Gợi ý bài tập giãn tĩnh mạch chân giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả | Medlatec

Gợi ý bài tập giãn tĩnh mạch chân giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả

Bệnh giãn tĩnh mạch chân là bệnh lý tiến triển âm thầm, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài việc điều trị bằng các phương pháp theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân cũng nên thường xuyên tập luyện để cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Dưới đây là một số gợi ý và hướng dẫn chi tiết về các bài tập giãn tĩnh mạch chân.


15/03/2021 | Điểm danh thuốc điều trị suy giãn tĩnh mạch chân có thể tham khảo trong điều trị
02/03/2021 | Bệnh giãn tĩnh mạch chân có phải là căn bệnh của tuổi già?
29/01/2021 | Bệnh giãn tĩnh mạch chân có phải là căn bệnh của tuổi già?
28/01/2021 | Hiểu đúng về bệnh suy giãn tĩnh mạch chân và cách điều trị hiệu quả

1. Bệnh giãn tĩnh mạch chân là gì?

Giãn tĩnh mạch chân là hiện tượng tĩnh mạch ngoại biên giãn ra và nổi rất rõ trên bề mặt da chân của người bệnh. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp.

Giãn tĩnh mạch chân dễ chuyển biến thành bệnh mạn tính

Giãn tĩnh mạch chân dễ chuyển biến thành bệnh mạn tính

Trong những năm gần đây, bệnh giãn tĩnh mạch chân đang có xu hướng trẻ hóa. Căn bệnh này có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới, tuy nhiên, tỉ lệ mắc bệnh ở nữ giới thường cao hơn.

- Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là:

+ Những người có thói quen ngồi nhiều, đứng nhiều và ít vận động,...: Vì tính chất công việc khiến bạn phải ngồi hoặc đứng quá nhiều sẽ khiến cho máu dồn nhiều xuống chân và ứ đọng lại. Từ đó, gây ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu về tim và dẫn đến giãn tĩnh mạch chân. 

+ Phụ nữ có thai: Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ có rất nhiều thay đổi, chẳng hạn như nội tiết tố thay đổi đột ngột và thai càng to càng gây chèn ép tĩnh mạch làm cho các hệ thống tĩnh mạch bị ứ lại ở chân, từ đó làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch chân. Khi đang mang thai, bệnh có thể không gây ra triệu chứng, nhưng đến khoảng vài năm sau, bệnh mới khởi phát triệu chứng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em. 

Thường xuyên đi giày cao gót làm tăng nguy cơ bị bệnh

Thường xuyên đi giày cao gót làm tăng nguy cơ bị bệnh

+ Thói quen đi giày cao gót: Giày cao gót là phụ kiện thời trang không thể thiếu, giúp tôn lên vóc dáng yêu kiều của người phụ nữ. Tuy nhiên, thường xuyên đi giày cao gót sẽ khiến bạn đau chân và đây cũng là thói quen không hề tốt cho sức khỏe của bạn. Nếu thường xuyên mang giày cao gót kết hợp sẽ khiến tăng áp lực đến hệ tĩnh mạch ngoại biên và tăng nguy cơ bị giãn tĩnh mạch chân.

+ Người thừa cân, béo phì: Khi cơ thể quá nặng nề sẽ gây ra những áp lực nhất định lên chân và làm tăng nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch. 

+ Bên cạnh những đối tượng kể trên, một số đối tượng khác cũng có nguy cơ cao mắc bệnh có thể kể đến như người đã từng trải qua phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, các trường hợp phải bó bột và nằm một chỗ, người làm việc ở môi trường có nhiệt độ cao,…

- Khi bị giãn tĩnh mạch chân, bệnh sẽ không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu vì thế, rất khó để phát hiện bệnh sớm. Các chuyên gia khuyên bạn không nên chủ quan với bất cứ thay đổi nào của cơ thể và nếu thấy những dấu hiệu sau bạn nên đi khám kịp thời vì rất có thể đó chính là biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch chân: 

+ Bị tê chân, tức nặng chân khi đứng hoặc ngồi quá lâu. Kèm theo đó có thể là biểu hiện ngứa và đau nhức. 

+ Tĩnh mạch chân nổi trên bề mặt da, có màu xanh hoặc hơi đỏ, các vết tĩnh mạch có thể to nhỏ khác nhau. 

+ Cẳng chân hay bị tê và có cảm giác như bị kiến bò. 

+ Da chân khô, thay đổi màu sắc và có dấu hiệu mỏng hơn da vùng khác. 

+ Hay bị chuột rút vào ban đêm. 

+ Dễ bị lở loét ở mắt cá chân.  

+ Với một số trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân còn có thể xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở,…

2. Hướng dẫn các bài tập giãn tĩnh mạch chân 

Bệnh giãn tĩnh mạch chân có thể gây ra một số biến chứng như viêm tắc tĩnh mạch, ứ đọng tuần hoàn máu, tĩnh mạch giãn quá to gây mất thẩm mỹ và dễ bị tổn thương, nhiễm trùng. Đáng lo ngại hơn khi cục huyết khối trong tĩnh mạch di chuyển đến phổi sẽ khiến tắc nghẽn động mạch phổi - một biến chứng nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bệnh có thể gây ra những biến chứng đáng lo ngại

Bệnh có thể gây ra những biến chứng đáng lo ngại

Để lên phác đồ điều trị bệnh, các bác sĩ sẽ dựa vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Trong đó, yếu tố đầu tiên là cần hạn chế nguyên nhân gây bệnh. Chẳng hạn bệnh do thừa cân béo phì thì người bệnh cần phải thực hiện các biện pháp giảm cân. Trong trường hợp bệnh do thói quen ngồi nhiều hay đứng nhiều, bệnh nhân cần điều chỉnh thói quen làm việc,… Bên cạnh đó, mỗi bệnh nhân có thể tham khảo các bài tập giãn tĩnh mạch chân dưới đây để cải thiện bệnh hiệu quả: 

- Bài tập gấp và duỗi khớp cổ chân: Nằm ngửa và nâng cao chân. Sau đó, thực hiện duỗi thẳng rồi gấp khớp cổ chân. Thực hiện khoảng 10 lần. 

- Xoay khớp cổ chân: Đối với bài tập này, bệnh nhân cũng cần nằm ngửa, duỗi thẳng 2 chân. Tiếp đó, từ từ nâng chân trái lên và thực hiện xoay khớp cổ chân. Xoay từ trái sang phải và chuyển hướng quay ngược lại từ phải qua trái. Thực hiện khoảng 10 lần. Sau đó, hạ chân trái và tiếp tục thực hiện tập chân phải. 

- Bắt chéo chân: Bệnh nhân nằm ngửa và duỗi thẳng chân. Đầu tiên, nâng hai chân lên và thực hiện bắt chéo chân phải qua chân trái trong vòng 10 lần. Kết thúc bài tập, đưa hai chân về vị trí ban đầu. 

- Với những người phải ngồi nhiều, có thể áp dụng một số bài tập dưới đây: Đặt chân vuông góc với ghế và thực hiện xoay cổ chân, cách khoảng 5 đến 10 phút lại thực hiện một lần. Tác dụng của bài tập này là tránh ứ đọng máu ở vùng cổ chân và bàn chân, từ đó cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân.

Nên thường xuyên tập luyện để cải thiện triệu chứng bệnh

Nên thường xuyên tập luyện để cải thiện triệu chứng bệnh

- Nếu bạn phải đứng nhiều, nên đi lại nhiều hơn mỗi khi có cơ hội và không nên đứng quá lâu trong một tư thế. Bạn có thể áp dụng bài tập sau: Đứng thắng, đồng thời hai chân mở rộng bằng vai, 2 tay đưa ra phía trước. Sau đó hạ người xuống, rồi lại tiếp tục đứng dậy. Nên thực hiện khoảng 20 lần. Bài tập này giúp chân được vận động và lưu thông máu.

Ngoài các bài tập trên, người bệnh có thể tập bơi lội, chạy bộ, đi bộ nhanh,… để cải thiện tuần hoàn máu và nâng cao sức khỏe, cải thiện tình trạng bệnh. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã đưa kỹ thuật đốt sóng cao tần RFA trong điều trị giãn tĩnh mạch chân cho người bệnh. Bệnh nhân sẽ nhanh chóng lấy lại đôi chân thon gọn chỉ sau 1 giờ thực hiện điều trị. Đặc biệt phương pháp này không gây đau và không để lại sẹo.

Để tìm hiểu rõ hơn về các bài tập giãn tĩnh mạch chân hoặc có nhu cầu thăm khám sức khỏe, bạn có thể liên hệ đến hotline 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tự đo huyết áp tại nhà: những vấn đề nên biết

Đo huyết áp tại nhà là việc làm quen thuộc của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng, đảm bảo cho kết quả chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc nhận định tình trạng sức khỏe và áp dụng biện pháp điều trị khi đo huyết áp sai cách. Bài viết dưới đây của MEDLATEC sẽ giúp bạn tránh được tình trạng này để tiến hành thao tác đơn giản và thu được chỉ số huyết áp đúng.
Ngày 21/06/2023

Nhận diện triệu chứng thiếu máu cơ tim và cách xử trí

Thiếu máu cơ tim là bệnh lý được xếp vào nhóm có nguy cơ hàng đầu dẫn đến tử vong và có thể gặp phải ở mọi độ tuổi. Nhận diện sớm triệu chứng của bệnh để điều trị ngay là cách tốt nhất để giảm thiểu biến chứng và bảo vệ sự sống.
Ngày 21/06/2023

Hạ đường huyết và những thông tin cơ bản cần ghi nhớ

Nhiều người bị hạ đường huyết do đói nhưng cũng có không ít người gặp phải tình trạng này do bệnh lý mắc phải. Hạ đường huyết có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là với bệnh nhân tiểu đường. Trong  nội dung được chia sẻ dưới đây, MEDLATEC sẽ liệt kê những vấn đề liên quan đến hạ đường huyết cần ghi nhớ để bạn đọc chủ động đối phó với tình trạng này
Ngày 20/06/2023

LAD là gì trong tim mạch? Định nghĩa và vai trò

Mạch LAD (Left Anterior Descending) là động mạch vành trái, một trong những mạch quan trọng nhất trong hệ thống tim mạch, đóng vai trò then chốt trong cung cấp máu và duy trì sự hoạt động cho trái tim. Ở bài viết này, MEDLATEC sẽ giúp bạn đọc khám phá sâu hơn về LAD là gì trong tim mạch, bao gồm định nghĩa, chức năng và những vấn đề liên quan.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp