Chấn thương dây chằng đầu gối là loại chấn thương thường gặp nhất với những người thường xuyên vận động, chơi các môn thể thao. Khi không được khắc phục và điều trị kịp thời, chấn thương này có thể gây ra các biến chứng làm ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Cùng MEDLATEC tìm hiểu kỹ hơn các thông tin về chấn thương dây chằng tại đầu gối trong bài viết dưới đây.
09/01/2022 | Hỏi đáp: Đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không? 16/08/2021 | Đầu gối bị tổn thương do những nguyên nhân nào? 19/07/2021 | Bị bong gân đầu gối có nguy hiểm không? Khi nào cần đi viện?
1. Chấn thương dây chằng đầu gối được hiểu là như thế nào?
Chấn thương dây chằng đầu gối được hiểu là tình trạng tổn thương với nhiều mức độ khác nhau tại dây chằng. Các chấn thương này có thể kể đến như giãn dây chằng, đứt một phần hoặc đứt toàn bộ,… Khi chấn thương xảy ra, người bệnh dễ xuất hiện các triệu chứng cụ thể và bị ảnh hưởng ít nhiều tới khả năng vận động, chất lượng cuộc sống.
Tổn thương dây chằng là chấn thương mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải
2. Phân loại các kiểu chấn thương tại dây chằng đầu gối?
Theo kết quả thống kê, có tới 70% các chấn thương dây chằng đầu gối có nguyên nhân là do các tai nạn lao động, vận động thể thao, tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày,… Các chấn thương này thường xảy ra nhanh và đột ngột đối đối với người bệnh. Trong đó, các chấn thương tại dây chằng đầu gối được phân loại như sau:
Chấn thương dây chằng đầu gối chéo trước
Các chấn thương tại vị trí này thường xảy ra do người bệnh thay đổi hướng vận động quá nhanh hoặc các va chạm mạnh gây ra tình trạng trẹo đầu gối. Phổ biến nhất là trong các vận động khi chơi thể thao.
Khi gặp phải chấn thương dây chằng chéo trước, người bệnh có thể “cảm nhận” được tiếng “rắc” do đầu gối phát ra hay cảm thấy vùng này trở nên lỏng lẻo hơn bình thường. Các triệu chứng cụ thể của chấn thương chéo trước tại đầu gối gồm có:
-
Sưng đầu tại đầu gối trong khoảng 24h giờ. Cần được cố định vùng gối thì tình trạng mới thuyên giảm.
-
Có cảm giác đau nhiều tại vùng gối trước, đặc biệt là khi thực hiện di chuyển.
-
Nặng hơn có thể gây ra tình trạng teo cơ.
Khi bị chấn thương tại dây chằng chéo trong, người bệnh có thể nghe thấy tiếng “rắc” ở vùng đầu gối
Chấn thương dây chằng đầu gối chéo sau
Chấn thương dây chằng chéo sau thường gây ra bởi một tác động với một lực mạnh nào đó (lớn hơn so với tác dụng lực của chéo trước) lên vùng gối. Chấn thương này có thể trở thành mạn tính hoặc cấp tính tùy theo tình trạng của người bệnh.
Các triệu chứng của người bệnh khi chấn thương dây chằng chéo sau xảy ra là:
-
Đau gối sưng nhanh chóng khi chấn thương xảy ra.
-
Xuất hiện cảm giác đầu gối bị lỏng lẻo, đau dữ dội tại vùng gối. Do đó, phần lớn người bệnh thường gặp các vấn đề khó khăn trong di chuyển.
-
Ở phía đầu gối bị chấn thương thường có tình trạng teo đùi, bất cân xứng giữa hai chân.
-
Khi chấn thương dây chằng là mạn tính, tình trạng thoái hóa khớp gối có thể xảy ra khiến vùng đầu gối càng đau và sưng phù.
Chấn thương dây chằng đầu gối bên ngoài
Chấn thương dây chằng này thường xảy ra bởi đầu vùng đầu gối bị ép từ ngoài vào trong bởi ngoại lực tác động. Chấn thương dây chằng ngoài là ít phổ biến nhưng có mức ảnh hưởng khá nghiêm trọng và có quá trình điều trị khá phức tạp.
Thông thường, các triệu chứng của tổn thương này là tình trạng sưng, đau hay căng cơ. Khớp gối của người bệnh thiếu ổn định, khó khăn trong quá trình di chuyển.
Chấn thương dây chằng đầu gối bên trong
Chấn thương dây chằng trong tại đầu gối thường gặp phổ biến với các vận động viên, người thường xuyên chơi thể thao ở cường độ cao và liên tục. Tổn thương này gây tác động trực tiếp tới mặt ngoài của khớp, khiến gối bị rách hoặc mở ra quá mức.
Chấn thương dây chằng trong thường gặp phổ biến với người chơi thể thao, người vận động nặng
Các triệu chứng điển hình của chấn thương này là:
-
Cảm giác đau nhức tại mặt trong của khớp, gây tình trạng khó khăn khi người bệnh di chuyển hay vận động.
-
Các cơn đau nhức thường âm ỉ.
-
Gây cảm giác khó chịu.
-
Vị trí bị chấn thương thường bầm tím và sưng phù.
3. Cách điều trị chấn thương dây tại chằng đầu gối
Với các tổn thương dây chằng đầu gối là nhẹ, bạn có thể sử dụng các phương pháp sau đây để quá trình hồi phục trở nên nhanh chóng hơn, gồm có:
-
Cho đầu gối có thời gian nghỉ ngơi, hạn chế việc di chuyển hoặc vận động cần thiết. Đặc biệt không nên vận động nặng, quá sức sau hồi phục.
-
Khi bị chấn thương, người bệnh nên thực hiện chườm lạnh trong khoảng 20 - 30 phút để giảm nhẹ tình trạng sưng đầu đầu gối. Các ngày tiếp theo đó, có thể tiếp tục thực hiện phương pháp này đến khi cảm thấy hết sưng đau.
-
Nẹp, cố định đầu gối để hạn chế tình trạng khớp gối bị lỏng lẻo và bảo vệ đầu gối khỏi các tác động có thể xảy ra.
-
Kê cao đầu gối bằng một chiếc gối mềm khi nằm hoặc ngồi.
-
Sử dụng các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng gối. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhằm lựa chọn ra bài tập thích hợp nhất.
-
Sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau,… theo sự chỉ định của bác sĩ.
Chườm lạnh là giải pháp hiệu quả giúp hạn chế tình trạng sưng đau do chấn thương dây chằng gây ra
Trong một vài trường hợp, khi các dấu hiệu của chấn thương không có xu hướng giảm nhẹ, thậm chí là đau nặng thì việc nhanh chóng thăm khám là cần thiết. Sau quá trình thăm khám, tùy theo mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý.
Nếu người bệnh bị giãn dây chằng quá nhiều hoặc đứt toàn bộ thì việc phải phẫu thuật sẽ là giải pháp phù hợp nhất.
4. Cách phòng ngừa các chấn thương tại dây chằng đầu gối
Để hạn chế các chấn thương, tổn thương dây chằng đầu gối, bạn nên thực hiện một số lưu ý sau để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bản thân. Đó là:
-
Khởi động kỹ trước khi tham gia chơi thể thao.
-
Tránh tập luyện hay vận động với cường độ cao và liên tục trong thời gian dài.
-
Thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học, đặc biệt là đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất để tốt cho hệ xương khớp.
-
Hạn chế tình trạng vận động đột ngột, khó xử lý tình huống nếu thực sự không cần thiết.
-
Cố gắng thực hiện đúng kỹ thuật với các động tác khi cần vận động.
Chấn thương dây chằng đầu gối đôi khi không gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh nhưng dễ gây ra cản trở trong quá trình vận động. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chủ động thực hiện thăm khám và điều trị sớm nhất.
Nếu Quý khách đang gặp các chấn thương liên quan đến hệ thống xương - khớp và có nhu cầu thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.