Đầu gối bị tổn thương do những nguyên nhân nào? | Medlatec

Đầu gối bị tổn thương do những nguyên nhân nào?

Một trong những chấn thương thường gặp khi vận động mạnh hoặc khi tham gia các bộ môn thể thao chính là tổn thương đầu gối. Trong đó, chấn thương này có thể tác động đến khả năng vận động cũng như chất lượng đời sống của người bệnh. Vậy đầu gối bị tổn thương có thể xảy ra do những nguyên nhân nào?


19/07/2021 | Bị bong gân đầu gối có nguy hiểm không? Khi nào cần đi viện?
05/02/2021 | Những ảnh hưởng nghiêm trọng do đau nhức đầu gối gây ra
24/10/2020 | Chụp cộng hưởng từ đầu gối giúp phát hiện bệnh lý nào?
23/10/2020 | Tìm hiểu về các chấn thương đầu gối thường gặp nhất

1. Tổn thương dây chằng bên trong

Hầu hết các trường hợp dây chằng bên trong đầu gối bị tổn thương thường liên quan đến khả năng vặn xoắn khiến toàn bộ hoặc một phần nào đó của dây chằng bị chày. Đây cũng là nguyên nhân khiến điểm bám chày hoặc điểm bám đùi của dây chằng bị bong. Trong đó, tình trạng vặn xoắn của khớp gối bị tổn thương thường được chú trọng và quan tâm nhiều hơn với tần suất lặp lại cơn đau khá cao. Đặc biệt, với những tình trạng nặng, bệnh nhân có thể bị tràn dịch khớp gối

Đầu gối bị tổn thương dây chằng bên trong

Đầu gối bị tổn thương dây chằng bên trong

Với những trường hợp dây chằng bị tổn thương đơn thuần thì phương pháp chụp X-quang thường khó có thể phát hiện được vấn đề sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, với những trường hợp khớp gối dạng ngoài cưỡng bức vẫn có thể sử dụng phương pháp này trong chẩn đoán. Trong quá trình chụp X-quang, bệnh nhân sẽ được yêu cầu duỗi hai gối hết tầm sau khi vô cảm để chụp vùng khớp gối cả phía trước và phía sau. Trong trường hợp khe khớp gối trong bị tổn thương có kích thước lớn hơn khe khớp bên không tổn thương hoặc lớn khoảng 1cm thì nguy cơ cao người bệnh bị đứt dây chằng bên chày.

Mục tiêu trong điều trị tình trạng dây chằng bên chày bị đứt một phần chính là hạn chế tuyệt đối những hoạt động khiến dây chằng bị tổn thương nặng hơn trong quá trình phục hồi. Đối với trường hợp bệnh nhân bị đau và xuất hiện tình trạng tụ máu bên trong khớp thì ưu tiên can thiệp bằng Aspirin. Đồng thời, vùng khớp gối bị tổn thương nên được bó ống bột hoặc nẹp để cố định bất động. Ngược lại, với bệnh nhân bị đứt toàn bộ dây chằng bên chày thì nên can thiệp bằng phương pháp bó ống bột (khoảng một tháng rưỡi) hoặc phẫu thuật. 

2. Đầu gối bị tổn thương do dây chằng chéo trước bị đứt

Trong y học, dây chằng chéo trước hay còn được kí hiệu là ACL thường được xác định là phần bám vào lồi cầu xương đùi đến diện trước mâm chày. Dây chằng chéo này có nhiệm vụ giữ cho mâm chày không bị xoay trong hoặc trượt về phía trước. Do đó, bộ phận này thường bị tổn thương khi cơ thể phải xoay người sang một hướng khác một cách bất ngờ nhưng bàn chân vẫn giữ nguyên vị trí cũ hoặc trong những hoạt động nhảy cao chân nhưng tiếp đất với tư thế khó. 

Tình trạng đứt dây chằng chéo trước

Tình trạng đứt dây chằng chéo trước

Đứt dây chằng chéo trước cũng được xem là một dạng đầu gối bị tổn thương khá phổ biến đối với vận động viên. Trong đó, có đến một nửa số lượng bệnh nhân mắc phải bệnh lý này kèm theo một vài tổn thương khác liên quan đến khớp gối. Chẳng hạn như tổn thương dây chằng bên, tổn thương dây chằng chéo sau, bong sụn khớp hoặc rách sụn chêm,... Tình trạng dây chằng chéo trước bị tổn thương có thể xảy ra với nhiều hình thái khác nhau như chỉ bong tại một vị trí hoặc tổn thương hoàn toàn, tổn thương không hoàn toàn. 

Dựa vào tình trạng lỏng gối cũng như mức độ tổn thương của dây chằng chéo trước, trong y khoa đã phân chia các mức độ bệnh như sau:

  • Mức độ 1: bệnh chỉ mới tiến triển ở giai đoạn dây chằng có biểu hiện giãn nhưng khớp gối vẫn còn vững, vận động tốt. 

  • Mức độ 2: tình trạng tổn thương đã diễn tiến nặng hơn khiến dây chằng bị đứt đi một phần, Bên cạnh đó, khớp gối cũng có biểu hiện mất đi sự vững vàng do hiện tượng lỏng gối vừa. 

  • Mức độ 3: đây cũng là giai đoạn bệnh được đánh giá là nặng nhất vì dây chằng đã hoàn toàn bị đứt kèm theo tình trạng khớp gối vận động rất lỏng lẻo.

Theo chia sẻ của bác sĩ, phần lớn các trường hợp bệnh nhân thường bị tổn thương ở mức độ 2 và mức độ 3 vì ở giai đoạn đầu người bệnh thường khó có thể phát hiện được bệnh. Vậy các triệu chứng lâm sàng của bệnh lý này là gì? Thực tế, với những bệnh lý về xương khớp thì biểu hiện đau và sưng là triệu chứng điển hình nhất. Do đó, người bệnh thường khó có thể phân biệt bệnh chính xác. Ngoài ra, cơ thể bệnh nhân còn xuất hiện một số biểu hiện khác như:

Triệu chứng lâm sàng khi dây chằng chéo trước đứt

Triệu chứng lâm sàng khi dây chằng chéo trước đứt

  • Teo cơ: đùi bên khớp gối bị chấn thương bị teo cơ nên thường có biểu hiện nhỏ dần khiến chân ngày một yếu đi. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những đối tượng vận động ít như học sinh, nhân viên văn phòng,... Mặt khác, hiện tượng đầu gối bị tổn thương xảy ra ở những vận động viên thể thao thường không thể hiện rõ rệt do cơ đùi của nhóm đối tượng này khá rắn chắc.

  • Lỏng gối: hiện tượng lỏng gối có thể biểu hiện qua một số triệu chứng như xuất hiện cảm giác yếu chân khi vận động; dễ vấp ngã kèm theo cảm giác ríu chân khi phải chạy nhanh; đứng trụ bằng chân tổn thương rất khó khăn; di chuyển lên cầu thang cảm thấy không thật chân, đồng thời gặp khó khăn nếu di chuyển xuống cầu thang hoặc dốc,...

3. Tổn thương sụn chêm

Tổn thương sụn chêm là tình trạng thường rất dễ gặp ở khớp gối do một chấn thương nào đó. Đặc biệt, đối tượng dễ mắc phải bệnh lý này nhất chính là cầu thủ bóng đá do tính chất của bộ môn thể thao này hoặc những bệnh nhân bị tai nạn giao thông. Trong đó, sụn chêm thường được mô tả là phần tấm sụn có hình dáng chữ “C” hoặc chữ “O” khá chắc chắn. Đồng thời, sụn chêm cũng là phần lót giữa xương chày và hai mặt khớp của xương đùi với nhiệm vụ tăng khả năng hấp thụ cũng như phân phối lực tác động lên đầu gối, giúp đầu gối giữ vững. Mặt khác, sụn chêm cũng giúp cản trở bao khớp và màng hoạt dịch tràn vào khe khớp. 

Vậy triệu chứng đặc trưng của dạng đầu gối bị tổn thương này là gì? Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh lý này, sau đây là một số chia sẻ về biểu hiện lâm sàng của tình trạng sụn chêm tổn thương:

  • Xuất hiện dấu hiệu kẹt khớp, khi tình trạng tổn thương tiến triển trong thời gian dài sẽ khiến cơ đầu đùi tổn thương. 

Xuất hiện âm thanh lục khục trong khớp khi vận động

Xuất hiện âm thanh lục khục trong khớp khi vận động

  • Hiện tượng tràn dịch khớp gối kèm theo âm thanh lục khục phát ra từ trong khớp mỗi khi vận động.

  • Tại vị trí khớp gối bị tổn thương, nếu bạn dùng ngón tay ấn vào có thể cảm nhận cơn đau khe khớp.

  • Kết quả kiểm tra nghiệm pháp Appley và Mac Murray là dương tính. 

4. Tổn thương sụn khớp

Ngoài sụn chêm thì sụn khớp cũng là một phần của đầu gối bị tổn thương do những yếu tố bên ngoài tác động. Thực tế, sụn khớp thường được mô tả là phần sụn thường bao phủ đầu xương chảy và đầu xương đùi của khớp. Bộ phận này có nhiệm vụ làm nhẵn, trơn cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho khớp gối có thể hoạt động linh hoạt, nhẹ nhàng. Do đó, khi sụn khớp bị tổn thương thường có liên quan đến các dây chằng chéo trước. 

Tình trạng tổn thương này chủ yếu phát sinh do ngoại lực tác động lên đầu khớp một cách đột ngột khiến chúng bị bong, vỡ hay cũng có thể do đầu gối chịu sức nặng quá lớn, bất ngờ khi xoay gối. Sự tổn thương ở sụn khớp thường tạo điều kiện thuận lợi để hình thành nên các dị vật khớp hoặc dẫn đến kẹt khớp. 

Với những chia sẻ của bài viết, hy vọng bạn đọc có thêm nhiều thông tin hữu ích xoay quanh chủ đề đầu gối bị tổn thương. Từ đó, mọi người sẽ chủ động bảo vệ sức khỏe và nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp