Đau đầu gối là triệu chứng thường thấy ở những người cao tuổi hoặc làm công việc nặng. Bệnh lý này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe nếu gặp phải. Vậy, đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không? Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến bệnh lý này trong bài viết sau.
15/10/2021 | Chấn thương dây chằng đầu gối: phân loại và cách điều trị 16/08/2021 | Đầu gối bị tổn thương do những nguyên nhân nào? 19/07/2021 | Bị bong gân đầu gối có nguy hiểm không? Khi nào cần đi viện?
1. Đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không?
Lớp sụn khớp gối có chức năng bảo vệ các đầu khớp gối. Vì vậy, khi mà các lớp sụn này bị tổn thương, bị teo thì gây ra tình trạng đầu xương cọ vào nhau. Nếu không được phát hiện kịp thời, nguy cơ cao là hình thành bệnh lý thoái hóa khớp gối. Người bệnh không nên chủ quan khi mắc phải bệnh này, bởi vì đây là căn bệnh mạn tính, lâu dần sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như biến dạng khớp hay tàn phế.
Đau đầu gối, một trong những dấu hiệu nhận biết của thoái hóa khớp gối
Đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không?
Đau đầu gối xuất hiện khi bị chấn thương ở gối hoặc mắc các bệnh về xương khớp như: Gout, viêm đa khớp dạng thấp và đặc biệt là thoái hóa khớp gối . Đây thường là dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh thoái hóa khớp gối.
2. Triệu chứng của thoái hóa khớp gối
Bệnh lý này chia thành 4 giai đoạn, từ nhẹ đến nặng và mức độ đau đầu gối cũng phụ thuộc vào tiến triển của bệnh. Ở các giai đoạn đầu, cơn đau đứt quãng, người bệnh có thể chịu được. Nhưng khi bệnh trở nặng, đến giai đoạn cuối, cơn đau dữ dội sẽ khiến cho người bệnh gặp rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển.
Ngoài ra, bệnh còn có một vài triệu chứng kèm theo mà người bệnh rất dễ nhận thấy như: khớp gối đau nhức, sưng đỏ, biến dạng, khi đi thì có tiếng lụp cụp và ngủ dậy hay ngồi lâu thì xuất hiện tình trạng cứng khớp gối. Bệnh nhân còn cảm nhận được những cơn đau từ trong đầu gối và cả vùng trước của đầu gối.
Ở bệnh lý này, bệnh nhân sẽ cảm thấy “rất sợ” khi phải vận động như đứng lên ngồi xuống, mang vác đồ, chạy, nhảy hay là leo cầu thang. Vì những động tác này tác động lực lên khớp gối gây đau nhiều cho người bệnh. Không những vậy, ban đêm cũng là thời điểm mà chỗ thoái hóa ở khớp gối bung tỏa những cơn đau khiến bệnh nhân mất ngủ dẫn đến suy nhược cơ thể.
Nỗi sợ khi leo cầu thang đối với người bị bệnh thoái hóa khớp gối
Một điều cần lưu ý ở bệnh thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối sưng quá to. Khi gặp trường hợp này, người nhà cần đưa bệnh nhân đến ngay các Trung tâm y tế vì có khả năng cao người bệnh đã bị tràn dịch khớp gối. Nếu để bệnh kéo dài sẽ dẫn đến viêm khớp nhiễm trùng, rất nguy hiểm.
3. Những nguyên nhân phổ biến gây bệnh thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là bệnh lý do nhiều nhân tố gây ra. Trong đó, có 2 nguyên nhân chính đó là các yếu tố bên trong cơ thể con người và các tác động từ bên ngoài môi trường sống.
Những yếu tố bên trong cơ thể dẫn đến bệnh thoái hóa khớp gối
-
Người nhà có tiền sử mắc bệnh thoái hóa khớp gối, các thành viên trong gia đình có khả năng bị bệnh do hàm lượng collagen và khả năng tổng hợp proteoglycan ở sụn được di truyền.
-
Ở những người cao tuổi, quá trình lão hóa diễn ra, các tế bào sụn khớp vừa mất đi chức năng tổng hợp vừa không thể tái tạo sụn mới khiến khớp gối chịu lực kém và dễ dàng bị thương tổn do các nguyên nhân bên ngoài gây ra.
-
Cơ thể diễn ra quá trình thay đổi nội tiết tố.
Người lớn tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh thoái hóa khớp gối
Các tác động bên ngoài gây bệnh thoái hóa ở khớp gối
-
Không xử lý, chữa trị dứt điểm các chấn thương do va chạm làm cho khớp gối bị tổn thương mạnh dẫn đến rách dây chằng, nứt hoặc gãy xương,… là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
-
Những người béo phì, tăng cân có nguy cơ cao mắc bệnh, bởi vì trọng lượng lớn gây nhiều áp lực lên khớp gối.
-
Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu các thành phần dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D và canxi cũng làm tăng nguy cơ gây các bệnh về xương khớp.
-
Trước đó có mắc các bệnh liên quan đến xương khớp.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh thoái hóa khớp gối. Từ những nguyên nhân này, mỗi người đều có thể tự phòng bệnh cho chính bản thân và gia đình của mình. Hãy bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thực đơn gia đình, kiểm soát cân nặng cơ thể và chữa trị ngay khi phát hiện các bệnh về xương khớp để phòng tránh bệnh thoái hóa xương khớp.
4. Các phương pháp điều trị bệnh thoái hóa khớp gối
Tình trạng bệnh thoái hóa khớp gối phân theo từng giai đoạn, vì vậy tùy vào mức độ thoái hóa sẽ có phương pháp trị liệu khác nhau, phù hợp với mỗi bệnh nhân.
Phương pháp điều trị áp dụng cho những trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu
Người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán bệnh trước khi dùng thuốc
-
Phương pháp vận động trị liệu nhằm tập cơ tứ đầu đùi, khuyến khích người bệnh luyện tập các môn thể thao như đi bộ, đạp xe, bơi lội, …
-
Xây dựng chế độ ăn đảm bảo các chất dinh dưỡng như ăn nhiều trái cây, rau củ, cá, nước hầm xương, … Tránh ăn thức ăn chế biến sẵn, nước có ga, bi rượu, thuốc lá.
-
Người bệnh cần thực hiện giảm cân nếu bị béo phì, thừa cân.
Phương pháp điều trị ở giai đoạn nặng
-
Phẫu thuật như phẫu thuật nội soi làm sạch, ghép tế bào sụn tự thân, đục xương sửa trục, …
-
Thay khớp gối nhân tạo, đây là phương pháp cần có đội ngũ y bác sĩ chuyên môn, có kinh nghiệm, đầy đủ trang thiết bị y tế.
Trên đây là những thông tin cần thiết và hữu ích mà mọi người cần biết về bệnh thoái hóa khớp gối. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình có các dấu hiệu nêu trên hay vẫn còn đang thắc mắc liệu đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không. Hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56 để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn, giải đáp thêm các thông tin liên quan đến bệnh lý.