Biểu hiện sốt phát ban ở trẻ nhỏ và phương pháp điều trị hiệu quả? | Medlatec

Biểu hiện sốt phát ban ở trẻ nhỏ và phương pháp điều trị hiệu quả?

Bệnh sốt phát ban rất phổ biến và phần lớn trẻ bị sốt phát ban có thể được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, nếu mẹ chăm sóc không đúng cách hoặc không đưa trẻ đi viện kịp thời trong trường hợp cần thiết thì trẻ có thể gặp phải biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm não,… Do đó, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu những kiến thức cơ bản về bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ để nhận biết sớm và chăm sóc trẻ một cách tốt nhất.


04/11/2021 | Bác sĩ giải đáp: Trẻ sốt phát ban phải làm sao?
03/11/2021 | Hướng dẫn mẹ cách phân biệt sốt phát ban và sởi
02/11/2021 | Giúp mẹ giải đáp thắc mắc: Trẻ bị sốt phát ban uống thuốc gì?

1. Những biểu hiện bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ mà bố mẹ không nên bỏ qua

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ là một số loại virus, trong đó phổ biến nhất là virus sởi, virus Rubella hay virus ECHO. Khi bị bệnh, trẻ sẽ có thể xuất hiện một số triệu chứng như sau: 

Ở giai đoạn trước khi phát ban: 

Giai đoạn này trẻ thường có biểu hiện quấy khóc và kèm theo tình trạng sốt. Tuy nhiên, tùy theo các nguyên nhân khác nhau mà trẻ có thể xuất hiện thêm một số các biểu hiện kèm theo. Chẳng hạn:

+ Sốt phát ban do sởi: Trẻ có biểu hiện sốt cao kèm theo một số triệu chứng như ho, mắt đỏ và hay bị chảy nước mũi. 

+ Sốt phát ban do rubella trẻ có thể sốt nhẹ hoặc một số trường hợp có thể không sốt. 

Trong giai đoạn phát ban

Tình trạng nổi ban đỏ có thể diễn ra sau khi trẻ bị sốt một vài ngày. Những nốt ban đỏ sẽ lan dần từ mặt xuống cổ và sau đó xuống đến ngực và bụng, rồi tới các chi. Bên cạnh biểu hiện phát ban còn có thể kèm theo tình trạng phân hơi lỏng hoặc tiêu chảy. Giai đoạn phát ban thường kéo dài trong vài ngày sau đó tự hết nếu trẻ được chăm sóc và điều trị đúng cách. 

Tình trạng phát ban ở trẻ khiến nhiều phụ huynh lo lắng

Tình trạng phát ban ở trẻ khiến nhiều phụ huynh lo lắng

Giai đoạn sau phát ban

Đa số nốt phát ban đều không gây ra vết thâm trên da của trẻ. Một số trường hợp bị sởi hay nhiễm khuẩn gây ra tình trạng lở loét thì có thể có nguy cơ để lại sẹo trên da. 

Nếu được mẹ chăm sóc đúng cách thì sau khi bị sốt phát ban, bé sẽ khỏe mạnh trở lại, sinh hoạt, ăn uống và vui chơi bình thường. Nhưng ngược lại, nếu chăm sóc sai cách bé có thể gặp phải rủi ro, biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe như tình trạng viêm tai giữa, viêm phổi, đi ngoài ra máu hoặc thậm chí là tình trạng viêm não, rất nguy hiểm. 

Nếu chăm sóc đúng cách thì sức khỏe của trẻ sẽ sớm được cải thiện

Nếu chăm sóc đúng cách thì sức khỏe của trẻ sẽ sớm được cải thiện

Mẹ cần lưu ý: 

Sốt phát ban ở trẻ nhỏ có thể lây nhiễm nếu trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc tiếp xúc với các đồ dùng của người bệnh. Đặc biệt, các môi trường như khu vui chơi, trường học là những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao. Vì thế, nếu thấy con có biểu hiện bệnh, mẹ nên cho con nghỉ học và không nên đưa con đến các khu vui chơi để hạn chế lây nhiễm bệnh cho những trẻ khác. 

2. Sốt phát ban ở trẻ: Mẹ phải làm sao?

Khi trẻ có dấu hiệu sốt phát ban, mẹ nên chú ý những điều sau trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà: 

+ Mẹ nên cho con mặc những bộ đồ thoáng mát, có chất liệu mềm mại, thấm hút tốt để con thấy thoải mái hơn. 

+ Không để trẻ gãi lên vùng da đang nổi ban đỏ để tránh gây nhiễm trùng. 

+ Nên lấy khăn ấm để lau vùng hố nách, vùng bẹn và chườm khăn ấm lên trán để giúp trẻ hạ sốt. Lưu ý, không nên chườm ấm quá 10 phút. Đồng thời mẹ cần thường xuyên theo dõi thân nhiệt của con để kịp thời xử trí. 

+ Khi bị sốt phát ban, cơ thể trẻ sẽ rất yếu vì thế mẹ cần cẩn thận khi tắm rửa cho con. Nên tắm cho con bằng nước ấm và trong phòng kín gió. Nếu không tắm đúng cách, trẻ có nguy cơ bị cúm hoặc mắc phải một số bệnh nghiêm trọng khác. 

Mẹ nên cho con uống nhiều nước khi trẻ bị sốt phát ban

Mẹ nên cho con uống nhiều nước khi trẻ bị sốt phát ban

+ Nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc bổ sung nước bù điện giải oresol cho trẻ để phòng ngừa nguy cơ mất nước. 

+ Nếu trẻ không hạ sốt, mẹ có thể tham khảo các bác sĩ về việc dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. 

+ Nếu đã dùng thuốc hạ sốt mà trẻ vẫn sốt kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng khác, mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt để được các bác sĩ xử trí kịp thời. 

Mẹ nên tránh những điều sau trong quá trình chăm sóc trẻ bị sốt phát ban: 

+ Không nên để trẻ nghỉ ngơi trong không gian ngột ngạt, bí bách hoặc ẩm ướt để tránh bệnh tiến triển xấu hơn. 

+ Khi trẻ đang bị sốt phát ban, mẹ không nên đưa trẻ đến những nơi công cộng, chẳng hạn như khu vui chơi, trường học. Lúc này cơ thể trẻ còn rất mệt nên cần hạn chế ra ngoài. Hơn nữa, khi đến những nơi công cộng, trẻ sẽ có nguy cơ lây bệnh cho những trẻ khác. 

+ Mẹ không nên để trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, nhiều hóa chất, tránh cho trẻ chơi với vật nuôi như chó mèo và không cho trẻ tắm các loại sữa tắm có tính tẩy rửa mạnh khiến những nốt phát ban ngày càng nghiêm trọng hơn. 

+ Không nên cho trẻ mặc trang phục bó sát vì nó có thể tăng nguy cơ gây kích ứng khi da đang nổi ban đỏ. 

+ Với tình trạng sốt phát ban ở trẻ nhỏ, mẹ không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm khó tiêu, những thực phẩm lạnh như uống nước đá hay ăn kem. 

Nên kịp thời đưa trẻ đi khám nếu có dấu hiệu nghiêm trọng

Nên kịp thời đưa trẻ đi khám nếu có dấu hiệu nghiêm trọng

Mẹ nên đưa trẻ đến viện kịp thời nếu trẻ có những biểu hiện dưới đây: 

+ Trẻ sốt cao trên 39 độ C. 

+ Mẹ đã bù điện giải cho bé hoặc đã dùng thuốc hạ sốt cho bé nhưng bé vẫn không hạ sốt. 

+ Tình trạng phát ban không có dấu hiệu giảm sau 3 ngày. 

+ Trường hợp trẻ có hệ miễn dịch kém.

+ Trẻ dưới 6 tháng tuổi. 

+ Trẻ bị tiêu chảy và có dấu hiệu mất nước. 

Trên đây là những điều cần lưu ý về bệnh sốt phát ban ở trẻ, đồng thời là những hướng dẫn, lưu ý chi tiết giúp bố mẹ chăm sóc con một cách hiệu quả nhất. Nếu các bậc phụ huynh muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề sức khỏe của trẻ hoặc muốn đặt lịch khám sớm cho con, hãy gọi tới hotline 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được hỗ trợ tư vấn. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp