoạt động trong cuộc sống thường ngày như làm việc (nhẹ), học tập,… sau khi phẫu thuật 48 giờ. 

  • Đảm bảo giữ gìn vệ sinh cơ thể vè vết mổ để hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng. Thông thường, sau khi mổ, vùng bìu thường bị sưng nhẹ kèm theo rỉ dịch từ vết mổ. Do đó, người thân hoặc bệnh nhân nên sử dụng gạc y tế hoặc bông băng để đắp lên vết thương

  • Tăng cường bổ sung các loại dưỡng chất cho bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau khi mổ.

  • Đảm bảo sử dụng thuốc giảm đau đúng theo liều lượng bác sĩ chỉ định.

  • Sau 2 tuần phẫu thuật, bệnh nhân nên đi tái khám để bác sĩ kiểm tra sức khỏe và tình trạng vết mổ. Ngoài ra, khi nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, người bệnh nên đến bệnh viện để thăm khám sớm.

4.2. Những việc nên tránh

Trong quá trình chăm sóc cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh, người thân cần phải chú ý một số vấn đề để giảm thiểu nguy cơ dẫn đến biến chứng về sau. Cụ thể như:

  • Bệnh nhân không được ngâm người dưới bồn tắm xà phòng trong 1 tuần đầu sau khi phẫu thuật để hạn chế khả năng vết thương bị nhiễm trùng.

Không nên ngâm người trong bồn tắm xà phòng

Không nên ngâm người trong bồn tắm xà phòng

  • Người bệnh không được tham gia các hoạt động thể thao nặng hoặc đòi hỏi phải gắng sức trong 1 tháng đầu sau khi phẫu thuật.

  • Tuyệt đối không được vận động mạnh, không được chạy nhảy, bưng bê quá sức trong vòng 48 giờ sau phẫu thuật.

Ngoài ra, người thân cần phải theo dõi những biểu hiện ở bệnh nhân sau khi phẫu thuật để có thể can kịp sớm nếu có dấu hiệu bất thường. Những biểu hiện có thể nảy sinh ở bệnh nhân gồm có: đau nhức kéo dài, nổi mẩn ngứa, sốt, phát ban, buồn nôn, ói, tấy đỏ, vết mổ chảy nhiều máu, bìu sưng to, vết thương có mùi hôi,… Nếu người bệnh xuất hiện một trong số các triệu chứng trên thì cần phải đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ sớm để được kiểm tra và chữa trị kịp thời. 

Với những chia sẻ của bác sĩ, chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho thắc mắc bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh có chơi thể thao được không? Bên cạnh đó, mọi người còn được chia sẻ một số vấn đề cần phải lưu ý trong quá trình chăm sóc người bệnh để giảm thiểu nguy cơ dẫn đến những biến chứng về sau. 


Video liên quan

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Cấu tạo tinh hoàn nam giới và những bệnh lý có thể gặp phải

Trong cơ quan sinh dục ở nam giới, tinh hoàn là bộ phận có vai trò rất quan trọng song chúng lại nhạy cảm, dễ chịu sự tác động của yếu tố cả bên ngoài và trong cơ thể dẫn tới tổn thương. Vì thế, hiểu về cấu tạo tinh hoàn cùng với những bệnh lý thường gặp là điều cần thiết đối với nam giới để có thể bảo vệ và chăm sóc bộ phận này tốt hơn.
Ngày 09/02/2023

Cấu tạo dương vật - cơ chế cương dương ở nam giới

Cấu tạo dương vật ở nam giới khá đặc biệt với các đặc điểm cùng chức năng hoàn toàn khác biệt so với nữ giới. Mặc dù dương vật là bộ phận không có xương nhưng vẫn có thể cương cứng nếu có sự kích thích. Nam giới nên nắm chắc cấu trúc, vai trò của bộ phận sinh dục để biết được cơ chế hoạt động, đồng thời giúp phát hiện kịp thời những biểu hiện bất thường để điều trị.
Ngày 07/02/2023

Những tác hại của thuốc lá đối với khả năng sinh lý của nam giới

 Tác hại của thuốc lá đối với khả năng sinh lý của nam giới là không hề nhỏ. Trong đó, thuốc lá là nguyên nhân rất lớn khiến chất lượng tinh trùng giảm sút, rối loạn cương dương. Trong một số trường hợp, nam giới còn bị liệt dương do tác động từ khói thuốc.
Ngày 04/02/2023

Khi đi khám nam khoa bạn cần lưu ý điều gì?

Nam giới thường không quan tâm nhiều tới việc đi kiểm tra sức khỏe sinh dục của mình. Điều này khiến bạn không thể theo dõi sát sao, kịp thời phát hiện bệnh nam khoa. Về lâu dài, nếu 1 số bệnh lý không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người nam giới đó. Do đó, chúng ta nên chủ động đi kiểm tra và nắm được một số lưu ý khi đi khám nam khoa.
Ngày 17/01/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp