Táo bón là rối loạn tiêu hóa rất thường gặp ở trẻ nhỏ, nguyên nhân có thể do chính cách cha mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ chưa khoa học. Không chỉ chế độ dinh dưỡng mà tâm lý cũng là yếu tố dẫn đến táo bón ở trẻ nhỏ. Vậy phải làm gì khi trẻ bị táo bón kéo dài? Trước hết cần biết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này mới có thể cải thiện xử lý triệt để.
29/09/2021 | Chất xơ và táo bón có mối liên hệ gì với nhau 21/09/2021 | Điều trị táo bón do bệnh Crohn như thế nào cho hiệu quả? 16/07/2021 | Táo bón kèm theo đau lưng có nguy hiểm không và cách phòng ngừa
1. Nhận biết sớm tình trạng táo bón kéo dài ở trẻ
Trẻ bị táo bón khi tần suất đi đại tiện ít hơn so với tiêu chuẩn (ít hơn 3 lần/tuần), cùng với đó là các tiêu chí khác như: khoảng cách giữa các lần đi quá dài, phân rắn và khô, trẻ phải rặn nhiều khi đi đại tiện kèm theo đau bụng, đầy hơi,…
Trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau sẽ có số lần đi vệ sinh khác nhau, nên cha mẹ cần theo dõi tần suất đi vệ sinh của trẻ để phát hiện sớm nếu trẻ bị táo bón. Phát hiện sớm thì cải thiện tình trạng táo bón sẽ dễ dàng hơn, cũng giúp trẻ giảm đau đớn, có thói quen đi vệ sinh khoa học hơn tốt cho sức khỏe.
Táo bón càng kéo dài thì càng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, có thể gây ra những biến chứng như:
-
Trĩ.
-
Nhiễm nấm hoặc vi khuẩn.
-
Nứt hậu môn.
-
Giãn đại tràng.
-
Gây học hệ thần kinh,...
2. Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị táo bón kéo dài
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón kéo dài, tuy nhiên có thể chia thành 2 nhóm nguyên nhân chính sau với mức độ nghiêm trọng và phương pháp điều trị khác nhau.
Trẻ bị táo bón thường do lượng chất xơ trong chế độ ăn không phù hợp
2.1. Nguyên nhân chức năng gây táo bón
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
Trẻ nhỏ rất dễ bị táo bón nếu cha mẹ không chú ý đến chế độ ăn như: chỉ ăn các thức ăn đặc, thể rắn, uống ít sữa và nước hoặc mất cân bằng dinh dưỡng. Nhiều cha mẹ cho rằng, trẻ ăn nhiều chất xơ là tốt, nhưng bổ sung thiếu hay thừa chất xơ đều có thể dẫn tới táo bón.
Nếu trẻ sơ sinh chỉ bú sữa mẹ mà mẹ bị táo bón thì mẹ cần kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng xem có bất thường hay không. Thường chỉ khi mẹ bị táo bón nghiêm trọng, trẻ nhận nguồn sữa từ mẹ mới bị táo bón.
Trẻ nhịn đi vệ sinh
Do mải chơi hoặc sợ sệt khi đi nhà trẻ, nhiều trẻ thường nhịn đi vệ sinh. Đây là thói quen rất không tốt vì sẽ khiến phân bị tích tụ và cứng rắn hơn, khiến việc đi đại tiện khó khăn.
Trẻ ít vận động hoặc bị căng thẳng, lo lắng
Tâm lý cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc đi đại tiện ở trẻ, cha mẹ cần chú ý giải tỏa trạng thái căng thẳng, sợ hãi của trẻ. Ngoài ra, nên động viên trẻ chơi thể thao, vận động nhiều để phát triển cơ thể, ngăn ngừa táo bón thay vì chỉ ngồi học hoặc nghịch tại chỗ.
Trẻ uống sữa không đúng công thức: Nếu trẻ uống sữa pha không đúng tỉ lệ, sai công thức,… nhất là sữa quá đặc thì khả năng cao có thể gây táo bón.
Uống sữa sai công thức có thể dẫn đến táo bón
Lạm dụng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung: dùng nhiều thuốc, thực phẩm bổ sung trong thời gian dài không thay thế được dinh dưỡng từ thực phẩm lại dễ khiến trẻ bị táo bón.
2.2. Táo bón do nguyên nhân bệnh lý
Tình trạng táo bón sẽ kéo dài và nguy hiểm hơn, khó điều trị hơn nếu nguyên nhân do các bệnh lý như: viêm đại tràng, cường giáp, phình đại tràng bẩm sinh, bệnh lý hậu môn, bệnh cột sống, rối loạn điện giải,…
Mặc dù không phổ biến nhưng nếu táo bón do bệnh lý không được phát hiện sớm, bệnh có thể chuyển biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Lúc này, trẻ cần được đưa đi khám để tìm nguyên nhân bệnh lý, từ đó đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.
3. Bác sĩ tư vấn: Phải làm gì khi trẻ bị táo bón kéo dài?
Trẻ bị táo bón cần được điều trị càng sớm càng tốt, hầu hết tình trạng sẽ cải thiện dần dần nếu cha mẹ cùng trẻ thực hiện tốt những điều sau:
3.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ cần đảm bảo:
-
Cân đối các thành phần dinh dưỡng, trong đó chú ý bổ sung đủ chất xơ, dầu ăn để hỗ trợ tiêu hóa,…
-
Hạn chế dung nạp quá nhiều tinh bột, cơm gạo trắng hay chuối, thay vào đó nên cho trẻ ăn yến mạch, gạo nguyên cám, ngũ cốc,…
-
Hạn chế cho trẻ uống nhiều nước ngọt, thức ăn có nhiều chất béo.
-
Đảm bảo trẻ uống đủ nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng các loại nước sinh tố hoa quả để trẻ thích uống hơn cũng như bổ sung thêm Vitamin và chất xơ.
Dùng thuốc làm mềm phân nếu trẻ đại tiện quá khó khăn
3.2. Dùng thuốc làm mềm phân theo hướng dẫn của bác sĩ
Khi bị táo bón, trẻ đi đại tiện rất khó khăn và thường bị đau, thậm chí chảy máu, vì thế có thể trẻ sẽ cần dùng thuốc làm mềm phân, tăng cường nhu động ruột để cải thiện triệu chứng. Tuy nhiên, để sử dụng thuốc phù hợp và có hiệu quả thì cần theo chỉ dẫn của bác sĩ được kê phù hợp với mức độ táo bón của trẻ.
3.3. Điều chỉnh hành vi và tâm lý cho trẻ
Để ngăn ngừa tình trạng táo bón tiếp tục xảy ra thì ngoài chế độ dinh dưỡng và dùng thuốc, điều chỉnh hành vi và tâm lý cho trẻ cũng rất quan trọng. Dưới đây là những thói quen cha mẹ cần tập cho trẻ:
-
Hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế khi đi đại tiện, không nghịch điện thoại hoặc đọc truyện khi đi.
-
Khuyến khích trẻ nên đi đại tiện ngay khi muốn, tốt nhất là tạo thói quen cho trẻ vào buổi sáng mỗi ngày, tránh trẻ lười nhịn đi.
-
Cha mẹ nên quan tâm, giải thích và động viên trẻ khi gặp phải tình trạng táo bón, tránh tâm lý lo sợ, căng thẳng sẽ khiến táo bón nghiêm trọng hơn.
-
Tập thói quen trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây thay vì các loại thức ăn nhanh ít chất xơ.
Điều trị táo bón sớm giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh
Hi vọng qua những thông tin MEDLATEC chia sẻ trên đây sẽ giúp các vị phụ huynh hiểu hơn về tình trạng táo bón ở trẻ cũng như giải quyết được thắc mắc phải làm gì khi trẻ bị táo bón kéo dài. Không nên chủ quan dù táo bón ở trẻ khá thường gặp bởi nó có thể biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển sau này của trẻ.
Các chuyên gia, bác sĩ của MEDLATEC luôn sẵn sàng lắng nghe, giải đáp các thắc mắc của cha mẹ qua tổng đài 1900565656.