Gân Achilles phải chịu nhiều áp lực do tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ thể, do vậy là gân rất dễ bị tổn thương. Viêm điểm bám gân Achilles không đe dọa đến tính mạng, nhưng gây đau đớn và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
10/08/2022 | Giải đáp thắc mắc: Bệnh viêm gân nguy hiểm như thế nào? 11/03/2022 | Những điều bạn cần biết về bệnh viêm gân 27/01/2021 | Viêm gân gót chân: nguyên nhân và những phương pháp điều trị 21/01/2021 | Viêm gân: triệu chứng nhận biết và những vùng dễ bị nhất
1. Nguyên nhân gây ra viêm điểm gân Achilles
Gân Achilles là gân lớn nhất, cách chỗ bám vào xương gót từ 3 đến 6 cm là vùng có ít mạch máu và dễ bị tổn thương. Nguyên nhân dẫn đến viêm điểm bám gân Achilles là do phải chịu trọng lực lớn và trực tiếp lên gân, thường gặp ở những vận động viên thể thao.
Viêm điểm bám gân gót chân do nhiều nguyên nhân gây ra
Bên cạnh đó, bệnh cũng có nguy cơ cao đối với những người lớn tuổi. Sợi collagen chính là yếu tố chính cấu tạo nên gân. Bởi vậy gân mới có được sự mềm mại và linh hoạt. Tuy nhiên, tuổi càng cao thì lượng collagen trong cơ thể càng giảm, đồng nghĩa với nguy cơ tổn thương gân sẽ càng cao.
Khi chơi thể thao, những động tác nhanh và đột ngột có thể cần đến sự tham gia của nhiều sợi gân nhỏ và thiếu sự đàn hồi, do đó rất dễ gây tổn thương gân từ mức nhẹ đến nghiêm trọng. Một số môn thể thao có thể làm tăng nguy cơ bị viêm điểm bám chân Achilles là khiêu vũ, thể dục dụng cụ,… đặc biệt là các môn có động tác đẩy mũi bàn chân và nhấc chân lên để tăng tốc hoặc đổi hướng di chuyển như điền kinh, bóng đá.
Ngoài yếu tố tuổi tác và thói quen chơi thể thao thì một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, có thể kể đến như:
- Người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa.
- Trường hợp yếu cơ.
- Người thừa cân béo phì.
- Người có khớp cổ chân lỏng lẻo.
- Bệnh nhân sử dụng thuốc corticoid hoặc thuốc kháng sinh dài ngày.
- Phụ nữ thường xuyên đi giày cao gót.
2. Triệu chứng của bệnh viêm điểm bám gân Achilles
Tùy vào tình trạng bệnh mà mức độ biểu hiện của bệnh cũng sẽ khác nhau. Bệnh nhân có thể gặp phải một số biểu hiện cụ thể như sau:
- Đau rát hoặc đau phần thấp ở bắp chân sau, cơn đau thường xảy ra vào buổi sáng. Đây được đánh giá là biểu hiện nhẹ nhất.
Bệnh nhân có thể bị đau gót chân
- Bệnh nhân bị đau ở vùng gót, cơn đau tăng lên khi căng gót hay đứng trên đầu mũi chân. Cơn đau gót cũng thường xảy ra vào buổi sáng.
- Tình trạng viêm gân Achilles trong thời gian dài mà không được điều trị sẽ làm tăng nguy cơ bị rách gân, rách một phần hoặc rách hoàn toàn.
+Với những trường hợp bị đứt gân, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những cơn đau dai dẳng kèm theo đó là tình trạng phù nề hay đôi khi là cứng đơ ở vùng gót chân.
+Có thể nghe thấy tiếng rắc cùng với những cơn đau ở vùng gân bị đứt.
+ Khi bị đứt gân, vùng gót có thể tím và phù nề do chảy máu giữa các sợi gân.
3. Một số điều trị bệnh viêm điểm bám gân Achilles
Tùy thuộc vào mỗi trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.
- Đối với các trường hợp phát hiện sớm và ở giai đoạn cấp: Chỉ bằng những phương pháp đơn giản có thể mang đến hiệu quả điều trị rất tích cực. Bệnh nhân có thể chườm lạnh, gác chân cao hơn tim. Trong những trường hợp cần thiết, có thể cho bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Nên điều trị bệnh sớm để tránh tình trạng đứt gân
- Đối với các trường hợp ở giai đoạn mạn tính, gân sẽ dày lên, đồng thời khả năng đàn hồi rất kém, cùng với sự tăng sinh mạch máu và sự thay đổi mô xung quanh vùng gần bị viêm. Vì thế, việc điều trị trở nên khó khăn và cần nhiều thời gian hơn so với giai đoạn cấp tính. Thông thường, bệnh nhân cần từ 3 đến 6 tháng mới có thể phục hồi.
+ Phương pháp điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu có thể thúc đẩy quá trình hồi phục, từ đó rút ngắn thời gian điều trị. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu để hỗ trợ giảm đau và tăng cường khả năng hồi phục.
+Có thể dùng một số thiết bị hỗ trợ để giảm căng thẳng cho gân, chẳng hạn như miếng đệm, miếng lót giày,…
+ Phẫu thuật gân Achilles
-
Với những trường hợp, các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả tích cực, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật nối gân Achilles. Phẫu thuật cũng được đánh giá là phương pháp phù hợp với những trường hợp có nguy cơ đứt gân hoặc đã bị đứt gân, giúp bệnh nhân có thể vận động bình thường trở lại.
-
Đối với những trường hợp bị thoái hóa, cần tiến hành cắt bỏ phần gân thoái hóa và đồng thời dùng chỉ khâu để sửa chữa phần gân còn lại.
-
Đối với các trường hợp bị tổn thương gân nặng, có thể thay toàn bộ hoặc một phần gót chân, tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh nhân cụ thể.
Trong trường hợp những triệu chứng không được cải thiện, bạn cần nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia để được hỗ trợ một cách tốt nhất, tránh dẫn đến những hậu quả sức khỏe đáng tiếc.
4. Phải làm sao để phòng ngừa viêm điểm bám chân Achilles?
Để phòng ngừa tình trạng viêm điểm bám chân Achilles, nên thực hiện một số lưu ý sau:
- Cần khởi động kỹ khi chơi thể thao hoặc trước khi tập thể dục để tăng cường sức khỏe gân và giảm nguy cơ viêm.
Khởi động trước khi tập để hạn chế nguy cơ chấn thương gân
- Nếu vừa bắt đầu tập, bạn không nên tăng mức độ vận động quá đột ngột. Nên tăng dần dần cường độ cũng như thời gian tập luyện để cơ thể có thể thích nghi với các bài tập mới, tránh gây áp lực đột ngột lên gót chân.
- Nên tập nhiều bài khác nhau để hạn chế tăng sức ép lên gân và cũng là hạn chế gây chấn thương. Thay vì chỉ chạy bộ, bạn có thể kể hợp thêm với một số bài tập khác như bật nhảy, leo cầu thang, bơi lội,…
- Trong lúc tập, nếu bị đau hoặc mệt, bạn nên ngừng tập.
- Nên lựa chọn những đôi giày vừa vặn với chân để chơi thể thao và tập luyện một cách an toàn.
Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm điểm bám chân Achilles. Nếu có thắc mắc cần được tư vấn hoặc có nhu cầu thăm khám bệnh, mời bạn liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56, các tổng đài viên của MEDLATEC luôn sẵn sàng tư vấn trực tiếp cho bạn.