Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh sởi, nhưng đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là trẻ em. Bệnh sởi nguy hiểm vì nó có tốc độ lây lan nhanh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và có thể gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là những tổn thương não nghiêm trọng. Nhiều người thắc mắc, bệnh sởi bị 1 lần rồi có thể bị lại nữa không và phải làm sao để phòng ngừa bệnh? Hãy cùng theo dõi câu trả lời trong bài viết dưới đây.
23/06/2021 | Bệnh sởi lây qua đường nào và cách phòng bệnh sởi hiệu quả 19/06/2021 | Rubella khác gì bệnh sởi ở nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng? 11/06/2021 | Bệnh sởi ở người lớn có nguy hiểm không và dấu hiệu nhận biết 11/06/2021 | Phân biệt bệnh Sởi và Tay chân miệng - Cha mẹ chớ bỏ qua
1. Bệnh sởi có những triệu chứng gì? Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
1.1. Những triệu chứng của bệnh sởi
Sởi do loại virus ARN thuộc chi Morbillillin, họ Paramyxoviridae gây ra. Khi mắc bệnh, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng sau:
Giai đoạn ủ bệnh (khoảng từ 7 đến 21): Người bệnh sẽ chưa xuất hiện triệu chứng.
Giai đoạn khởi phát bệnh nhân có biểu hiện sốt cao
Giai đoạn khởi phát: Người bệnh sẽ có thể xuất hiện triệu chứng sốt cao, viêm kết mạc, viêm đường hô hấp, viêm thanh quản cấp, hay có thể xuất hiện hạt Koplik ở phía trong miệng. Giai đoạn này diễn ra khoảng 2 đến 4 ngày.
Phát ban là dấu hiệu đặc trưng của bệnh sởi
Giai đoạn toàn phát: Người bệnh xuất hiện tình trạng phát ban từ đằng sau tai, sau đó tình trạng phát ban lan đến trán rồi xuống ngực, xuống lưng và cuối cùng là lan toàn thân.
Giai đoạn hồi phục: Tình trạng phát ban sẽ kết thúc, những vết này trở nên nhạt màu hơn, sau đó sẽ bong vảy và để lại vết thâm.
1.2. Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một bệnh có thể dễ dàng lây truyền. Con đường lây truyền chủ yếu là qua đường hô hấp, nếu tiếp xúc gần khi bệnh nhân ho, hắt hơi,… thì nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất cao. Căn bệnh này có tốc độ lây lan nhanh chóng vì thế dễ dàng bùng phát trở thành dịch.
Bệnh sởi có thể lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch
Hơn nữa, khi mắc bệnh sởi mà không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng như sau:
Viêm tai giữa cấp: Đây là một trong những biến chứng phổ biến nhất.
Viêm phổi nặng: Khi mắc phải biến chứng này, người bệnh có biểu hiện khó thở, mệt mỏi, sốt cao và một số triệu chứng nhiễm trùng nặng. Nguyên nhân dẫn tới biến chứng này là do người mắc sởi thường bị suy giảm sức đề kháng nên dễ bị bội nhiễm các loại vi khuẩn khác, từ đó làm tăng nguy cơ viêm phổi. Loại biến chứng này có thể xảy ra sau khi có hiện tượng phát ban trên da người bệnh.
Viêm não - màng não: Biến chứng này được đánh giá là nguy hiểm nhất. Khi gặp phải biến chứng, người bệnh sẽ sốt cao, có hiện tượng co giật, rối loạn ý thức, liệt nửa người,… Ngay cả khi có thể vượt qua cơn nguy hiểm đến tính mạng thì biến chứng này vẫn khiến bệnh nhân phải đối mặt với nhiều di chứng nặng nề trong tương lai.
Một số biến chứng tiêu hóa: Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể mắc một số biến chứng đường tiêu hóa như viêm niêm mạc miệng, viêm ruột, thậm chí là hoại tử niêm mạc miệng.
Biến chứng mắt: Biến chứng này có nguy cơ cao đối với những trẻ mắc bệnh kèm theo tình trạng suy dinh dưỡng hoặc bị thiếu vitamin A. Nếu không kịp thời phát hiện, còn có thể dẫn đến mù lòa, vô cùng nguy hiểm.
Nếu trường hợp bệnh nhân là phụ nữ đang mang thai, có thể dẫn tới tình trạng sảy thai hoặc nguy cơ sinh non.
2. Bệnh sởi bị 1 lần rồi có thể bị lại nữa không? Phương pháp phòng bệnh là gì?
Rất nhiều người thắc mắc: “Bệnh sởi bị 1 lần rồi có thể bị lại nữa không”. Theo các chuyên gia, những người đã từng mắc bệnh sởi thì sẽ có miễn dịch suốt đời vì thế, họ sẽ không bị tái phát bệnh.
Tiêm vắc xin để phòng sởi hiệu quả
Dưới đây là những phương pháp phòng ngừa bệnh sởi:
-
Vì đây là căn bệnh dễ lây nhiễm nên phụ huynh nên cảnh giác, không để trẻ tiếp xúc gần với những trẻ bị sởi hay nghi ngờ bị sởi. Nếu phụ huynh có con em mắc sởi cũng chú ý không nên cho trẻ đến trường mà cần cách ly trẻ tại nhà.
-
Nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường lớp và những nơi công cộng.
-
Khi có bệnh sởi bùng phát, cần hạn chế tập trung đông người.
-
Nên dạy trẻ có thói quen rửa tay bằng xà phòng, tắm rửa sạch sẽ, vệ sinh tai mũi họng, răng miệng cẩn thận.
-
Thường xuyên khử trùng đồ chơi và những dụng cụ học tập cho trẻ.
-
Cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, nên bổ sung dưỡng chất để trẻ được tăng cường sức đề kháng, chống lại các loại bệnh tật một cách tốt nhất có thể.
-
Nếu có dấu hiệu bất thường, chẳng hạn như ho, chảy nước mũi, hay phát ban,… thì cần đưa trẻ đến khám tại những cơ sở y tế uy tín để được khám bệnh, chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh.
Hiện tại, tiêm vắc xin là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh sởi.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín để các bậc phụ huynh có thể lựa chọn để đưa con đến thăm khám và điều trị sởi. Không những vậy, bệnh viện còn cung cấp dịch vụ tiêm chủng phòng ngừa sởi và nhiều loại bệnh tật khác.
Quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về nguồn gốc vắc xin và quy cách bảo quản vắc xin tại MEDLATEC, tất cả đều đạt tiêu chuẩn chất lượng. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được theo dõi sức khỏe trước cũng như sau khi tiêm để đảm bảo an toàn sức khỏe. Không gian bệnh viện luôn được khử trùng nên hạn chế tối đa nguy cơ lây chéo, giúp các bậc phụ huynh yên tâm tuyệt đối khi đưa con đến khám và điều trị tại bệnh viện.
Bệnh sởi nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến trẻ gặp phải những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là nguy cơ tử vong cao. Vì thế, mỗi bậc phụ huynh không nên chủ quan với căn bệnh này. Ngược lại, nếu được chăm sóc đúng cách, bệnh hoàn toàn có thể được điều trị hiệu quả và sau khi điều trị, bệnh nhân sẽ không còn nguy cơ bị bệnh trở lại nữa.
Nếu còn thắc mắc về bệnh hoặc mong muốn được tiêm phòng sởi, bạn hãy gọi đến số 1900 56 56 56 để được chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn.