Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt nhạy cảm, có nguy cơ mắc bệnh lý cao hơn và biến chứng cũng nặng hơn so với trẻ lớn hay người trưởng thành. Trong đó, mắt của trẻ sơ sinh dễ bị kích thích, nhiễm trùng hoặc tổn thương do vi sinh vật, tác nhân xấu từ môi trường hay chính hoạt động dụi mắt gây bệnh. Trẻ bị viêm kết mạc mắt là bệnh lý thường gặp, ít nguy hiểm khi được xử lý đúng cách.
29/04/2021 | Viêm kết mạc mùa xuân: nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa 15/04/2021 | Viêm kết mạc mãn tính do đâu và cách điều trị hiệu quả 17/01/2021 | Viêm kết mạc ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết
1. Triệu chứng viêm kết mạc mắt ở trẻ
Kết mạc mắt là một màng mỏng, trong, bóng, có nhiệm vụ che phủ để bảo vệ toàn bộ cho bề mặt nhãn cầu cũng như mặt trong mi mắt. Kết mạc giúp nhãn cầu dễ dàng di chuyển để nhìn mà không gây tổn thương giác mạc, cũng như vai trò bảo vệ này mà lớp màng kết mạc cũng dễ bị tổn thương mắc bệnh hơn.
Trẻ bị viêm kết mạc mắt có thể do tác nhân độc lập hoặc kết hợp gây bệnh sau: lậu cầu và Chlamydia trachomatis sinh dục lây lúc sinh.
Vi khuẩn này có thể xâm nhập gây bệnh từ môi trường, đặc biệt là hành động dụi mắt của trẻ hay vệ sinh mắt cho trẻ chưa tốt. Ngoài ra, viêm kết mạc mắt có thể lây nhiễm từ mẹ dù người mẹ không hề có triệu chứng bệnh.
Mắt trẻ có thể bị sưng nặng do vi khuẩn gây viêm kết mạc mắt
Tùy theo nguyên nhân mà triệu chứng viêm kết mạc mắt có thể khác nhau, thường gặp nhất là: đau và ngứa mắt, đỏ kết mạc mắt, thường xuyên chảy nước mắt, giảm thị lực, sợ ánh sáng, phù mi mắt,…
-
Nếu viêm kết mạc mắt do lậu: thường có biểu hiện sớm trong 1 - 3 ngày sau sinh như giả mạc, chất tiết mủ và dễ gây viêm mủ giác nặng.
-
Nếu do Trachomatis sinh dục: biểu hiện muộn 5 - 19 ngày sau sinh với chất tiết mủ và không giả mạc, dễ gây sẹo và màng máu.
2. Những thể viêm kết mạc mắt thường gặp nhất ở trẻ
Theo tác nhân cụ thể gây bệnh, viêm kết mạc mắt ở trẻ được chia thành các thể sau:
2.1. Viêm kết mạc do nấm Chlamydial
Nấm Chlamydia là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý ngoài da và ở các cơ quan bên ngoài cơ thể, phổ biến là viêm kết mạc và nhiễm trùng sinh dục. Trẻ sơ sinh thường bị viêm kết mạc mắt do nấm Chlamydia lây nhiễm từ người mẹ mặc dù người mẹ có thể không có triệu chứng bệnh.
Nếu không chăm sóc tốt, viêm kết mạc mắt có thể ảnh hưởng đến thị lực sau này của trẻ
Bệnh nhân mắc thể bệnh viêm kết mạc mắt này thường gặp các triệu chứng như: sưng mí mắt, đỏ mắt, xuất hiện mủ,… sớm sau khi sinh từ 5 - 12 ngày.
Đa phần trẻ bị viêm kết mạc mắt do nấm Chlamydial sẽ đồng thời xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng ở bộ phận khác của cơ thể. Cần lưu ý bệnh xảy ra ở hệ hô hấp có thể gây lây nhiễm cho phổi và vòm họng.
2.2. Viêm kết mạc do lậu cầu
Viêm kết mạc lậu cầu là bệnh do khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, chúng chủ yếu lây truyền qua được tình dục. Trẻ sơ sinh mắc bệnh này cũng chủ yếu do lây nhiễm khuẩn từ người mẹ do quá trình mang thai và khi sinh không được điều trị tốt.
Trẻ sơ sinh mắc viêm kết mạc mắt do lậu cầu xuất hiện triệu chứng rất sớm, bao gồm: đóng dày mủ ở dử mắt, đỏ mắt, đau nhức mắt, sưng mí mắt,… Cần cẩn thận đưa trẻ sơ sinh đi thăm khám sớm vì lậu cầu thường gây biến chứng nghiêm trọng khác đi kèm với viêm kết mạc mắt như viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng máu,…
2.3. Viêm kết mạc do dị ứng với thuốc nhỏ mắt
Mắt là cơ quan vô cùng nhạy cảm, mắt của trẻ lại càng nhạy cảm hơn do chưa quen tiếp xúc với môi trường bên ngoài cơ thể mẹ cũng như hệ miễn dịch kém, khả năng chống lại vi sinh vật gây bệnh chưa tốt.
Thuốc nhỏ mắt có thể là nguyên nhân gây viêm kết mạc mắt
Vì thế, việc lựa chọn sản phẩm bảo vệ, tăng cường chức năng mắt hoặc thuốc nhỏ mắt cho trẻ có thể gây tổn thương, phản ứng dị ứng và dẫn đến viêm kết mạc mắt. Đa phần các trường hợp dị ứng với thuốc nhỏ mắt này, triệu chứng viêm kết mạc mắt không quá nghiêm trọng.
2.4. Viêm kết mạc do vi khuẩn và virus khác
Ngoài 2 chủng thường gây viêm kết mạc mắt nhất là Chlamydia và Neissseria, các vi khuẩn lây nhiễm cho trẻ qua quá trình sinh nở cũng có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho sức khỏe và thị lực của trẻ.
Dựa trên triệu chứng bệnh và chẩn đoán nếu cần thiết, bác sĩ có thể tìm ra chính xác tác nhân gây viêm kết mạc mắt để điều trị theo nguyên nhân hiệu quả hơn.
3. Điều trị cho trẻ bị viêm kết mạc mắt
Phát hiện sớm có thể điều trị viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh đơn giản, nhanh chóng và không để lại biến chứng gì nguy hiểm cho mắt và thị lực. Cụ thể, điều trị viêm kết mạc mắt sẽ dựa trên nguyên nhân lây nhiễm kết hợp với khắc phục triệu chứng bao gồm:
3.1. Điều trị viêm kết mạc mắt do vi trùng
Với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, phương pháp điều trị hiệu quả là sử dụng kháng sinh dạng tra, thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống tùy vào mức độ nghiêm trùng.
3.2. Điều trị viêm kết mạc mắt do siêu vi
Khi tác nhân gây bệnh là virus, kháng sinh sẽ không đem lại hiệu quả điều trị tốt, song cần sử dụng trong trường hợp có nguy cơ bội nhiễm.
3.3. Điều trị viêm kết mạc mắt dị ứng
Với dạng viêm sưng kết mạc mắt do dị ứng này, điều đầu tiên cha mẹ và người chăm sóc cần làm là tránh xa con với tác nhân gây dị ứng. Mắt cần được bảo vệ tốt hơn mỗi khi trẻ ra ngoài với kính râm, kính chống tia UV,…
Trẻ cần được hạn chế tiếp xúc với chất gây dị ứng mắt
Ở người bình thường, viêm kết mạc mắt thường không nguy hiểm song với trẻ sơ sinh sức khỏe còn yếu, nếu mắc bệnh nguy cơ biến chứng là rất cao. Vì thế, nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu bất thường, cần sớm đưa trẻ tới gặp bác sĩ để kiểm tra và điều trị nhanh chóng.