Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng phương pháp nào? | Medlatec

Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng phương pháp nào?

Nhiễm khuẩn đường hô hấp là nhóm bệnh lý rất hay gặp, bất kỳ ai cũng có thể mắc phải và xuất hiện nhiều những lúc giao mùa. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn kéo theo nhiều phiền toái trong đời sống hàng ngày. Chính vì vậy, việc áp dụng các phương pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tất cả mọi người.


05/05/2023 | Hô hấp đảo ngược là gì? Có nguy hiểm không và điều trị ra sao?
05/05/2023 | Nhiễm toan hô hấp là gì và cách điều trị
05/05/2023 | Suy hô hấp cấp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí

1. Tìm hiểu chung về nhiễm khuẩn đường hô hấp

Nhiễm khuẩn đường hô hấp được chia thành 2 dạng là nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới. Đây thường là những bệnh lý cấp tính với các biểu hiện đột ngột nhưng hiếm khi kéo dài lâu.

Dưới đây là chi tiết 2 loại nhiễm khuẩn đường hô hấp chúng ta cần phải hết sức lưu ý và phòng ngừa: 

1.1. Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

Tác nhân chính dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên đó là virus. Chúng có khả năng lây từ người này sang người khác thông qua các giọt bắn chứa virus. Một số bệnh lý thuộc nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bao gồm:

  • Viêm họng: dấu hiệu nhận biết là đau họng cùng các triệu chứng tổn thương đường hô hấp khác. Liên cầu khuẩn là tác nhân gây nên bệnh lý này;

  • Cảm lạnh: xảy ra rất phổ biến và mọi cơ quan thuộc đường hô hấp trên đều bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Virus sẽ thâm nhập và bám lại niêm mạc mũi, họng của bệnh nhân, dần dần gây nên các biểu hiện tại chỗ và lan sang những khu vực khác với các biểu hiện như nghẹt mũi, đau họng, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, sốt,... Phần lớn người bị cảm lạnh thường sẽ chỉ kéo dài trong khoảng từ 7 - 10 ngày. Nhưng cũng có trường hợp bị cảm lâu với triệu chứng nghiêm trọng hơn thì cần can thiệp y tế;

  • Viêm xoang: khi vi sinh vật tấn công các hốc xoang sẽ gây viêm nhiễm niêm mạc tại đây. Điều này sẽ kích thích niêm mạc xoang tăng tiết dịch nhờn, lâu dần làm tắc nghẽn các lỗ xoang khiến người bệnh bị khó thở, sốt, đau và tăng áp lực trong xoang,...;

  • Viêm thanh quản: bệnh này có các triệu chứng tương tự như viêm họng nên dễ gây nhầm lẫn. Nguyên nhân dẫn đến viêm thanh quản thường là do thanh quản hoạt động quá mức (hò hét, ca hát,... quá nhiều), hoặc là do nhiễm virus. Viêm thanh quản gây nên các triệu chứng như tuyến nước bọt sưng nề, hắng giọng, họng đau,...

Viêm họng là một dạng của nhiễm khuẩn đường hô hấp

Viêm họng là một dạng của nhiễm khuẩn đường hô hấp

1.2. Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

Mức độ nghiêm trọng của các bệnh lý ở đường hô hấp dưới có phần nghiêm trọng hơn và dễ phát triển thành biến chứng. Dưới đây là các bệnh lý điển hình thường gặp phải ở đường hô hấp dưới:

  • Viêm phế quản: phế quản là đường dẫn khí đến phổi. Bên trong phế quản là một lớp màng nhầy và khi bộ phận này bị viêm nhiễm do vi khuẩn sẽ có dấu hiệu dày lên, khiến cho đường dẫn khí bị thu hẹp lại và bệnh nhân sẽ gặp triệu chứng là khó thở, tiết nhiều dịch đờm, ho;

  • Viêm phổi: khi vi khuẩn tấn công các phế nang ở phổi có thể dẫn đến hiện tượng cơ thể sốt cao, lạnh run, đau ngực và ho khạc ra đờm xanh. Nếu bệnh nhân không được chẩn đoán cũng như điều trị tích cực, viêm phổi sẽ tiến triển thành dạng suy hô hấp cấp, nặng hơn là nhiễm trùng máu và thậm chí là đe dọa đến tính mạng;

  • Lao phổi: vi khuẩn lao chính là “thủ phạm" gây lao phổi, khiến cho cả phế quản lẫn phế nang ở phổi bị nhiễm trùng. Đây là bệnh lý có tính chất nguy hiểm cao, nếu chậm trễ trong thăm khám và chữa trị có thể gây tràn dịch/tràn khí màng phổi, rò thành ngực, ho ra máu, xơ phổi, nghiêm trọng nhất là tử vong nếu không được điều trị.

2. Các phương pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp

2.1. Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh

Nếu xung quanh bạn là những người đang mắc những bệnh về đường hô hấp thì bạn nên hạn chế tiếp xúc với họ. Giống như COVID-19, thông điệp 5K đã được nước ta áp dụng với khuyến cáo để tránh lây nhiễm virus, mỗi người nên giữ khoảng cách với bệnh nhân hoặc người nghi nhiễm, mang khẩu trang mỗi khi ra ngoài sẽ giúp hạn chế được nguy cơ mắc bệnh. Nhất là trẻ em, người già và người có hệ miễn dịch yếu không nên đến nơi đông người khi đang trong thời kỳ nhiều dịch bệnh chồng chéo nhau.

2.2. Thường xuyên rửa tay

Một trong những cách hiệu quả giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp đó là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Điều này có tác dụng tiêu diệt các loại virus, vi khuẩn trên da và hạn chế nguy cơ lây nhiễm.

Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng cách rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn

Phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp bằng cách rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn

2.3. Uống đủ nước

Nước giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh, tăng cường sức đề kháng và làm loãng dịch đờm. Đây là cách đơn giản nhưng lại hiệu quả trong việc phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp. 

2.3. Sử dụng dung dịch khử trùng để vệ sinh nhà cửa  

Để phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp, nếu trong gia đình bạn có người bị mắc bệnh thì cần phải dùng dung dịch khử khuẩn khi vệ sinh nhà cửa, dọn dẹp nơi ở thường xuyên, làm sạch các bề mặt khu sinh hoạt như nhà tắm, phòng ngủ, nhà bếp,... Không chỉ có vậy, bạn nên giặt giũ chăn ga, gối đệm, khăn tắm và rửa đồ chơi trẻ em định kỳ 2 - 3 lần/tuần để tiêu diệt các vi khuẩn, virus gây bệnh.

2.4. Ngủ đủ giấc

Mỗi ngày bạn nên duy trì giấc ngủ đầy đủ từ 7 - 9 tiếng giúp cơ thể được tái tạo năng lượng và luôn giữ được trạng thái tỉnh táo. Theo các chuyên gia y tế, giấc ngủ giữ vai trò quan trọng đối với sức đề kháng của cơ thể. Ngủ sớm vào buổi tối và ngủ đủ giấc sẽ giúp các tế bào trong cơ thể hoạt động tốt hơn.

2.5. Tuân thủ lịch tiêm phòng đầy đủ

Tiêm phòng chủng ngừa các bệnh lý về đường hô hấp, điển hình như COVID-19, bệnh cúm mùa, lao phổi,... đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp. Ngay cả khi có bị mắc bệnh thì triệu chứng cũng sẽ nhẹ hơn rất nhiều và hạn chế được các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Tiêm phòng đầy đủ là cách hiệu quả giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp

Tiêm phòng đầy đủ là cách hiệu quả giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp

Trên đây là những thông tin về biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn đường hô hấp. Nếu bạn đang có nhu cầu được giải đáp thêm những băn khoăn khác về các bệnh lý này hoặc muốn được thăm khám, tư vấn điều trị thì hãy đến ngay Chuyên khoa Hô hấp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đội ngũ y bác sĩ tại viện sẽ giúp bạn chẩn đoán và tư vấn các phương hướng điều trị phù hợp nhất. Vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 nếu bạn cần được hỗ trợ đặt lịch khám cùng chuyên gia.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp