Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 là một trong những vấn đề khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Bên cạnh tháng thứ 4 thì đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2 và thứ 5 có giống hay không? Nguyên nhân dẫn đến các cơn đau bụng này là gì và có nguy hiểm không?
04/01/2021 | Nguyên nhân và cách khắc phục đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối 28/06/2020 | Tìm hiểu đau bụng dưới khi mang thai và 1 số bệnh gây đau bụng dưới 29/05/2020 | Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai liệu có nguy hiểm không?
1. Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4, nguyên nhân do đâu?
Thông thường, khi mẹ bầu bước qua giai đoạn 3 tháng đầu sẽ có dần trở nên ổn định hơn. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp mẹ đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4. Theo các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến biểu hiện mẹ bầu tháng thứ 4 bị đau bụng dưới bao gồm:
Giãn dây chằng
Hiện tượng giãn dây chằng không phải quá xa lạ với mọi người trong cuộc sống ngày nay và có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau. Đối với mẹ bầu, hiện tượng giãn dây chằng tròn do tử cung to lên có thể gây ra các cơn đau bụng dưới. Thông thường, các cơn đau có thể nặng hơn nếu mẹ hắt hơi, ho, hay thay đổi tư thế đứng và ngồi.
Đau bụng dưới khi mang thai đôi khi là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý
Táo bón
Một trong những hiện tượng bất thường hay gặp ở các bà bầu là tình trạng táo bón kéo dài do tử cung chèn ép thành ruột. Bên cạnh đó, nồng độ hormone Progesterone tăng cao gây giãn cơ trơn thực quản và ruột. Khi đó, quá trình tiêu hóa thức ăn và vận chuyển các chất dẫn đến cảm giác chướng bụng, đầy hơi. Chính những lý do này có thể gây ra tình trạng co thắt và dẫn đến tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4.
Sự tích tụ của mỡ
Với những bà bầu khi mang thai, nhất là ở các tháng đầu thường được bổ sung rất nhiều dưỡng chất để nuôi cả mẹ và con. Để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và phát triển bình thường, mẹ bầu cần ăn nhiều hơn. Điều này có thể khiến mỡ tích tục sớm trong thai kỳ và gây ra tình trạng đau bụng khi mang thai.
2. Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 có ảnh hưởng sức khỏe mẹ và bé không?
Nếu trong trường hợp, dây chằng giãn ra do tử cung phát triển nhằm mục đích nâng đỡ thai nhi thì đây là hiện tượng bình thường. Tình trạng này sẽ gặp với hầu hết các mẹ bầu và khi nghỉ ngơi hoặc thay đổi tư thế, những cơn đau nhẹ sẽ nhanh chóng biến mất.
Thai nhi phát triển khiến dây chằng tròn giãn có thể là nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp mà mẹ cần phải lưu ý và nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa. Nếu cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 đi kèm với biểu hiện: Đau bụng dữ dội, dịch âm đạo tiết ra một cách bất thường, màu nâu hay chảy máu,... Đây cũng có thể là dấu hiệu để nhận biết các tình trạng như mang thai ngoài tử cung, sinh non, sảy thai hay nhiễm trùng đường tiểu.
3. Nguyên nhân gây đau bụng dưới tháng thứ 2 và 5
Không chỉ ở tháng thứ 4, mà có nhiều mẹ còn có hiện tượng đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 hay thậm chí là tháng thứ 2. Vậy nguyên nhân có gì khác và có nguy hiểm hay không?
Nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2
Thông thường, hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2 là do quá trình làm tổ của thai nhi. Khi đó, từ cung sẽ có sự co bóp nhẹ và gây ra những cơn đau âm ỉ. Đi kèm với cơn đau bụng dưới, mẹ có thể thấy chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa nhiều.
Mặc dù vậy, một số trường hợp, cơn đau bụng dưới lại là dấu hiệu bệnh lý mà mẹ không được chủ quan. Nếu các cơn đau đi kèm với biểu hiện như ra máu âm đạo, tụt huyết áp,... thì có thể là dấu hiệu của tình trạng sảy thai, mang thai ngoài tử cung.
Đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2 có thể do sự làm ổ của thai nhi khiến tử cung co bóp
Nguyên nhân gây đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5
Thực tế, nguyên nhân dẫn đến các cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 5 cũng tương tự như tháng thứ 4. Hơn nữa, sự phát triển của thai nhi càng về sau càng to, quá trình làm việc của tử cung càng mạng nên cơn đau có thể nặng và kéo dài hơn. Lúc này, khối lượng thai nhi lớn dần dẫn đến những chèn ép xảy ra ở những dây chằng đi từ bụng xuống vùng bẹn háng.
Khi đó, cơn đau bụng dưới sẽ có sự lan rộng ra xung quanh cho tới vùng đùi. Ngoài ra, ở tháng thứ 5, sự tích tụ của niêm mạc tử cung hay máu nuôi dưỡng thai tuần hoàn chậm cũng có thể dẫn đến các cơn đau bụng dưới.
4. Cách để cải thiện các cơn đau bụng dưới khi mang thai
Một số trường hợp sinh lý bình thường của mẹ bầu trong thời gian thai kỳ, hiện tượng đau bụng dưới có thể khắc phục bằng một số mẹo sau:
-
Thay đổi tư thế hiện tại, chẳng hạn nếu mẹ đang có cảm giác đau bụng dưới bên trái, hãy nằm nghiêng người sang phải rồi gác chân lên.
-
Dùng túi ấm chườm lên bụng giống như cách giảm đau bụng kinh mà bạn thường làm cũng có thể cải thiện triệu chứng hiệu quả.
-
Mẹ cần phải có sự thư giãn và nghỉ ngơi mỗi khi có cảm giác đau bụng dưới. Bên cạnh việc nằm nghỉ, có thể nghe nhạc, đọc sách hay xem tivi nhằm quên đi cảm giác đau.
-
Ngâm cơ thể và thả lỏng toàn thân trong nước ấm cũng là một cách hay mà nhiều mẹ bầu thường áp dụng mỗi khi đau bụng dưới.
-
Xoa bóp cơ thể, nhất là ở khu vực từ lưng xuống lòng bàn chân. Đây vừa là cách để thư giãn vừa thúc đẩy quá trình lưu thông của máu và giảm đau bụng dưới nhanh chóng.
Mẹ bầu cần được chăm sóc và nghỉ ngơi nhiều hơn khi xuất hiện cơn đau bụng dưới
Tuy nhiên, nếu trường hợp cơn đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 hay bất kỳ thời điểm nào xảy ra dữ dội và mẹ đã thử nhiều cách nhưng không thuyên giảm thì đến ngay cơ sở y tế. Đừng bỏ qua dấu hiệu này trong lần khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ chuyên khoa của bạn. Điều này sẽ giúp những kiểm tra, đánh giá sức khỏe mẹ và em bé được chính xác cũng như đảm bảo an toàn hơn.
Nếu bạn đang cần tìm một địa chỉ uy tín để tư vấn, hỗ trợ hay khám kiểm tra tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 4 thì có thể liên hệ đến hotline: 1900.56.56.56, các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề.