Bong gân cổ chân xảy ra khi có sự giãn hoặc rách dây chằng do chấn thương. Người bệnh sẽ cảm thấy đau và gặp nhiều khó khăn trong vấn đề đi lại. Tình trạng này không hiếm gặp, nhất là ở những người phải làm việc nặng nhọc hay thường xuyên chơi thể thao.
02/08/2021 | Cách xử lý tình trạng bong gân và khuyến cáo dùng thuốc cho tình trạng này 19/07/2021 | Bị bong gân đầu gối có nguy hiểm không? Khi nào cần đi viện? 22/05/2021 | Phân biệt bong gân và căng cơ - hướng dẫn điều trị đúng cách
1. Những điều cần biết về tình trạng bong gân ở cổ chân
Bất cứ hoạt động nào trong cuộc sống hàng ngày, nếu thực hiện sai quy tắc đều có thể dẫn đến chấn thương, bong gân ở cổ chân cũng là trường hợp không ngoại lệ. Đa số mọi người thường có tư tưởng xem nhẹ tình trạng bong gân, cho đó là một trong những sự cố nhẹ. Thế nhưng, nếu không can thiệp xử lý kịp thời và đúng cách, có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho đôi chân.
Bong gân cổ chân là trường hợp dây chằng quanh khớp cổ chân có xu hướng bị giãn ra hoặc thậm chí là đứt một phần nào đó hay toàn bộ. Tình trạng ảnh hưởng nhiều hay ít đến sức khỏe của đôi chân còn phải căn cứ vào mức độ chấn thương.
Bong gân cổ chân gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống
Đa phần bong gân thường ở mức độ nhẹ, không gây ảnh hưởng gì nghiêm trọng tới khả năng đi lại. Cũng chính vì lý do này mà nhiều người thường tỏ ra thờ ơ, chủ quan với chính vết thương của đôi chân mình.
Bên cạnh đó, hiện có khá nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị bong gân tại nhà. Tuy nhiên, nếu rơi vào hoàn cảnh này, bạn nên gặp bác sĩ trước để có những nhìn nhận chính xác về tình trạng cổ chân lúc này. Tránh trường hợp để càng lâu càng trở nặng và gây ảnh hưởng đến vấn đề đi lại.
Các mức độ bong gân có thể gặp phải
Bong gân là một trong những trường hợp thường gặp, đôi khi không phải là những chấn thương nặng mà chỉ vô tình bước hụt cũng khiến tình trạng bong gân cổ chân xảy đến. Mức độ bong gân được chia làm 3 mức cụ thể như sau:
-
Mức độ 1: Đây là mức độ nhẹ nhất khi bạn không may bị bong gân ở cổ chân. Trường hợp này xảy ra khi có lực tác động vào nhưng không quá lớn, chỉ đủ để gây nên sự giãn dây chằng nhẹ. Lúc này, bạn sẽ thấy cổ chân xuất hiện vết sưng nhỏ kèm theo cảm giác đau nhẹ.
-
Mức độ 2: Với mức độ này, dây chằng vùng cổ chân có khả năng cao sẽ bị rách hoặc đứt một phần. Bạn sẽ thấy tình trạng sưng phù kèm theo vết thâm khá lớn. Lúc này, việc đứng dậy hay đi lại sẽ gặp nhiều khó khăn.
-
Mức độ 3: Mức độ này được đánh giá là nặng nhất, phần dây chằng có ở cổ chân của bạn sẽ bị đứt một cách toàn bộ. Điều này sẽ khiến cho cổ chân bị sưng và vết bầm tím cũng xuất hiện lớn. Việc đứng dậy sẽ gây cảm giác cực đau đớn và cổ chân không thể đứng vững nổi.
Mức độ nặng nhẹ của bong gân phụ thuộc vào lực tác động
Các biểu hiện đặc trưng của tình trạng bong gân ở cổ chân
Khi bạn không may một lực lớn hơn mức bình thường tác động vào cổ chân, khi đó tình trạng bong gân rất có thể sẽ xảy ra. Sự tác động này sẽ khiến cho dây chằng xung quanh vùng khớp bị tổn thương. Cùng lúc đó, sự bong gân ở cổ chân với các biểu hiện sau đây:
-
Xuất hiện tiếng kêu rắc giống như khi bẻ khớp ngón tay.
-
Các vết thâm tím và sưng tùy vào từng mức độ chịu lực.
-
Sự đau âm ỉ, khó chịu vùng bị bong gân và việc đi lại gặp nhiều khó khăn.
2. Khi bị bong gân cổ chân nên làm thế nào?
Để tình trạng bong gân không tiến triển nặng, các triệu chứng đau nhức nhanh chóng giảm đi, chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng cách xử lý sau đây:
-
Hãy sử dụng băng vải hoặc băng thun để ép vùng khớp chân bị bong gân sao cho cố định lại. Việc này sẽ giúp giảm nhanh cơn đau và sưng hiệu quả, ngoài ra còn góp phần nâng đỡ vùng khớp đang bị tổn thương.
-
Sử dụng đá lạnh để làm dịu và giúp co mạch, giảm tình trạng sưng tấy, bạn hãy chủ động chờm từ 4 đến 8 lần mỗi ngày. Lưu ý rằng không để túi chườm ở mãi một vị trí, bởi để lâu sẽ gây ra những tổn thương cho vùng da đó.
-
Để giảm tình trạng sưng, bầm tím chỗ bong gân và vùng lân cận, bạn nên kê hoặc nâng cao vùng bị tổn thương.
-
Sử dụng công cụ hỗ trợ đi lại nếu cần thiết, không tự động di chuyển để tránh áp lực đè nén.
Sử dụng đá chườm tại vị trí bong gân giúp giảm tình trạng sưng tấy hiệu quả
Những cách xử lý trên đây chỉ áp dụng cho trường hợp bị bong gân nhẹ, giãn dây chằng. Trường hợp đứt hoàn toàn bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp điều trị, không tự ý sử dụng bất cứ phương pháp nào tại nhà.
3. Một số lưu ý trong điều trị bong gân
Để đảm bảo cho quá trình điều trị bong gân cổ chân nhanh chóng được hồi phục, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
-
Người bệnh tuyệt đối không sử dụng các chất xoa bóp nóng hoặc rượu để chữa trị bong gân ở cổ chân hay vết thương khác. Bởi đây là những chất có tính nóng, khi sử dụng nó sẽ vô tình khiến cho máu chảy nhiều hơn, gây teo phần cơ và khớp bị cứng sau khi phục hồi.
-
Bạn nên chăm chỉ tập luyện đi sau một thời gian nghỉ ngơi, điều này phần nào đó sẽ giúp cơ chắc khỏe hơn và nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường.
-
Trường hợp bị bong gân ở cổ chân nặng, ngoài việc thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa thì bạn nên tái khám để có thể xác định được tình trạng phục hồi của chân, đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Thực hiện tái khám giúp bạn kiểm soát được mức độ phục hồi
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng bong gân cổ chân, hy vọng sẽ phần nào đó giúp ích được cho bạn đọc. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hoặc các thông tin sức khỏe khác, bạn đọc có thể liên hệ qua hotline 1900565656 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được giải đáp.