Trật khớp gối - Vấn đề sức khỏe quan trọng cần được quan tâm | Medlatec

Trật khớp gối - Vấn đề sức khỏe quan trọng cần được quan tâm

Trật khớp gối có nghiêm trọng không? Những vấn đề nào bệnh nhân cần lưu ý khi khớp gối bị trật. Cùng bổ sung thêm những kiến thức cơ bản để bảo vệ sức khỏe của chính mình và những người xung quanh khi gặp phải vấn đề này qua bài viết sau nhé.


06/09/2022 | Những bài thuốc chữa đau khớp gối bằng lá lốt và một số lưu ý khi áp dụng
12/08/2022 | Bác sĩ giải đáp: Điều trị chấn thương đầu gối bằng những phương pháp nào?
30/07/2022 | Hé lộ bí kíp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả và nhanh chóng
27/07/2022 | Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và nên kiêng gì để bệnh sớm cải thiện?

1. Trật khớp gối do đâu?

Khớp đầu gối là một bộ phận nằm ở vị trí giữa xương cẳng chân và phần xương đùi. Đây chính là nơi giao nhau củ ba hệ xương bao gồm: Phần xương bánh chè, phần xương đùi và phần xương chày. Hệ dây chằng ở xung quanh khớp gối còn đóng một vai trò làm phương tiện để giữ khớp. Bao hoạt dịch bọc quanh khớp sản xuất ra dịch khớp hỗ trợ bôi trơn diện khớp khi vận động. Song song với đó, chúng còn ngăn ngừa được tình trạng bị nhiễm trùng khớp. 

Nguyên nhân trật khớp gối là gì?

Nguyên nhân trật khớp gối là gì?

Tình trạng trật khớp gối sẽ khiến cho phần xương chày và cả xương đùi bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Chúng không còn giao nhau ở khớp gối. Tình trạng này có thể gây nên những tổn thương vô cùng nghiêm trọng, thậm chí có thể khiến cho người bệnh bị mất chi dưới. Vậy nên, khi bị trật khớp gối thì người bệnh cần phải được điều trị sớm để tránh những hậu quả xấu khác. 

Tình trạng khớp gối bị trật có thể là do bị chấn thương trực tiếp khá mạnh vào vùng đầu gối hoặc do các hoạt động xoay, vặn mình quá mạnh. Trong sinh hoạt hàng ngày, bạn cần phải chú ý để tránh làm ảnh hưởng đến khớp gối của mình. Bạn cũng cần phải phân biệt được giữa hai vấn đề là trật khớp gối và bị sai khớp gối nhẹ. Sai khớp gối là do phần dây chằng ngoài chị thương tổn nhưng các khớp xương vẫn không bị tác động thay đổi vị trí. 

2. Những triệu chứng nhận biết trật khớp gối

Một vài triệu chứng để nhận biết trật khớp gối phổ biến như:

  • Phần khớp gối bị trật sẽ sưng đỏ lên, khớp bị biến dạng và chúng ta có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

  • Phần cẳng chân bị tổn thương sẽ có triệu chứng ngăn hơn, đồng thời chúng cũng bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, có sự khác biệt với chân còn lại.

  • Khi hoạt động khớp gối, người bệnh sẽ cảm thấy khu vực này đau dữ dội.

  • Có những âm thanh phát ra ở phần khớp gối khi bạn di chuyển.

  • Đầu gối bị sưng và bị bầm tím vô cùng nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết khi bị trật khớp gối

Dấu hiệu nhận biết khi bị trật khớp gối

Vậy nên, khi người bệnh nhận thấy phần đầu gối của mình có những triệu chứng sau đây thì bạn nên tìm đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

3. Trật khớp gối có những loại nào?

Trật khớp gối cũng được chia ra làm nhiều loại khác nhau. Dựa vào sự phân loại này, các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất cho từng đối tượng bệnh nhân. Cụ thể, khớp gối bị trật sẽ chia ra thành từng nhóm gồm:

  • Trật khớp gối ra phía trước: Đây là một dạng khớp gối bị trật thường gặp nhất. Khoảng 30% đến 50% người bị trật khớp gối thì đều nằm trong nhóm này. Phần dây chằng chéo sau (PCL) sẽ bị đứt khi khớp gối bị trật. Khoảng 50% người bệnh đều bị đứt phần động mạch khoeo và có nguy cơ đến hơn 40% ảnh hưởng và tổn thương những mạch máu. 

  • Trật khớp gối ra phía sau: Với nhóm này thì bệnh nhân có nguy cơ tổn thương đến mạch máu cao hơn 40%.

  • Trật khớp gối ra ngoài.

  • Trật khớp gối vào trong.

  • Trật khớp gối thể phối hợp: Có thể là bị trật vào trong hoặc bị trật ra ngoài kết hợp cùng với xoay khớp.

Trật khớp gối gồm những loại nào?

Trật khớp gối gồm những loại nào?

4. Quá trình chẩn đoán trật khớp gối

Khi đi thăm khám, bệnh nhân bị trật khớp gối sẽ được chẩn đoán theo chu trình sau đây:

4.1. Bước 1: Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng lâm sàng hiện tại của bệnh nhân với các nguyên tắc cụ thể:

  • Xác định chính xác vị trí khớp gối bị chấn thương, tình trạng hiện tại của khớp gối (bị sưng đỏ hoặc biến dạng), xem xét cử động của các khớp gối

  • Kiểm tra và tiến hành đánh giá những tổn thương của các dây thần kinh, dây chằng và phần gân ở vị trí đầu gối. Bởi lẽ, dây chằng bị rách là dấu hiệu thương tổn khá phổ biến khi khớp gối bị trật.

  • Kiểm tra xem màu sắc da có thay đổi như thế nào, nhiệt độ của da tính từ phần đầu gối cho đến bàn chân ra sao để đánh giá mức độ tổn thương của khớp gối. 

4.2. Bước 2: Kiểm tra huyết áp ở phần mắt cá chân

Việc kiểm tra huyết áp ở mắt cá nhân nhằm xác định được những thay đổi liên quan đến lưu lượng máu. Bác sĩ sẽ bắt đầu đo huyết áp ở vùng mắt cá chân rồi mang đi so sánh với huyết áp được đo ở khu vực cánh tay. Nếu chỉ số đo được ở mắt cá chân thấp hơn so với cánh tay thì chứng tỏ việc trật khớp gối có ảnh hưởng đến lưu lượng máu ở phần chân.

Cần đo huyết áp mắt cá chân để chẩn đoán tình trạng bệnh

Cần đo huyết áp mắt cá chân để chẩn đoán tình trạng bệnh

4.3. Bước 3: Đo điện cơ ở chân

Việc làm này sẽ giúp kiểm tra phần cơ và cả dây thần kinh của bệnh nhân đang trong tình trạng như thế nào. Kỹ thuật được áp dụng sẽ thực hiện theo nguyên tắc chính là ghi lại các hoạt động điện dựa trên tín hiệu và cả tốc độ diễn ra từ hệ dây thần kinh trong cơ thể.

4.4. Bước 4: Chẩn đoán chấn thương qua hình ảnh

Thông qua những triệu chứng lâm sàng đã được khám trước đó, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành những xét nghiệm cận lâm sàng nếu cần thiết, ví dụ:

  • Chụp X-quang: Đây là kỹ thuật được áp dụng nhằm giúp bác sĩ có thể quan sát đực xương ở phần khớp gối có bị bật khỏi vị trí lúc đầu hay không. Đây cũng là một cách để bác sĩ có thể chẩn đoán những vấn đề về gãy hoặc rạn xương xảy ra do tai nạn. 

  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Một kỹ thuật được áp dụng nhằm giúp bác sĩ có thể xác định được phần dây chằng hoặc những mô xung quanh đầu gối bị tổn thương như thế nào.

  • Chụp động mạch: Phương pháp này sẽ sử dụng hình ảnh chụp X-quang để xác định được lưu lượng máu có ở trong tĩnh mạch của người bệnh. Kỹ thuật chụp động mạch có thể giúp bác sĩ xác định được tình trạng mạch máu bị tổn thương do khớp gối bị trật gây nên. 

5. Những phương pháp điều trị bệnh nhân bị trật khớp gối

Nếu bệnh nhân bị trật khớp gối không được phát hiện và điều trị nhanh chóng thì sẽ để lại những biến chứng khá nguy hiểm. Ví dụ như cục máu đông ở phần tĩnh mạch sâu chân hoặc gây nên hội chứng bị chèn ép khoang cấp tính chi thể.

Việc điều trị khớp gối bị trật sẽ được thực hiện với mục tiêu có thể cải thiện được những triệu chứng đau. Đồng thời, cũng giúp ngăn ngừa những biến chứng khác có liên quan. Quan trọng nhất chính là đưa được xương về đúng vị trí lúc ban đầu. Những phương pháp được áp dụng để điều trị chứng trật khớp gối bao gồm:

Những giải pháp điều trị khớp gối bị trật

Những giải pháp điều trị khớp gối bị trật

5.1. Không phẫu thuật

Để áp dụng biện pháp điều trị này, bác sĩ cần phải xác định xem xương bánh chè có đang nằm ở đúng vị trí vốn có hay khong. Sau đó, bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc an thần để hạn chế những cơn đau và giảm thiểu sự lo lắng của bệnh nhân. 

Sau khi đã đưa được xương về đúng vị trí của mình, bác sĩ sẽ đeo nẹp cho bệnh nhân để các tổn thương được phục hồi nhanh hơn. Những nẹp này cũng giúp ngăn ngừa được tình trạng xương bị lệch và giúp cho phần đầu gối được ổn định hơn. Bệnh nhân sẽ cần đeo nẹp trong khoảng thời gian ít nhất là hai tuần. 

5.2. Phẫu thuật

Giải pháp này sẽ được chỉ định cho hầu hết các bệnh nhân với mục đích hạn chế được những tổn thương khác có liên quan. Những bệnh nhân có các đặc điểm sau đây thường sẽ được chỉ định điều trị bằng biện pháp này:

Phẫu thuật khớp gối có thể được chỉ định

Phẫu thuật khớp gối có thể được chỉ định

  • Bị rách dây chằng.

  • Xương bị gãy.

  • Hệ dây thần kinh bị tổn thương.

  • Bị viêm gân.

  • Mạch máu bị tổn thương.

Phẫu thuật sẽ được chỉ định tiến hành trong khoảng từ 1 đến 3 tuần kể từ sau khi bị chấn thương. Đây là lúc để cho phần khớp gối có thể giảm sưng đau và bớt viêm. Trong thời gian đó, bệnh nhân sẽ được mang thêm nẹp chân và áp dụng các phương pháp chăm sóc vết thương đơn giản như chườm đá hoặc giữ chân ở trên cao.

Dựa vào tình hình sức khỏe cũng như tình trạng tổn thương của phần khớp gối mà bác sĩ sẽ quyết định mở hoặc nội soi. Việc phẫu thuật khớp gối thường sẽ được thực hiện nhiều hơn 1 lần nhằm chắc chắn quá trình phục hồi của người bệnh ở điều kiện tốt nhất. 

Mặc dù được xem là một liệu pháp khá an toàn, thế nhưng vẫn sẽ có những rủi ro tiềm ẩn như:

  • Sau khi hoàn tất phẫu thuật, phần khớp gối không được ổn định.

  • Bị cứng khớp mạn tính.

  • Khớp bị dị dạng.

  • Bị đau dây thần kinh.

  • Bị nhiễm trùng.

Trật khớp gối nếu không được chữa trị nhanh chóng có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh. Để được thăm khám và điều trị, Quý khách hãy đến chuyên khoa Cơ Xương Khớp của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc đặt lịch khám trước thông qua hotline 1900 56 56 56 của bệnh viện. 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp