Phát ban sau sốt ở trẻ nhỏ có đáng lo ngại không? | Medlatec

Phát ban sau sốt ở trẻ nhỏ có đáng lo ngại không?

Phát ban sau sốt ở trẻ nhỏ là vấn đề khá phổ biến, nhất là trẻ từ 6 tháng - 3 tuổi. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch còn kém khiến cơ thể trẻ dễ bị vi khuẩn, virus tấn công, trẻ bị ốm, sốt và sau sốt còn có thể xuất hiện phát ban khiến bố mẹ lo lắng. Vậy tình trạng phát ban sau sốt có nguy hiểm không? Khi nào trẻ cần được sự chăm sóc của bác sĩ?


24/11/2021 | Biểu hiện sốt phát ban ở trẻ nhỏ và phương pháp điều trị hiệu quả?
07/11/2021 | Mách bạn những cách khắc phục hiệu quả tình trạng sốt phát ban ngứa
10/10/2021 | Cách đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh và xử trí khi trẻ bị sốt

1. Phát ban sau sốt ở trẻ nhỏ là gì

Sốt phan ban là tình trạng trên da của bé có sự thay đổi bất thường, thể hiện qua màu da hoặc kết cấu của da. Một đứa trẻ thường sẽ bị sốt phan ban ít nhất một lần, cũng có thể nhiều lần tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không cần quá lo lắng vì hầu hết trẻ sốt phan ban đều là do virus lành tính. Bệnh có thể tự khỏi sau 5 - 7 ngày nếu trẻ nhận được sự chăm sóc tốt.

Phát ban sau sốt là tình trạng phổ biến ở trẻ 6 tháng - 3 tuổi

Phát ban sau sốt là tình trạng phổ biến ở trẻ 6 tháng - 3 tuổi

Ngược lại, nếu trẻ bị sốt phát ban nhưng không được chăm sóc cẩn thận cũng như điều trị sớm thì những biểu hiện ngày càng nặng. Thậm chí có thể gây nhiễm trùng, tổn thương lâu dài cho trẻ và để lại sẹo. Do đó, khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt phát ban, bố mẹ nên có phương pháp điều trị sớm.

2. Nguyên nhân gây phát ban ở trẻ nhỏ

Khi trẻ sốt nhẹ khoảng 37,5 - 38 độ hoặc sốt cao, trẻ có thể bị phát ban sau sốt. Tùy vào thể trạng của trẻ mà thời gian ủ bệnh sẽ khác nhau, thông thường khoảng 1 tuần. Khi cơn sốt đã giảm là lúc những nốt phan ban bắt đầu khởi phát. Phát ban sau sốt ở trẻ nhỏ nguy hiểm hay không còn phải căn cứ và tác nhân gây ra. Có thể kể đến như:

Bệnh ban đào

Bệnh ban đào là một dạng phát ban sau sốt do virus gây ra. Đặc biệt, những trẻ tiếp xúc với virus qua nước bọt, ho, hắt hơi càng dễ bị mắc phải. Bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ sốt cao đột ngột từ 38,8 - 40,5 độ, kéo dài khoảng 3 - 7 ngày. Trẻ phát ban sau sốt hầu như vẫn sinh hoạt và hoạt động thoải mái, không có biểu hiện bất thường nào nhưng cũng có một số trẻ gặp một số triệu chứng như: Ăn không ngon, ho, tiêu chảy, sưng mắt, buồn ngủ,…

Bệnh ban đào thường xuất hiện nhiều nhất ở ngực, bụng và lưng

Bệnh ban đào thường xuất hiện nhiều nhất ở ngực, bụng và lưng

Khi cơn sốt dịu bớt, trẻ bắt đầu xuất hiện mẩn đỏ trên người, nhất là vùng bụng, lưng và ngực. Phát ban sau sốt hầu như rất khó chẩn đoán chính xác mà phải đợi khi cơn sốt giảm hẳn chúng mới xuất hiện. Trong vòng 24 giờ trẻ hết sốt, cơ thể sẽ dần ổn định. Nếu trẻ bị phát ban sau sốt do bệnh ban đào sẽ có những dấu hiệu như:

  • Xuất hiện những đốm nhỏ màu hồng rộng khoảng 5mm.

  • Vết ban xuất hiện ban đầu trên thân rồi lan rat ay, mặt, cổ, đôi lúc hơi sưng.

  • Trẻ không cảm thấy đau, ngứa.

  • Khi ấn vào, vết ban có thể biến mất.

  • Vết ban sẽ nhạt dần sau 1 - 2 ngày.

Trong quá trình chăm sóc trẻ bị ốm, bố mẹ cần theo dõi cẩn thận vì trẻ có thể bị co giật khi sốt cao đột ngột.

Bệnh tay chân miệng

Đây là một căn bệnh rất phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi do virus gây ra. Khởi phát ban đầu của bệnh là chán ăn, đau họng và sốt. Sau vài ngày bắt đầu xuất hiện những vết loét quanh miệng khiến trẻ đau đớn. Rồi dần xuất hiện những vết ban ở lòng bàn tay, bàn chân trẻ.

Phát ban sau sốt ở trẻ nhỏ do bệnh tay chân miệng nếu nghiêm trọng có thể lan tới chi, môn, thậm chí là bộ phận sinh dục. Bệnh thường sẽ diễn ra trong 1 tuần. Hiện nay vẫn chưa có biện pháp điều trị cho căn bệnh này. 

Tay chân miệng là bệnh rất phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi

Tay chân miệng là bệnh rất phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi

Bệnh sởi

Khởi phát của bệnh sởi ở trẻ là sốt, khi cơn sốt giảm sẽ xuất hiện phát ban ở sau tai rồi lan dần ra mặt, xuống ngực, bụng rồi lan ra toàn thân. Khi biến mất, nó cũng biến mất theo trình tự xuất hiện. Đặc điểm của phát ban do bệnh sởi là những vết ban gồ lên mặt da, thường để lại vết thâm “vằn da hổ” khi biến mất. 

Khi bị sởi, trẻ còn có thể gặp một số dấu hiệu như chảy nước mũi, ho, mắt đỏ. Tình trạng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi và viêm não do virus.

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn

Đây cũng là bệnh khá phổ biến khiến trẻ phát ban sau sốt. Bệnh sẽ tác động lên hai má của trẻ làm má ửng hồng như vừa bị tát. Khởi phát của bệnh là cảm lạnh, sốt nhẹ. Sau 7 - 10 ngày, trên má bắt đầu xuất hiện những vết đỏ, có thể lan rộng ra tay, chân và một số bộ phận khác.

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn thường xuất hiện đầu tiên trên 2 má của trẻ

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn thường xuất hiện đầu tiên trên 2 má của trẻ

Bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn thường sẽ xuất hiện rồi biến mất trong một khoảng thời gian nhất định mà không để lại bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Tuy nhiên, nếu trẻ bị thiếu máu hoặc dấu hiệu bệnh ngày càng nghiêm trọng, mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

3. Chăm sóc trẻ bát ban sau sốt

Phát ban sau sốt ở trẻ nhỏ không phải một dấu hiệu nguy hiểm nhưng nếu không được chăm sóc đúng cách có thể gây nhiễm trùng đồng thời để lại sẹo trên cơ thể trẻ. 

Chăm sóc trẻ phát ban sau sốt

Nếu trẻ khó chịu vì cơn sốt vừa hạ hoặc vì những vết phát ban, mẹ có thể cho trẻ dùng acetaminophen hoặc ibuprofen. Khi cho trẻ sử dụng, cần lưu ý:

  • Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng.

  • Tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng như chỉ dẫn trên vỏ hộp.

  • Tùy theo tuổi cũng như cân nặng của bé mà cho bé uống đúng với liều lượng.

Ngoài ra, bố mẹ cần cho con uống nhiều nước, bổ sung điện giải. Bố mẹ cũng có thể thay thế nước lọc thông thường bằng nước trái cây, sữa,…

Khi cho trẻ uống thuốc cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ

Khi cho trẻ uống thuốc cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ

Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ?

Nếu trẻ có những dấu hiệu như sốt cao trên 39,5 độ, sau 3 ngày phát ban vẫn không có sự chuyển biến tốt, kéo dài hơn 7 ngày, mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ nhanh chóng. Ngoài ra, nếu bé từng tiếp xúc với người phát ban sau sốt, mẹ cũng cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Phát ban sau sốt ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng về sau như: Chậm nói, chậm vận động, còi xương, suy dinh dưỡng, biếng ăn,chậm mọc răng,…

Hy vọng qua những chia sẻ trên, bố mẹ đã có thêm thông tin cần thiết về tình trạng phát ban sau sốt ở trẻ nhỏ cũng như cách chăm sóc khi trẻ bị phát ban sau sốt. Tổng đài giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề y tế hoặc dịch vụ thăm khám tại MEDLATEC: 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp