Ho là một phản xạ có lợi với sức khỏe, giúp loại bỏ các chất gây hại, kích thích đường hô hấp như dị vật, khói bụi, vi khuẩn,… Đây là cơ chế tự nhiên nhằm bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, nếu trẻ bị ho thường xuyên, kéo dài hay kèm theo các triệu chứng khác như khó thở, rít hơi,… thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó.
05/10/2020 | Những lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc ho 29/09/2020 | Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và những điều cha mẹ cần biết 27/09/2020 | Ho lâu ngày mãi không khỏi phải làm sao?
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị ho
Vì hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt nên dễ bị tác động xấu bởi các nguyên nhân khác nhau. Một số lý do phổ biến khiến trẻ bị ho như:
-
Thời tiết: vào thời điểm giao mùa hay trong khoảng thời gian thời tiết biến đổi thất thường sẽ khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng cấp, viêm amidan,…
-
Môi trường: thường xuyên tiếp xúc với các chất có hại cho cơ thể như khói bụi, thuốc lá, lông thú nuôi,… tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống hô hấp của trẻ.
-
Dị vật: tình trạng ho kéo dài nhưng không có dấu hiệu nào kèm theo có thể do thói quen ngậm, nuốt đồ vật ở trẻ nhỏ. Trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế chữa trị sớm nhất để hạn chế các biến chứng gây ra bởi dị vật như khó thở, viêm nhiễm,...
-
Cảm lạnh: đây là căn bệnh thể nhẹ thông thường nên các bố mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên cần lưu ý các triệu chứng kèm theo để xác định chính xác tình trạng của trẻ như hắt hơi, sổ mũi, nóng sốt,… Nên điều trị sớm cho trẻ để ngăn ngừa tiến triển của bệnh.
-
Một số bệnh lý khác: trẻ bị ho bởi viêm phổi, viêm xoang, phế quản, hen suyễn,… có tính chất nghiêm trọng hơn, phải can thiệp kịp thời để tránh để lại hậu quả đáng tiếc cho trẻ.
2. Các thể ho trẻ thường mắc phải
Mặc dù là phản xạ thông thường hay gặp phải nhưng bạn đọc nên lưu ý các dấu hiệu sau khi trẻ bị ho:
-
Ho có đờm: thường xảy ra khi phần hô hấp dưới bị tổn thương. Đàm được cấu thành bởi chất nhầy, dịch tiết, bạch cầu mủ, vi khuẩn,… tiết ra từ khí quản, phế quản,…
-
Ho khan: phản xạ ho xuất hiện thường xuyên nhưng không có kèm theo đờm hoặc chất nhầy. Tuy nhiên ho khan thường gây ra các cơn đau rát họng, sưng họng, mất tiếng,…
-
Ho ra máu: triệu chứng ho ra máu là dấu hiệu cảnh báo cho các bệnh lý đặc biệt nguy hiểm như lao, ung thư phổi, nhiễm khuẩn huyết,… điều này cho thấy tình trạng của trẻ đang rất cấp bách, cần được chữa trị ngay lập tức.
Trẻ dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ thấp
3. Tại sao tình trạng ho kéo dài?
Trong một vài trường hợp, trẻ bị ho có thể kéo dài trên ba hoặc bốn tuần, đây có thể là hậu quả của các bệnh lý sau:
-
Chảy dịch mũi sau: dịch nhầy ứ đọng ở mũi chảy xuống cổ họng kích thích phản xạ ho ở trẻ. Khi nằm trẻ thường sẽ bị ho nhiều hơn, nếu nuốt phải chất nhầy quá nhiều có thể khiến trẻ bị đau bụng hay nôn ói.
-
Hen phế quản (hen suyễn): sự lưu thông không khí bị hạn chế do tình trạng co thắt gây nên bởi hen suyễn sẽ dẫn đến viêm phế quản, nhiễm trùng mạn tính, tức ngực, thở rít,…
-
Viêm phổi: đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Ngoài phản xạ ho, một số triệu chứng khác cũng xuất hiện kèm theo như sốt, ớn lạnh, khó thở,…
-
Ho gà: đây là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra ở đường hô hấp. Trẻ bị ho ban đầu có thể sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi, các cơn ho không quá nặng. Tình trạng tiến triển khiến trẻ không kìm được cơn ho, gây khó thở cho trẻ. Vì vậy, cuối mỗi cơn ho sẽ có tiếng thở rít như gà gáy, trẻ bị nôn và tăng tiết đờm dãi.
-
Trào ngược dạ dày - thực quản: co thắt thực quản suy yếu làm axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây kích thích ho. Vì vậy trẻ bị ho thường xuyên cùng với biểu hiện khác như ợ chua, ợ nóng, khó nuốt thức ăn, đau ngực,…
4. Cách chăm sóc khi trẻ bị ho
Vì cơ thể trẻ còn non yếu nên việc chăm sóc khi trẻ bị bệnh cần được quan tâm đặc biệt. Bạn đọc có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây:
Điều trị bằng thuốc
Tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi lựa chọn thuốc ho cho trẻ là nguyên tắc tối thiểu nhất để đảm bảo việc chữa trị hiệu quả và phòng tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Điều trị tại nhà
Một số bài thuốc dân gian có tác dụng hiệu quả, thuận tiện áp dụng cho trẻ tại nhà như sau:
-
Mật ong: tính kháng khuẩn của mật ong cùng các loại vitamin giúp tăng sức đề kháng và giảm ho tốt cho trẻ. Bạn có thể pha nước ấm cùng mật ong cho trẻ uống mỗi ngày.
-
Gừng: gừng có tính ấm rất tốt trong việc điều trị các chứng ho khan, có đờm hay do cảm lạnh. Nên pha gừng với nước nóng uống mỗi ngày, có thể cho thêm đường phèn giúp trẻ dễ uống.
-
Bạc hà: các chất dinh dưỡng nằm trong bạc hà ngoài tác dụng giảm ho còn có thể giúp giảm đau, loãng đờm, hạ sốt, lưu thông hô hấp. Có thể đun sôi bạc hà cùng với nước hoặc sử dụng tinh dầu.
-
Rau diếp cá: sử dụng rau diếp cá làm ức chế các hoạt động của một số vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp rất hiệu quả.
-
Tỏi: tính cay, ấm của tỏi cùng các hoạt chất kháng viêm là bài thuốc giảm ho hiệu quả, rất thích hợp với trẻ. Ngoài ra các chất Allicin, Diallyl Sulfide,… còn hỗ trợ nâng cao miễn dịch cho cơ thể.
-
Lá hẹ: thích hợp sử dụng trong các chứng ho có đờm do tác dụng tiêu, long đờm hiệu quả. Lá hẹ có thể sử dụng kèm trong các bữa ăn hoặc đun lấy nước uống.
-
Chanh: đây là loại trái cây rất giàu vitamin C, rất có ích trong việc nâng cao sức khỏe. Đồng thời chanh cũng có thể sử dụng trong các bài thuốc trị ho nhờ các hoạt chất kháng khuẩn tuyệt vời. Để tăng tính hiệu quả có thể kết hợp nước cốt chanh cùng mật ong, gừng hay đường phèn.
Điều trị tại nhà cho trẻ phải thực hiện đều đặn, kiên trì để mang lại hiệu quả tốt nhất
Một số lưu ý khác
-
Sử dụng nước muối sinh lý: nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý làm loãng chất nhầy ở mũi, giúp việc tống đàm khi ho hiệu quả hơn.
-
Bổ sung nước đầy đủ: giảm triệu chứng khó thở, ho dễ dàng hơn. Có thể sử dụng nước trái cây, sữa,… song song với nước lọc.
-
Tư thế ngủ: gối cao đầu cho trẻ khi ngủ giúp cho đường hô hấp thông thoáng, việc hít thở dễ dàng hơn, trẻ được ngủ ngon giấc mà không bị các cơn ho quấy rầy.
-
Tạo độ ẩm không khí: sử dụng máy làm ẩm thích hợp sẽ giảm sự kích thích gây nên phản xạ ho ở trẻ.
-
Món ăn: nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt để không làm tổn thương thêm phần họng. Đồng thời đảm bảo cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ, thể trạng nâng cao sẽ đẩy lùi nhanh tình trạng bệnh.
Các món ăn như cháo, súp,... giúp trẻ dễ nuốt hơn
Con trẻ là món quà lớn lao nhất của mỗi bậc phụ huynh và là tương lai của xã hội. Việc đảm bảo sức khỏe từ thời thơ ấu rất quan trọng trong quá trình phát triển và trưởng thành về sau của trẻ. Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có đầy đủ trang thiết bị hiện đại cùng những bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi cam kết sẽ cung cấp các dịch vụ y tế tốt nhất, đảm bảo cải thiện sức khỏe cho con bạn, bao gồm các vấn đề như trẻ bị ho lâu ngày, dai dẳng không khỏi. Mọi thắc mắc xin liên hệ với tổng đài 1900.56.56.56 để được cung cấp những thông tin cần thiết.