Nguyên nhân và cách phòng bệnh khí phế thũng hiệu quả | Medlatec

Nguyên nhân và cách phòng bệnh khí phế thũng hiệu quả

Khí phế thũng là một trong những bệnh lý mạn tính, nguy hiểm ở phổi do bệnh là những tổn thương túi khí không thể phục hồi. Khó thở là triệu chứng điển hình của người mắc bệnh khí phế thũng. Nếu không can thiệp kịp thời bệnh nhân có thể phải đối mặt với biến chứng như: xẹp phổi, xuất hiện lỗ lớn trên phổi, vấn đề về tim,… Bệnh không thể điều trị hoàn toàn, vì thế phòng bệnh khí phế thũng vẫn là phương pháp được ưu tiên cao nhất.


06/09/2021 | Khí phế thũng là gì, nguyên nhân và dấu hiệu điển hình của bệnh
11/11/2020 | Các biện pháp giảm nguy cơ mắc bệnh khí phế thũng

1. Điểm danh cách nguyên nhân gây khí phế thũng

Phổi có thể trao đổi không khí hiệu quả, đẩy CO2 ra ngoài và nhận không khí giàu O2 từ môi trường là nhờ phế nang. Phế nang bao gồm rất nhiều túi khí nhỏ, không khí được phân thành các túi nhỏ này để hô hấp lọc O2 xảy ra dễ dàng hơn. 

Phòng bệnh khí phế thũng

Phế nang bị hỏng trong bệnh khí phế thũng

Khí phế thũng là tình trạng bệnh xảy ra khi các vách ngăn giữa các túi khí suy yếu dần, vỡ ra, khiến diện tích chung của phế nang giảm. Thay vì các túi khí nhỏ hô hấp hiệu quả, khoảng không khí lớn do vỡ vách ngăn túi khí khiến hoạt động đẩy CO2 ra ngoài và nhận không khí giàu O2 giảm sút. Kết quả là O2 đến máu giảm, gây nhiều vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là hoạt động của tim và não bộ.

1.1. Nguyên nhân

Khí phế thũng thực chất là một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nguy hiểm hơn nếu bệnh nhân đồng thời mắc dạng bệnh còn lại là viêm phế quản mạn tính. Để phòng bệnh hiệu quả thì trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến bệnh khí phế thũng bao gồm:

Hút thuốc lá

Thuốc lá là thủ phạm chính gây ra những bệnh lý ở phổi và hô hấp nói chung, trong đó có khí phế thũng. Khói thuốc lá chứa rất nhiều hóa chất độc hại, nó đi cùng không khí vào phổi và làm tê liệt những sợi lông mao có nhiệm vụ tiêu diệt vi trùng, loại bỏ hóa chất.

Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh khí phế thũng

Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh khí phế thũng

Vì thế, khói thuốc lá thường xuyên đi vào trong phổi là nguyên nhân khiến hàng rào bảo vệ phổi suy giảm, xâm nhập sâu vào hàng triệu túi khí trong phổi và dần dần phá hủy chúng. Những nghiên cứu khoa học về tác hại của thuốc lá cho biết, những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 6 lần so với những người không hút thuốc.

Thiếu protein AAT

AAT là một loại protein tự nhiên trong cơ thể, được lưu thông trong máu với nhiệm vụ giữ cho tế bào bạch cầu không tấn công các mô bình thường cũng như chống lại sự nhiễm trùng. Vì vấn đề ở gen hoặc nguyên nhân bệnh lý khác, cơ thể có thể không tạo đủ protein AAT, kết quả là tế bào bạch cầu tấn công vào các mô phổi.

So với khói thuốc lá, thiếu protein AAT làm phá hủy các túi nang phổi nhanh và nguy hiểm hơn, bệnh khí phế thũng sẽ phát triển nhanh chóng nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài phổi thì thiếu protein AAT còn nguy hiểm đến gan, gây ra nhiều bệnh lý ở gan.

1.2. Yếu tố nguy cơ

Ngoài hai nguyên nhân chính trên thì bệnh khí phế thũng cũng do nhiều yếu tố nguy cơ góp phần cùng như:

Ô nhiễm không khí

Những người thường xuyên tiếp xúc, làm việc trong môi trường có độ ô nhiễm không khí cao, nhiều khói hóa chất độc hại hoặc các chất kích thích phổi dễ mắc bệnh khí phế thũng hơn.

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân thúc đẩy bệnh khí phế thũng

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân thúc đẩy bệnh khí phế thũng

Hút thuốc lá thụ động

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, ở người không hút thuốc lá nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc mỗi ngày dễ bị tổn thương phổi nói chung và khí phế thũng nói riêng. 

2. Phòng bệnh khí phế thũng như thế nào cho hiệu quả?

Dựa trên những nguyên nhân gây bệnh trên, có thể phòng bệnh khí phế thũng hiệu quả bằng các biện pháp sau:

2.1. Không hút thuốc lá

Đến 90% bệnh nhân khí phế thũng có hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên. Cứ khoảng 4 người hút thuốc lá thì có 1 người mắc bệnh khí phế thũng. Những số liệu này cho thấy, muốn phòng ngừa bệnh hiệu quả thì điều đầu tiên là tránh xa thuốc lá.

Ở những bệnh nhân bị khí phế thũng, bỏ thuốc lá cũng là việc đầu tiên cần làm để bảo vệ các túi phổi, giúp duy trì chức năng phổi tốt hơn, làm chậm tiến triển của bệnh.

2.2. Tránh xa khói thuốc lá

Dù bạn không hút thuốc lá song cũng không nên tiếp xúc gần với người hút thuốc, khói thuốc lá có trong không khí cũng gây tổn thương phổi và tăng nguy cơ mắc khí phế thũng. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện, khoảng 35% người tiếp xúc với khói thuốc lá thường xuyên có dấu hiệu tổn thương phổi sớm.

2.3. Lưu ý đến chất lượng không khí

Chất lượng không khí kém, nhiều hóa chất và bụi bẩn là nguyên nhân gây khí phế thũng và nhiều bệnh lý ở phổi khác. Vì thế hãy lưu ý đến chất lượng không khí trong môi trường bạn sống, cần lưu ý các vấn đề sau:

Sống trong môi trường không khí trong lành giúp ngăn ngừa bệnh khí phế thũng

Sống trong môi trường không khí trong lành giúp ngăn ngừa bệnh khí phế thũng

  • Sống và làm việc trong môi trường trong lành, hạn chế môi trường làm việc tiếp xúc nhiều với khói bụi, hóa chất, ô nhiễm không khí.

  • Giữ độ ẩm trong không khí tại nhà và nơi làm việc từ 40 - 50%, ngoài ra nên vệ sinh bộ lọc máy điều hòa 6 tháng/lần để bảo vệ hệ hô hấp.

  • Nếu đang mắc bệnh lý ở phổi hoặc khí phế thũng, tốt nhất nên tránh xa các loại mùi độc như múi sơn, nhang, nến,… hoặc thậm chí là mùi nước hoa, mùi thức ăn nếu nó khiến bạn khó chịu.

2.4. Hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn giúp giảm công đoạn nấu ăn, giúp cuộc sống của con người trở nên tiện lợi hơn song không tốt cho sức khỏe nói chung và phổi nói riêng.

Việc ăn các loại thịt chế biến sẵn ít nhất 1 lần trong ngày làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ở phổi gấp 2,64 lần. Nguyên nhân là do Nitrit có trong những thực phẩm chế biến sẵn này, nó rất hại cho tế bào, tạo gốc tự do gây tổn thương phổi và nhiều cơ quan khác.

Thực phẩm chế biến sẵn gây hại cho sức khỏe nói chung và phổi nói riêng

Thực phẩm chế biến sẵn gây hại cho sức khỏe nói chung và phổi nói riêng

Thay vào đó bạn nên ưu tiên ăn nhiều chất xơ, Vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng, phòng bệnh hiệu quả.

Biện pháp giúp phòng bệnh khí phế thũng khá đơn giản, áp dụng ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người xung quanh. Hãy nhớ rằng căn bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn, tổn thương phế nang là không thể phục hồi nên việc phòng ngừa, kiểm soát bệnh là quan trọng hơn cả.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. Các chuyên gia của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn 24/7.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp