Bệnh Crohn (viêm ruột từng vùng), có thể gây tổn thương ở bất kỳ vùng nào trong đường tiêu hóa, nhưng thường gặp nhất là gây tổn thương ở vùng ruột non, ruột già. Triệu chứng của bệnh thường là sốt, đau bụng, mệt mỏi, tiêu chảy,... Trong đó, táo bón là biểu hiện khá thường gặp. Điều trị táo bón do bệnh Crohn hiện chưa có thuốc đặc trị. Chủ yếu là thay đổi thói quen sống, thói quen ăn uống cũng như tập thể dục đều đặn.
16/07/2021 | Táo bón kèm theo đau lưng có nguy hiểm không và cách phòng ngừa 06/07/2021 | Biện pháp tốt nhất để điều trị táo bón mãn tính là gì 03/06/2021 | Táo bón ở bà bầu: nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả
1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh Crohn
Nguyên nhân dẫn đến bệnh Crohn hiện chưa được khẳng định chắc chắn nhưng có một số yếu tố nguy cơ cao ảnh hưởng đến sự phát triển của bệnh là:
Di truyền
Trong gia đình có người thân như cha mẹ, anh chị em mắc hội chứng Crohn sẽ có nguy cơ mắc cao hơn người bình thường.
Táo bón là biểu hiện khá thường gặp của bệnh Crohn
Sử dụng thuốc
Chưa có nghiên cứu nào về việc lạm dụng thuốc kháng viêm gây ra bệnh Crohn. Tuy nhiên, sử dụng thuốc kháng viêm sai cách, lạm dụng có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự của bệnh này. Với các bệnh nhân đang mắc bệnh Crohn, sử dụng thuốc này làm triệu chứng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, một số yếu tố dịch tễ có liên quan đến bệnh là:
Tuổi
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ già đến trẻ nhưng thường gặp ở người trẻ hơn, nhất là trong độ tuổi 20 - 30.
Chủng tộc
Những người da trắng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn các màu da khác, nhất là người da trắng có gốc Do Thái.
Khu vực sinh sống
Bệnh thường gặp ở những người sinh sống ở thành phố, các quốc gia công nghiệp.
2. Triệu chứng điển hình của bệnh Crohn
Bệnh Crohn có các triệu chứng điển hình là:
2.1. Triệu chứng đường tiêu hóa
Điển hình là tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi. Có trường hợp người bệnh bị tiêu chảy nặng, có thể đi đại tiện hơn 20 lần 1 ngày.
Ngoài ra, nếu dạ dày và thực quản bị ảnh hưởng thì bệnh nhân có xuất hiện thêm các triệu chứng như nôn, buồn nôn, khó nuốt. Táo báo là triệu chứng cũng thường gặp ở bệnh Crohn.
2.2. Triệu chứng toàn thân
Người bệnh có thể bị sốt, nếu có áp xe thì có thể sẽ sốt cao; mất cảm giác ngon miệng. Triệu chứng này thường gặp nhất là ở trẻ em, đặc biệt là trẻ bị suy dinh dưỡng thì biểu hiện của triệu chứng càng rõ ràng do sức đề kháng của cơ thể yếu.
Người bệnh có thể bị sốt, nếu có áp xe thì có thể sẽ sốt cao
2.3. Triệu chứng ở các cơ quan khác
Ngoài ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bện Crohn còn có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác như:
-
Mắt: người bệnh có thể bị đau mắt, gây suy giảm/mất thị lực nếu không được điều trị.
-
Ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết.
-
Tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông, loãng xương, giảm mật độ xương.
-
Tổn thương hệ thần kinh như co giật, đột quỵ, đau đầu, trầm cảm.
Bệnh thường gây nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiêu hóa khác như viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích bởi có những triệu chứng khá giống nhau. Do đó, để được chẩn đoán chính xác, cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết.
3. Vì sao bệnh Crohn có thể dẫn đến táo bón
Triệu chứng táo bón cũng thường gặp với bệnh nhân mắc bệnh Crohn. Các yếu tố chính dẫn đến táo bón là:
-
Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ.
-
Nạp vào cơ thể không đủ chất lỏng.
-
Ít vận động.
-
Nhịn đi vệ sinh.
-
Ăn không đủ năng lượng.
-
Dùng một số thuốc như thuốc giảm đau, thuốc tiêu chảy,...
Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ, uống không đủ nước,... là các nguyên nhân dẫn đến táo bón
Một số bệnh nhân bị mắc bệnh Crohn có chế độ ăn uống thiếu chất xơ. Bên cạnh đó, dùng thêm một số loại thuốc cũng như uống không đủ nước cho cơ thể dẫn đến tình trạng táo bón. Hơn nữa, biến chứng thường gặp của bệnh Crohn là tắc ruột. Táo bón là một trong những dấu hiệu của biến chứng này. Do đó, khi bị táo bón, nhất là táo bón xuất hiện đột ngột kèm các dấu hiệu khác như đau bụng, buồn nôn bạn cần đi khám bác sĩ ngay.
4. Bác sĩ hướng dẫn cách điều trị táo bón do bệnh Crohn
Khi bị táo bón do bệnh Crohn, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
4.1. Dùng thuốc
Một số thuốc được sử dụng khi bị táo bón là:
Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cần theo đơn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ.
Dùng thuốc kết hợp với điều chỉnh thực đơn ăn uống là giải pháp hỗ trợ điều trị táo bón do bệnh Crohn
4.2. Thay đổi chế độ ăn uống
Để chữa táo bón, cách đơn giản nhất là thay đổi chế độ ăn uống. Hãy xây dựng thực đơn hàng ngày giàu chất xơ để quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Một số thực phẩm giàu chất xơ là:
-
Rau xanh.
-
Trái cây tươi.
-
Bánh mì nguyên cám.
-
Các loại đậu.
Ngoài ra, nên tránh các thực phẩm làm từ bơ sữa, thực phẩm nhiều chất béo, đường để tình trạng táo bón không nặng hơn.
4.3. Uống đủ nước
Thiếu nước cũng là một trong những yếu tố dẫn đến táo bón. Hãy đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày để cải thiện tình trạng này. Một người trưởng thành trung bình cần uống khoảng 1,5 - 2 lít nước 1 ngày.
Bạn có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng uống nước lọc, nước ép rau củ, trái cây,...
4.4. Tập thể dục đều đặn
Nhu động ruột sẽ hoạt động nhiều hơn, mạnh hơn khi vận động cũng như tập thể dục. Do đó, hãy cố gắng vận động nhiều hơn. Bạn có thể tập một số môn thể thao nhẹ nhàng như đi xe đạp, yoga, bơi lội, thậm chí đi bộ cũng rất tốt cho sức khỏe.
Nhu động ruột sẽ hoạt động nhiều hơn, mạnh hơn khi vận động cũng như tập thể dục
Crohn là bệnh cần điều trị liên tục và gần như kéo dài suốt đời. Tốt nhất, để điều trị táo bón cho bệnh Crohn hiệu quả, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu triệu chứng táo bón xuất hiện đột ngột thì rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo tắc nghẽn ruột hoặc viêm nhiễm đường ruột, cần được thăm khám và can thiệp y tế ngay, tránh biến chứng đáng tiếc.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được các chuyên gia hỗ trợ.