Vì sao cần khám dinh dưỡng cho bé định kỳ? | Medlatec

Vì sao cần khám dinh dưỡng cho bé định kỳ?

Bên cạnh giáo dục tri thức thì chăm lo thể chất cho trẻ cũng là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bậc phụ huynh. Khám dinh dưỡng cho bé định kỳ mang lại lợi ích rất lớn đó là giúp trẻ được phát triển một cách toàn diện cả về trí tuệ lẫn thể chất. Để giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về dịch vụ khám dinh dưỡng định kỳ cho trẻ, MEDLATEC xin chia sẻ một số thông tin trong bài viết sau đây.


20/04/2023 | Suy dinh dưỡng bào thai: Nguyên nhân, dấu hiệu và hệ lụy
20/04/2023 | Dinh dưỡng là gì? Vai trò của các dưỡng chất đối với cơ thể
18/04/2023 | Trẻ suy dinh dưỡng có nguy hiểm không? Cần làm gì để khắc phục?

1. Khám dinh dưỡng cho bé định kỳ quan trọng như thế nào?

Thời kỳ những năm tháng đầu đời chính là cột mốc đánh dấu sự phát triển và thay đổi nhanh chóng của trẻ. Qua mỗi năm nhu cầu dinh dưỡng sẽ có sự chuyển đổi khác nhau, từ ăn sữa mẹ, sữa công thức chuyển sang ăn dặm và tăng dần độ thô của món ăn. Những thay đổi này có thể gây ảnh hưởng đến thể chất của bé. Vì vậy khám dinh dưỡng cho bé là hoạt động cần thiết nên thực hiện định kỳ, đặc biệt là vào các giai đoạn như 6 - 9 - 12 - 15 - 18 và 24 tháng tuổi.  

Khám dinh dưỡng cho bé sẽ giúp cha mẹ kịp thời phát hiện ra những vấn đề mà bé đang gặp phải - những nguyên nhân gây gián đoạn phát triển của trẻ. Ở những trẻ đạt đủ 24 tháng tuổi trở lên thì việc khám dinh dưỡng cho bé nên được triển khai từ 1 - 2 lần/năm.  

Để kiểm tra xem trẻ đang phát triển bình thường hay có biểu hiện bị suy dinh dưỡng, béo phì, thừa cân,... thì khám dinh dưỡng là phương pháp hiệu quả nhất để xác định được những tình trạng này. Ngoài ra cha mẹ cũng có thể dựa trên những điểm bất thường như sau:

  • Tình trạng trẻ thừa cân hoặc béo phì: so sánh cân nặng của bé với chỉ số tiêu chuẩn. Nếu trẻ có cân nặng trên mức tiêu chuẩn thì tức là trẻ có dấu hiệu bị thừa cân, béo phì;

  • Dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng: nếu trẻ biếng ăn hoặc không được cấp đủ các dưỡng chất cần thiết thì sẽ có nguy cơ suy dinh dưỡng cao;

  • Nguyên nhân trẻ bú kém, ăn ít;

  • Trẻ bị tăng hoặc sụt cân đột ngột;

  • Thái độ, hành vi thay đổi như hay cáu kinh, chậm chạp;

  • Rụng tóc;

  • Màu da thay đổi (nhợt nhạt, xanh xao, vàng da);

  • Hay ốm vặt, nhiễm trùng tái phát nhiều lần;

  • Cơ thể bất cân xứng hoặc có chỉ số khối bất thường;

  • Chiều cao, cân nặng không phát triển theo tốc độ tiêu chuẩn bình thường tính theo độ tuổi;

  • Hấp thu kém, mắc bệnh về tiêu hóa như táo bón, nôn trớ hoặc tiêu chảy,...

Khám dinh dưỡng cho bé sẽ giúp cha mẹ kịp thời phát hiện ra những vấn đề mà bé đang gặp phải

Khám dinh dưỡng cho bé sẽ giúp cha mẹ kịp thời phát hiện ra những vấn đề mà bé đang gặp phải

2. Những hoạt động cần làm khi khám dinh dưỡng cho bé

1.1. Chủng ngừa

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn còn non yếu nên cơ thể trẻ dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Do đó việc chủng ngừa cho trẻ theo đúng lịch tiêm phòng mà các chuyên gia y tế khuyến cáo sẽ giúp trẻ khỏe mạnh, phòng ngừa nguy cơ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn, virus gây ra. 

1.2. Đánh giá tình trạng tăng trưởng và phát triển của trẻ

  • Kiểm tra tổng quát về thể chất, sức khỏe của bé;

  • Xét nghiệm vi chất cho trẻ để tìm hiểu xem trẻ đang thiếu hụt chất dinh dưỡng nào cần được bổ sung, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp;

  • Đánh giá chế độ ăn uống hiện tại có đang phù hợp với trẻ;

  • Tìm giải pháp để cải thiện tình trạng thừa cân, thấp còi, sức đề kháng yếu,... để giúp trẻ phát triển đúng như lứa tuổi;

  • Điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa như tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, táo bón, hội chứng kém hấp thu,...;

  • Tìm ra các dấu hiệu cảnh báo về các vấn đề sức khỏe ngay từ sớm và đưa ra giải pháp điều trị hiệu quả. 

1.3. Cha mẹ cần chuẩn bị những gì khi đưa trẻ đi khám dinh dưỡng?

Ghi lại lịch sinh hoạt và thói quen ăn uống của bé:

Trước khi đi khám dinh dưỡng, bạn nên theo dõi lịch sinh hoạt cũng như thói quen ăn uống hàng ngày của bé (ít nhất trong 1 tuần hoặc 1 tháng gần nhất). Trong đó hãy liệt kê những loại thức ăn, cách chế biến, thời điểm, cữ sữa mà bé ăn, bao gồm cả những thực phẩm chức năng mà cha mẹ cho bé dùng,...

Ngoài ra hãy ghi lại cả những hoạt động sinh hoạt hàng ngày của bé, bao gồm thời gian vui chơi, ngủ nghỉ, vận động mỗi ngày để bác sĩ có đủ dữ kiện chẩn đoán, tư vấn và đưa ra các phương pháp cải thiện và chăm sóc phù hợp nhất cho trẻ.

Trước khi khám dinh dưỡng cho bé cha mẹ hãy ghi lại thói quen ăn uống, sinh hoạt của trẻ

Trước khi khám dinh dưỡng cho bé cha mẹ hãy ghi lại thói quen ăn uống, sinh hoạt của trẻ

Chuẩn bị sẵn những câu hỏi cần các chuyên gia/bác sĩ giải đáp:

Trong quá trình nuôi dạy con cái hẳn cha mẹ nào cũng có nhiều băn khoăn, thắc mắc về cách chăm sóc trẻ. Việc khám dinh dưỡng cho bé cũng là cơ hội để các bậc phụ huynh có thể hỏi các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng - những người có kiến thức, chuyên môn y khoa sẽ giúp cha mẹ trả lời và tư vấn những vấn đề mà cha mẹ quan tâm. 

Vì vậy trước khi đưa trẻ đi khám, cha mẹ nên chuẩn bị trước các câu hỏi mà mình thắc mắc, ví dụ như là một số vấn đề về chế độ dinh dưỡng, ăn uống, quá trình phát triển của trẻ, thói quen ngủ nghỉ, vận động cũng như hành vi của trẻ. 

Mang theo hồ sơ khám bệnh, sổ theo dõi tiêm chủng của trẻ:

Khi đi khám dinh dưỡng cho bé, cha mẹ nên mang theo cả những giấy tờ này để bác sĩ sẽ có các thông tin cơ sở để nhận định về các tình trạng hiện tại của trẻ. 

Trẻ cần được tái khám theo lịch hẹn: 

Không chỉ riêng gì việc điều trị các bệnh lý y khoa mà ngay cả thăm khám dinh dưỡng cho trẻ cũng cần đi khám đúng hẹn. Điều này giúp cha mẹ có thể đánh giá và theo dõi sát sao tình trạng dinh dưỡng của trẻ, nhờ đó nếu xảy ra vấn đề gì thì có thể kịp thời điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp hơn. 

Do đó các bậc phụ huynh hãy ghi nhớ lịch tái khám như bác sĩ đã hẹn và cho trẻ đi khám đúng lịch. Nếu không thể đến đúng ngày do có việc bận thì cũng có thể xê dịch một chút, ví dụ như đi khám sớm hơn một vài hoặc hoặc muộn hơn 1 - 2 ngày.

Khám dinh dưỡng cho bé định kỳ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ

Khám dinh dưỡng cho bé định kỳ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ

Có thể nói rằng song song với sự phát triển của xã hội hiện đại thì vấn đề dinh dưỡng của trẻ ngày càng được chú trọng hơn. Cha mẹ cũng nên tham khảo địa chỉ uy tín có đội ngũ các bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, trang thiết bị y tế hiện đại và dịch vụ tốt. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở hội tụ đủ những yếu tố đó và đã trở thành thương hiệu uy tín được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng lựa chọn để khám dinh dưỡng cho bé. Để được tư vấn chi tiết hơn về các chương trình thăm khám tại viện, mời quý bạn đọc liên hệ ngay với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Ổi có vitamin gì? Ăn ổi nhiều có tốt cho sức khỏe không?

Ổi là loại trái cây phổ biến, có thể sử dụng trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt nước ép ổi cũng là thức uống giải khát được nhiều người yêu thích. Vậy bạn có biết ổi có vitamin gì và công dụng của ổi đối với sức khỏe ra sao không? Và liệu rằng việc ăn nhiều ổi có tốt không?
Ngày 23/06/2023

6 tác dụng của dưa leo với cơ thể và những lưu ý khi dùng

Dưa leo hay dưa chuột là loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày từ ăn tươi đến chế biến các món mặn, món xào, món canh,... Vậy bạn có biết tác dụng của dưa leo đối với cơ thể chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.
Ngày 21/06/2023

Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường khoa học và đầy đủ dưỡng chất

Bạn đang tìm kiếm thực đơn bữa sáng phù hợp cho người tiểu đường? Bài viết này sẽ giúp bạn lựa chọn thông minh và cân đối những món ăn phù hợp để duy trì đường huyết ổn định và cung cấp năng lượng cho cả buổi sáng. Khám phá các gợi ý và nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng sau để có một thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường lành mạnh và ngon miệng.
Ngày 20/06/2023

Gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bệnh Gout. Việc duy trì những bữa ăn khoa học, phù hợp sẽ giúp kiểm soát bệnh hiệu quả nhưng vấn đề này không hề đơn giản. Dưới đây, các chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên tắc xây dựng chế độ ăn và gợi ý thực đơn cho người bệnh Gout. 
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp