Viêm kết mạc mùa xuân là một dạng bệnh dị ứng thường xảy ra vào mùa xuân, tác nhân chủ yếu gây bệnh thường là phấn hoa nở nhiều vào mùa xuân. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, gây không ít triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến thị lực của trẻ. Tìm hiểu thông tin bệnh lý giúp cha mẹ chủ động hơn trong phòng ngừa và xử trí khi trẻ khởi phát bệnh.
15/04/2021 | Viêm kết mạc mãn tính do đâu và cách điều trị hiệu quả 11/04/2021 | Những điều bạn nhất định phải biết về viêm kết mạc cấp tính! 17/01/2021 | Viêm kết mạc ở trẻ em và những điều cha mẹ cần biết
1. Tại sao bạn bị viêm kết mạc mùa xuân?
Trước hết cần nhận biết bạn có thực sự mắc bệnh viêm kết mạc mùa xuân hay do các vấn đề về sức khỏe mắt khác? Bệnh thường xảy ra vào mùa xuân, khi nhiều loài cây đồng thời nở hoa và các hạt phấn hoa vô cùng nhỏ phân tán ngoài không khí. Đối tượng thường mắc bệnh nhất là trẻ nhỏ, nhất là trẻ nam từ 5 tuổi đến 13 tuổi. Người lớn tuổi hơn cũng có thể mắc bệnh và nhận biết bằng dấu hiệu tương tự.
Viêm kết mạc mùa xuân thường xảy ra ở trẻ em là nam giới
Khi viêm kết mạc mùa xuân xảy ra, hiện tượng xuất hiện đầu tiên thường là đỏ, ngứa, chảy nước mắt. Phản ứng dị ứng có thể xảy ra ở cả đường hô hấp, khiến người bệnh bị hắt hơi, ngứa mũi, chảy nước mũi,… Sau những phản ứng ban đầu, kiểm tra mi mắt khi lộn ra sẽ thấy xuất hiện các hạt lớn giống như các lát sỏi nằm sát nhau.
Tình trạng này thường tái phát theo mùa, xảy ra nghiêm trọng hơn khi người bệnh tiếp xúc trực tiếp với phấn hoa như ngửi, tay chứa phấn hoa dụi mắt, đi bộ dưới cây,… Phấn hoa là tác nhân gây phản ứng dị ứng này nên được gọi là kháng nguyên, khi xâm nhập cơ thể sẽ sinh ra kháng thể chống lại, đồng thời xảy ra một loạt các phản ứng quá mẫn cảm.
Viêm kết mạc mùa xuân xảy ra khi tiếp xúc với dị nguyên
Bệnh xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng, vì thế ngoài viêm kết mạc mùa xuân thường đi kèm với các bệnh dị ứng khác như: dị ứng thực phẩm, viêm xoang mũi dị ứng, viêm phế quản dị ứng, viêm da cơ địa,…
2. Phương pháp điều trị bệnh viêm kết mạc mùa xuân
Điều trị bệnh viêm kết mạc mùa xuân cũng như các bệnh dị ứng khác, điều quan trọng là tìm được chính xác kháng nguyên. Khi người bệnh không tiếp xúc với kháng nguyên nữa, phản ứng quá mẫn sẽ dần dịu lại, các thuốc điều trị triệu chứng sẽ có hiệu quả. Song thực tế phấn hoa phân tán trong môi trường không khí rất khó kiểm soát, nên người bệnh thời gian này chỉ có thể hạn chế tiếp xúc tối đa.
Để điều trị triệu chứng, có rất nhiều loại thuốc nhỏ mắt và thuốc uống đáp ứng tốt với bệnh viêm kết mạc mùa xuân. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý đi mua thuốc sử dụng theo triệu chứng mà cần đi khám chuyên khoa mắt và sử dụng thuốc theo chỉ định. Bác sĩ có thể thực hiện một vài bài kiểm tra nhỏ để chẩn đoán dị nguyên, kê uống điều trị phù hợp.
Bệnh rất dễ tái phát, vì thế việc điều trị phải kiên trì và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mặc dù bệnh tái phát nhưng tính chất khác nhau thì thuốc điều trị có thể cũng khác nhau, do đó không nên tự sử dụng đơn thuốc cũ khi triệu chứng tái phát. Ngoài ra một số thuốc nếu dùng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ kê sử dụng trong thời gian ngắn.
Thuốc nhỏ mắt kháng viêm giúp giảm triệu chứng viêm kết mạc mùa xuân
Tiêu biểu như nhóm thuốc kháng sinh, kháng viêm chứa thành phần corticoid nếu dùng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây tác dụng phụ cho mắt. Cần đi khám và điều trị sớm, tránh phản ứng nặng gây tổn thương vào giác mạc sẽ ảnh hưởng đến thị lực và điều trị gặp nhiều khó khăn hơn.
Nhiều người có thói quen dùng tay dụi do cảm giác ngứa ở mắt, nhưng việc này không những không giúp cải thiện bệnh mà có thể vô tình gây tổn thương nặng hơn. Vì thế phải hướng dẫn trẻ không đưa tay lên dụi mắt khi bị viêm kết mạc mùa xuân.
Điều quan trọng trong điều trị là cần tìm ra chính xác loại dị nguyên gây bệnh. Song không phải trường hợp nào bác sĩ cũng có thể xác định được dễ dàng, do đó chỉ có thể điều trị triệu chứng cho các đợt tái phát. Đa phần trẻ nhỏ mắc bệnh viêm kết mạc mùa xuân sẽ giảm hoặc không tái phát khi trưởng thành.
3. Phòng ngừa bệnh viêm kết mạc mùa xuân thế nào?
Như vậy, nếu đã xác định được dị nguyên gây phản ứng quá mẫn trong bệnh viêm kết mạc mùa xuân, bạn có thể dễ dàng phòng ngừa bằng việc tránh xa tác nhân này. Song khi dị nguyên là phấn hoa, rất khó để ngưng tiếp xúc hoàn toàn nhất là vào mùa xuân khi hoa nở, phấn sẽ phát tán nhiều trong không khí.
Phấn hoa thường là dị nguyên gây viêm kết mạc mùa xuân
Kể cả với những bệnh nhân chưa xác nhận được dị nguyên, mặc dù không thể tránh hoàn toàn nhưng các biện pháp sau cũng hạn chế và giảm nhẹ những cơn bùng phát bệnh viêm kết mạc mùa xuân.
Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng
Các yếu tố dễ gây dị ứng bao gồm: phấn hoa, bụi, lông vật nuôi, hóa chất,…
Vệ sinh tay và cơ thể sạch sẽ
Tay là nơi tiếp xúc với nhiều vật thể nên dễ dính bụi bẩn cũng như vi khuẩn. Tuyệt đối không đưa tay bẩn lên dụi mắt, ngoài ra hãy vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Hàng ngày có thể nhỏ nước mắt để làm sạch mắt, tăng sức đề kháng và cải thiện thị lực.
Không trồng hoặc cắm hoa trong nhà
Khi bạn bị dị ứng với phấn hoa, nên tránh xa các loại hoa này, vì thế cũng cần hạn chế cắm hoặc trồng hoa trong nhà.
Đeo kính bảo vệ mắt
Qua một lớp kính bảo vệ, mắt sẽ hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên có thể gây bệnh viêm kết mạc mùa xuân như bụi bẩn, phấn hoa,… Bạn nên có thói quen đeo kính bảo vệ này mỗi khi ra đường, mắt sẽ được bảo vệ tốt hơn dưới ánh nắng mặt trời và gió, giảm cảm giác nhức mỏi mắt.
Đeo kính giúp mắt được bảo vệ tốt hơn
Viêm kết mạc mùa xuân là bệnh dị ứng ở mắt không quá nghiêm trọng với sức khỏe, tuy nhiên lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, công việc và chất lượng cuộc sống người bệnh. Khi bệnh khởi phát, nên sớm đi thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ để nhanh chóng cải thiện bệnh, tránh biến chứng nguy hiểm.