Tìm hiểu về huyết sắc tố Hemoglobin và các bệnh liên quan | Medlatec

Tìm hiểu về huyết sắc tố Hemoglobin và các bệnh liên quan

Xét nghiệm huyết sắc tố là một trong những chỉ định cần thiết để kiểm tra sức khỏe và chẩn đoán bệnh lý. Vậy hợp chất này là gì? Vai trò của chúng như thế nào đối với cơ thể? Trường hợp các chỉ số xét nghiệm bất thường nói lên điều gì? Các bệnh lý liên quan?... Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.


20/10/2022 | 6 câu hỏi thường gặp về xét nghiệm điện di huyết sắc tố
15/08/2020 | Bác sĩ hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa các chỉ số Tổng phân tích tế bào máu
15/08/2020 | Các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu
09/06/2020 | Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu 30 chỉ số

1. Sơ lược về huyết sắc tố 

Tìm hiểu về huyết sắc tố sẽ giúp bạn thấy được tầm quan trọng của hợp chất này đối với cơ thể.

Huyết sắc tố là gì? 

Huyết sắc tố hay Hemoglobin (Hb hoặc Hgb) là một loại protein có trong tế bào hồng cầu. Hb có nhiệm vụ nhận oxy từ phổi và vận chuyển đi khắp cơ thể. Để kiểm tra sự hiện diện của các Hb bất thường hoặc đo nồng độ của hợp chất này trong máu, bác sĩ sẽ có chỉ định thực hiện xét nghiệm hay điện di Hemoglobin. 

Hemoglobin là một loại protein có trong tế bào hồng cầu của máu

Hemoglobin là một loại protein có trong tế bào hồng cầu của máu

Trường hợp máu xuất hiện các Hb bất thường hay nồng độ huyết sắc tố cao hoặc thấp đều là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý trong cơ thể. 

Thành phần cấu tạo của Hemoglobin

Thành phần cấu tạo nên Hemoglobin bao gồm nhân hem và globin.  

  • Nhân hem: Một hem sẽ bao gồm 1 Fe2+ ở chính giữa và 1 vòng Porphyrin bao xung quanh. Một phân tử Hb sẽ có chứa 4 nhân hem chiếm 5% trọng lượng. 

  • Globin được cấu tạo từ các loại acid amin liên kết với nhau thông qua NH2 và COOH để tạo thành chuỗi polypeptide. 

Nồng độ Hb bình thường là bao nhiêu? 

Ở cơ thể bình thường, tế bào hồng cầu sẽ có chứa khoảng 32% Hemoglobin, cụ thể: 

  • Nữ: 12 - 16 g/dl máu toàn phần. 

  • Nam: 14 - 18 g/dl máu toàn phần. 

Phân loại Hemoglobin

Tùy thuộc vào sự kết hợp của các chuỗi khác nhau mà Hb được chia thành nhiều loại như Hemoglobin A, HbA1, HbA2, HBB,...

  • Các loại Hb bình thường hay gặp là HbA2, HbF, HbA.

  • Một số loại Hb bất thường là HbE, HbS, Hb Bart's, HbD, HbC, HbH, HbI,...

2. Ý nghĩa các chỉ số Hemoglobin trong xét nghiệm máu 

Trong kết quả xét nghiệm máu thường có các chỉ số liên quan đến Hemoglobin là: 

HGB - Hemoglobin

Đây là chỉ số nói về định lượng Hemoglobin đo được trong một thể tích máu. 

  • Giá trị này cao hơn bình thường trong trường hợp người bệnh mất nước, bị các vấn đề về tim mạch hoặc bỏng. 

  • Nếu giá trị HBG thấp hơn bình thường thì cảnh báo tình trạng thiếu máu, xuất huyết, tán huyết. 

Định lượng Hemoglobin bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý

Định lượng Hemoglobin bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý

MCH - Mean Corpuscular Hemoglobin

Chỉ số MCH cho biết lượng huyết sắc tố trung bình trong một hồng cầu. Giá trị này sẽ được xác định bằng cách lấy định lượng HGB chia cho số lượng tế bào hồng cầu. Đối với cơ thể bình thường, chỉ số MCH thường trong khoảng từ 27 - 32 pg.  

  • Giá trị MCH tăng trong trường hợp trẻ sơ sinh hoặc thiếu máu các tính do hồng cầu quá lớn. Ngoài ra, chỉ số MCH cao còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý khác như gan, cường giáp, biến chứng từ ung thư, nhiễm trùng,...

  • Giá trị MCH thấp trong trường hợp cơ thể thiếu máu thường gặp ở người ăn chay hoặc suy dinh dưỡng

MCHC - Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration 

Chỉ số MCHC cho biết nồng độ trung bình của Hemoglobin trong một thể tích máu được xác định bằng cách lấy HGB chia cho HCT (HCT là dung tích hồng cầu, tỷ lệ thể tích hồng cầu trong thể tích máu toàn phần). Chỉ số MCHC có giá trị bình thường trong khoảng 32 - 36%. Giá trị MCHC cũng tăng giảm trong những trường hợp tương tự MCH. 

3. Bệnh huyết sắc tố bao gồm những trường hợp nào? 

Trong y học, bệnh huyết sắc tố là một thuật ngữ dùng chung để chỉ các rối loạn máu và những vấn đề liên quan đến hồng cầu. Những trường hợp này xảy ra khi xuất hiện bất thường trong cấu trúc protein globin hoặc rối loạn gen di truyền. Những bệnh huyết sắc tố thường gặp phải kể đến: 

Tan máu bẩm sinh (Thalassemia)

Thalassemia là tình trạng tan máu bẩm sinh, dẫn đến thiếu máu. Bệnh gồm các thể khác nhau, mỗi thể là một loại bất thường trong chuỗi globin được tổng hợp. Tan máu bẩm sinh là một bệnh di truyền có tỷ lệ cao xảy ra ở gen lặn trên NST thường. 

Bệnh có thể gây ra các biểu hiện như thiếu máu, thay đổi cấu trúc xương, lách to, rối loạn chuyển hóa sắc. Những phương pháp được áp dụng để điều trị Thalassemia hiện nay bao gồm truyền máu, thải sắt, cắt lách, ghép tế bào gốc và điều trị các biến chứng nếu có xảy ra. 

Thalassemia là tình trạng tan máu bẩm sinh do bất thường trong tổng hợp Globin

Thalassemia là tình trạng tan máu bẩm sinh do bất thường trong tổng hợp Globin

Hồng cầu hình lưỡi liềm 

Đây là một loại bệnh thiếu máu bẩm sinh do hồng cầu bị biến dạng (có hình như lưỡi liềm). Hồng cầu hình lưỡi liềm sẽ gây ra tình trạng không đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh mang oxy đi nuôi cơ thể, dẫn đến thiếu máu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đột biến xảy ra ở gen cấu thành Hemoglobin thay vì tạo thành HbA như người bình thường thì cơ thể lại tổng hợp nên HbS.

Các phương pháp điều trị bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm được áp dụng hiện nay bao gồm: 

  • Ghép tế bào gốc (hay còn gọi là ghép tủy). 

  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau, Hydroxyurea, kháng sinh,...

  • Truyền máu. 

  • Điều trị các biến chứng nếu có xảy ra. 

  • Tiêm vaccine phòng ngừa nhiễm trùng. 

Bệnh Porphyria

Porphyria là một nhóm bệnh liên quan đến rối loạn máu di truyền, xảy ra do cơ thể không có khả năng tạo ra nhân hem đúng cách. Lúc này, cơ thể sẽ thiếu một số loại enzyme khiến cho quá trình tổng hợp nhân hem không thể hoàn thành dẫn đến tình trạng các porphyria tích tụ trong mô và máu. 

Những trường hợp mắc bệnh này thường có dấu hiệu như thiếu máu, thay đổi sắc tố da, nhạy cảm với ánh sáng, đau chân, bị các vấn đề thần kinh, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, mất cân bằng điện giải. Những trường hợp bệnh do di truyền là khó tránh khỏi, tuy nhiên, người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, tia cực tím hoặc lạm dụng thuốc tránh thai, sử dụng hormone,... cũng có nguy cơ cao bị bệnh Porphyria.

Khi cơ thể không thể tổng hợp nhân hem đúng cách sẽ gây bệnh Porphyria

Khi cơ thể không thể tổng hợp nhân hem đúng cách sẽ gây bệnh Porphyria

Trên đây là những thông tin có liên quan đến huyết sắc tố cũng như một số vấn đề có liên quan đến hợp chất này. Nếu còn vấn đề thắc mắc hay muốn được tư vấn sức khỏe,bạn có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua số hotline: 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh xuất huyết não: nhận diện và xử trí

Xuất huyết não là một thể đột quỵ não nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sự sống và để lại những hệ lụy nặng nề. Phát hiện để không bỏ qua thời điểm vàng cấp cứu bệnh nhân xuất huyết não là cách tốt nhất để ngăn chặn tình trạng này. Trong nội dung bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về mọi vấn đề quan trọng liên quan đến xuất huyết não.
Ngày 19/06/2023

Tìm hiểu về hạch bạch huyết và các bệnh lý liên quan

Đối với cơ thể, hạch bạch huyết giữ vai trò như người giữ cửa để bảo vệ các hệ thống cơ quan trước sự xâm nhập của tác nhân lạ. Đây chính là một phần không thể thiếu của hệ miễn dịch nên khi hệ thống hạch bạch huyết có vấn đề bất thường thì cơ thể rất dễ bị nhiễm trùng. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về hệ này và các bệnh lý liên quan.
Ngày 19/06/2023

Chuyên gia tư vấn: thiếu máu uống thuốc gì?

Thiếu máu là tình trạng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tình trạng này không những gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Trường hợp thiếu máu nặng còn có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vậy thiếu máu uống thuốc gì sẽ giúp cải thiện sức khỏe? Chuyên gia của MEDLATEC sẽ giải đáp qua bài viết sau đây. 
Ngày 15/06/2023

Thiếu máu do đâu? nên ăn gì để cải thiện?

Thiếu máu là một trong những tình trạng rất phổ biến khi có khoảng 1/3 dân số thế giới mắc phải nhưng rất ít người hiểu rõ nguyên nhân cũng như tác hại của tình trạng này. Thiếu máu có thể gây ra nhiều ảnh hưởng sức khỏe, gián đoạn hoạt động của các cơ quan do không được cung cấp đủ oxy. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này do đâu và những hệ lụy là gì?
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp