Khu vực bụng trên bên trái, ở dưới sườn có rất nhiều cơ quan quan trọng như: thận, dạ dày, đại tràng, đuôi tụy,… Triệu chứng đau bụng trên bên trái có thể xuất phát từ vấn đề của các cơ quan này hoặc vấn đề sức khỏe khác. Nếu sớm xác định được nguyên nhân, người bệnh có thể xử trí đúng cách, ngăn ngừa được tình trạng nguy hiểm có thể xảy đến.
08/02/2021 | Gợi ý cách chữa đau bụng dưới sau khi quan hệ hiệu quả nhất 06/02/2021 | Đau bụng dưới sau khi quan hệ vài ngày do đâu? 17/01/2021 | Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 là do đâu? Có nguy hiểm không?
1. Những nguyên nhân có thể gây đau bụng trên bên trái
Một số nguyên nhân lành tính gây đau bụng trên bên trái có thể tự giải quyết và điều trị tại nhà. Tuy nhiên nếu cơn đau xuất hiện dai dẳng, mức độ nghiêm trọng bất thường thì cần liên hệ sớm với bác sĩ, một số trường hợp có thể đe dọa đến tính mạng. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp nhất.
Bác sĩ sẽ dựa vào vị trí cơn đau để dự đoán nguyên nhân
1.1. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích thường là hậu quả của các triệu chứng đường ruột cùng xảy ra, gây ra tình trạng đau bụng trên bên trái đi kèm với triệu chứng:
Hiện nay chưa tìm ra liệu pháp điều trị triệt để chứng bệnh này, người bệnh sẽ được theo dõi sức khỏe và thực hiện một số biện pháp để kiểm soát triệu chứng bệnh như:
-
Tập thể dục thường xuyên giúp sức đề kháng khỏe mạnh và đường ruột hoạt động hiệu quả hơn.
-
Ngủ đủ giấc, đúng giờ.
-
Tăng cường chất xơ.
-
Giảm căng thẳng vì sức khỏe tinh thần ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa.
-
Dùng thuốc hoặc thực phẩm chứa probiotic theo chỉ định của bác sĩ.
Hội chứng ruột kích thích hiện chưa có biện pháp điều trị triệt để
Hầu hết các ca bệnh hội chứng ruột kích thích sẽ được kiểm soát và cải thiện triệu chứng nếu thực hiện tốt biện pháp trên. Cần cẩn thận nếu cơn đau bụng trên kéo dài dai dẳng hoặc mức độ đau nghiêm trọng, cần sớm đi thăm khám để được chẩn đoán và điều trị tích cực.
1.2. Phì đại lá lách
Nhiễm trùng là nguyên nhân thường gặp nhất ra phì đại lá lách, có thể do nguyên phát hoặc thứ phát từ xơ nang, xơ gan phát triển thành. Phì đại lá lách thường gây các triệu chứng nhận biết sau:
Triệu chứng phì đại lá lách thường không liên tục tùy theo tình trạng nhiễm trùng, biện pháp điều trị được áp dụng là nghỉ ngơi, dùng kháng sinh và phẫu thuật.
Viêm tụy thường gây đau bụng dữ dội
1.3. Viêm tụy
Cả viêm tụy cấp tính lẫn viêm tụy mạn tính đều gây ra những cơn đau bụng dữ dội bên trái hoặc bên phải tùy vào vị trí mắc bệnh. Cơn đau có thể lan xuống lưng và thường dữ dội hơn sau khi ăn. Người bệnh còn có triệu chứng như: nôn, buồn nôn, đau dạ dày, sốt, tăng nhịp tim,…
Cần chẩn đoán mức độ bệnh mới có thể xem xét điều trị bằng chăm sóc tại nhà hay dùng thuốc, truyền dịch, phẫu thuật cắt bỏ.
1.4. Sỏi thận (hiếm gặp)
Sỏi thận là kết quả của sự tích tụ chất thải trong thận trong một thời gian dài, khi cơ thể không được cung cấp đủ nước để làm sạch. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau bụng bên trái nhưng hiếm hơn bởi cực trên của thận nằm ở hạ sườn trái.
Ngoài đau bụng trái, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như:
Sỏi thận gây ra những cơn đau bụng thường xuyên thường là bệnh đã tiến triển nặng, sỏi nhiều hoặc có kích thước lớn. Để giải quyết tạm thời cơn đau, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc giảm đau, đồng thời sử dụng thực phẩm chức năng và uống nước tăng cường.
Nếu sỏi thận lớn và nguy hiểm, để loại bỏ hoàn toàn hiện nay có nhiều cách như nội soi niệu quản, cắt thận nội soi hoặc phẫu thuật nội soi với sóng xung kích.
2. Lưu ý khi bị đau bụng trên bên trái
Nếu cơn đau kéo dài, không rõ nguyên nhân, không đáp ứng với biện pháp chăm sóc, nghỉ ngơi và điều trị tại nhà thì người bệnh nên tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ. Đặc biệt nếu có triệu chứng đi kèm sau, cần đi khám y tế ngay:
-
Choáng váng, mê sảng.
-
Khó thở.
-
Nôn hoặc ho ra máu.
-
Nôn liên tục.
-
Đi ngoài phân đen hoặc máu tươi.
-
Sốt, lạnh run, thường đổ mồ hôi đêm.
Không nên chủ quan nếu cơn đau bụng kéo dài và nghiêm trọng
3. Những cách giúp giảm đau bụng bên trái hiệu quả tại nhà
Khi bị đau bụng bên trái, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra, thăm khám. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng một số cách giảm đau đơn giản tại nhà sau:
Dùng gừng tươi
Gừng có tính ấm, giúp lưu thông máu rất tốt. Do đó, khi bị đau bụng thì bạn có thể thưởng thức 1 cốc trà gừng, hoặc có thể lấy gừng tương pha cùng nước ấm và một chút đường. Bạn sẽ cảm thấy cơn đau giảm đi rõ rệt.
Mật ong
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần pha một chút mật ong với nước ấm, chắc chắn cơn đam sẽ giảm ngay tức thì.
Uống nước gừng, tỏi, bạc hà
Cả 3 gia vị này đều có tính ấm nên giúp giảm đau bụng rất hiệu quả. Bạn chỉ cần xay nhuyễn 3 gia vị này với nước ấm và uống 2 lần 1 ngày.
Lá ổi, búp ổi non
Một trong những dược liệu tự nhiên giúp giảm cơn đau bụng rất tốt là lá và búp ổi non. Bạn chỉ cần lấy một chút búp ổi non, đem sao nóng cùng muối sau đó đun cùng với gừng nướng trong khoảng 10 - 15 phút.
Mỗi ngày có thể uống 2 lần để giảm cơn đau bụng hiệu quả.
Không nên chủ quan với cơn đau bụng trên bên trái vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Việc bạn cần làm là thay đổi lối sinh hoạt khoa học, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và đi kiểm tra tại cơ sở y tế ngay.
Nếu đang gặp vấn đề sức khỏe này cần tư vấn trực tiếp, hãy tới cơ sở y tế MEDLATEC toàn quốc hoặc liên hệ qua hotline 1900565656.