Sự thay đổi của nhịp tim có liên quan đến yếu tố tuổi tác. Đặc biệt, với người già, các bất thường về nhịp tim đều cần thận trọng bởi nó có thể đe dọa đến sự sống. Vì thế, theo dõi nhịp tim bình thường của người già luôn là điều cần thiết trong quá trình chăm sóc, khắc phục các vấn đề về sức khỏe ở nhóm đối tượng này.
03/12/2022 | Vỡ mạch máu dưới da ở người già - nguyên nhân và hướng xử trí 30/07/2022 | Cảnh giác với các dấu hiệu của chứng lú lẫn ở người già 15/07/2022 | Người già bị tiểu đường nên ăn gì để ổn định đường huyết?
1. Nhịp tim bình thường của người già là bao nhiêu?
1.1. Các yếu tố tác động đến nhịp tim của người già
Nhịp tim là số đo số lần co bóp hoặc số lần đập trong một phút của tim. Có hai loại nhịp tim cần chú ý là:
- Nhịp tim nghỉ ngơi: nhịp tim khi cơ thể ở trạng thái thư giãn, không căng thẳng và không có bất cứ bài tập thể chất nào.
- Nhịp tim mục tiêu: phạm vi lý tưởng để tim hoạt động trong điều kiện tập thể dục với cường độ vừa phải.
Với người cao tuổi, nhịp tim là chỉ số rất quan trọng để phản ánh tình trạng sức khỏe. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim bình thường của người già gồm:
Sử dụng một số loại thuốc có thể làm thay đổi nhịp tim bình thường của người già
- Gia tăng nhiệt độ không khí khiến tim bơm máu nhiều hơn nên nhịp tim tăng (thường không vượt quá 5-10 bpm).
- Thay đổi trạng thái cơ thể đột ngột làm tăng nhịp tim lên chút ít.
- Trạng thái cảm xúc.
- Dùng thuốc: thuốc chẹn beta có thể gây chậm nhịp tim hoặc mạch đập, thuốc điều trị suy tuyến giáp uống quá liều gây tăng nhịp tim.
1.2. Nhịp tim bình thường ở người già là bao nhiêu?
Theo dõi nhịp tim bình thường của người già là cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về tim. Chỉ số nhịp tim bình thường thay đổi theo độ tuổi nên người già sẽ khác với người cao tuổi.
Cụ thể, nhịp tim bình thường của người già theo giới tính như sau:
- Đối với nam giới:
+ Độ tuổi 46 - 55: 72 - 76 nhịp/phút.
+ Độ tuổi 56 - 65 tuổi: 72 - 75 nhịp/phút.
+ Độ tuổi 65 trở lên: 70 - 73 nhịp/phút.
- Đối với nữ giới:
+ Độ tuổi 46 - 55: 74 - 77 nhịp/phút.
+ Độ tuổi 56 - 65 tuổi: 74 - 77 nhịp/phút.
+ Độ tuổi từ 65 trở lên: 73 - 76 nhịp/phút.
2. Nhịp tim của người già như thế nào là nguy hiểm?
Không chỉ người già mà đối với mọi độ tuổi, những bất thường về nhịp tim đều được xem là dấu hiệu không tốt cho sức khỏe. Khi đã biết về nhịp tim bình thường của người già như đã nói ở trên thì bạn sẽ thấy rằng nếu nhịp tim vượt ngoài ngưỡng bình thường sẽ cần được kiểm tra, xác định nguyên nhân ngay.
Các trường hợp sau được xem là nhịp tim bất thường và nguy hiểm:
- Mạch đập không đều: nhịp tim không ổn định - rối loạn nhịp tim.
- Nhịp tim nhanh: nếu bệnh nhân xuất hiện các cơn nhịp nhanh kịch phát hoặc rung nhĩ nhanh,... thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
- Nhịp tim chậm: trong các trường hợp suy nút xoang, Block nhĩ thất,... khiến tim đập chậm hoặc rất chậm, thậm chí ngừng tim cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.
Có thể đo mạch cổ tay để kiểm tra nhịp tim cho người già
3. Cách kiểm tra nhịp tim cho người già và một số lưu ý
3.1. Cách kiểm tra nhịp tim của người già
Để biết nhịp tim bình thường của người già có đang ổn định hay không thì cần nắm được cách đo nhịp tim cho người già. Hiện nay thị trường đã có rất nhiều thiết bị đo nhịp tim chính xác và nhanh chóng. Trong trường hợp không có thiết bị hỗ trợ thì có thể đo nhịp tim bằng cách đo mạch cổ tay như sau:
- Cánh tay trái đặt ngửa gần với phần thân.
- Lấy ngón trỏ và ngón giữa tay phải đặt lên cổ tay trái ở vị trí chính giữa nếp gấp cổ tay rồi ấn nhẹ đến khi cảm nhận thấy có mạch đập dưới da.
- Càn đo nhịp tim của người già trong 1 phút để biết được số nhịp tim trong 1 phút, có thể bắt mạch kéo dài hơn nếu nghi ngờ bất thường.
Ngoài việc đo nhịp tim để biết được có đang trong ngưỡng nhịp tim bình thường của người già hay không thì người chăm sóc cũng cần ghi nhớ, phát hiện các bất thường sau để khám bác sĩ tim mạch ngay: cảm thấy sắp ngất, khó thở kéo dài và ngày càng trầm trọng, thường xuyên thấy khó tiêu và khó chịu ở ngực, sưng chân bất thường,...
3.2. Một vài điều lưu ý
Người già là đối tượng rất dễ bị rối loạn nhịp tim vì cơ thể lão hóa theo thời gian. Nhịp tim được điều khiển bởi nút xoang nhưng với người già, lão hóa làm cho nút xoang và hệ thống dẫn truyền bị xơ hóa. Mặt khác, cấu trúc tim của người già cũng bị biến đổi nên chức năng của tim không được như ban đầu.
Người cao tuổi nên được khám tim mạch định kỳ để phát hiện sớm bất thường nhịp tim
Một điều đáng nói nữa là hệ dẫn truyền và nút xoang cũng chịu tác động xấu từ sự chai cứng, xơ vữa của hệ tuần hoàn nuôi tim. Chính điều này gây ra tình trạng không đều về tần số co bóp tim ở người già. Tất cả yếu tố đó khiến cho người già trở thành đối tượng cần được quan tâm đặc biệt về nhịp tim.
Để giúp người cao tuổi duy trì được nhịp tim bình thường quan trọng nhất là cần duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện, điều trị bất thường về sức khỏe. Mặt khác, người cao tuổi cũng cần:
- Duy trì ăn đủ các nhóm dưỡng chất và đủ bữa mỗi ngày.
- Tránh xa các loại thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, đồ nhiều dầu mỡ và chất béo.
- Có chế độ vận động vừa sức, đều đặn 30 phút/ngày.
- Tránh áp lực hay căng thẳng vì những yếu tố này cũng gây áp lực đến sự thay đổi nhịp tim.
- Bỏ thuốc lá, bia rượu, chất kích thích để không ảnh hưởng đến nhịp tim và phòng ngừa bệnh lý tim mạch.
Các rủi ro liên quan đến sự sống của người già đa phần xuất phát từ vấn đề về tim mạch. Đặc biệt, người ở độ tuổi từ 65 trở lên sẽ có nguy cơ cao với suy tim, bệnh mạch vành, đột quỵ,... Do đó, theo dõi nhịp tim bình thường của người già là cách đơn giản nhất để biết được tình trạng sức khỏe của họ, giúp họ phát hiện và được xử trí kịp thời bệnh lý tim mạch, ngăn chặn mọi biến chứng xấu.
Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám định kỳ sức khỏe tim mạch cho người già có thể gọi tới hotline 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đặt lịch và tư vấn cụ thể hơn.