Đau ngực khi mang thai là tình trạng khá phổ biến mà mẹ bầu có khả năng gặp phải trong thai kỳ của mình. Vì vậy, các chị em phụ nữ cũng nên biết về nguyên nhân gây ra cũng như cách khắc phục tình trạng này. Để có thể tìm hiểu các thông tin liên quan nói trên, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết sau đây.
14/11/2022 | Mất ngủ khi mang thai và một số vấn đề cần lưu ý 26/10/2022 | Hay bị tiểu đêm khi mang thai là do đâu? Khắc phục thế nào?
1. Mẹ bầu bị đau ngực khi mang thai do những nguyên nhân nào?
Trong thời gian mang thai, các chị em phụ nữ có thể cảm giác thấy đau tức ở ngực. Thông thường, hiện tượng này xảy ra khá sớm trong thai kỳ; đồng thời, mỗi mẹ bầu có thể thấy đau ở một mức độ khác đau như rất đau, chỉ đau thoáng qua hoặc chỉ có cảm giác nóng rát ở ngực.
Về nguyên nhân, mẹ bầu bị đau ngực khi mang thai có thể là bởi các lý do sau đây:
1.1. Sự mất cân bằng hormone trong cơ thể
Thông thường các bà bầu bị đau ngực là bởi sự mất cân bằng hormone trong cơ thể. Theo đó, sau khi thụ thai, cơ thể của mẹ sẽ tăng sinh các hormone thai kỳ (estrogen, progesterone, prolactin), dẫn đến sự thay đổi của cơ thể. Tốc độ thay đổi này diễn ra nhanh khiến mẹ bầu cảm giác buồn nôn, nôn, mệt mỏi,... (gọi là ốm nghén ). Khi tình trạng nghén trở lên nặng hơn có thể khiến mẹ bầu bị đau tức ngực, khó thở. Bên cạnh đó, sự gia tăng của nồng độ hormone progesterone cũng có thể là một nguyên nhân khác gây đau tức ngực khi mang thai.
Sự mất cân bằng hormone trong cơ thể có thể làm mẹ bầu bị đau ngực khi mang thai
1.2. Bị ợ nóng
Mẹ bầu có tiền sử bị trào ngược thực quản - dạ dày thường xuyên sẽ cảm thấy những cơn ợ nóng, ợ chua kèm theo đau tức ngực. Hoặc tình trạng trào ngược dịch dạ dày gây đau tức ngực khi ốm nghén, hoặc khi thai to gây chèn ép vào dạ dày.
1.3. Khó tiêu
Đây là một lý do thường gặp khiến mẹ bầu bị đau ngực và cũng là một triệu chứng dễ xuất hiện ở các chị em phụ nữ trong thời gian mang thai.
1.5. Ngực có sự thay đổi kích thước
Tình trạng ngực thay đổi trở nên to hơn khi mang thai dẫn tới sự thay đổi của các khớp, cơ ngực. Điều này có thể làm các bà bầu cảm thấy đau ngực, khó chịu, không thoải mái.
Kích thước của ngực thay đổi có thể là một nguyên do làm các bà bầu đau ngực khi mang thai
1.6. Tiền sản giật
Mẹ bầu bị đau tức ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo của một biến chứng thai kỳ nguy hiểm như tiền sản giật. Ngoài triệu chứng đau tức ngực, mẹ bầu có thêm các dấu hiệu khác như: tăng huyết áp, phù tay, phù chân, đau đầu dai dẳng,...
1.7. Nhồi máu cơ tim
Đau ngực là một dấu hiệu của nhồi máu cơ tim. Đi kèm với đó, còn có các dấu hiệu khác, ví dụ như nhức đầu, khó thở, tê ở chân tay, đổ mồ hôi lạnh.
1.8. Bệnh tim bẩm sinh
Tình trạng đau tức ngực thường xuyên xảy ra ở phụ nữ mang thai có bệnh lý về tim bẩm sinh. Do vậy, những đối tượng này cần được theo dõi sức khỏe cũng như thai 1 cách sát sao để xử lý các biến chứng 1 cách kịp thời.
1.9. Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, mẹ bầu khi mang thai bị tức ngực còn có thể do các nguyên nhân khác như: do lo lắng nhiều quá trong thai kỳ, mắc các bệnh lý về phổi như: viêm phổi, hen suyễn, căng cơ ngực hoặc đau xương sườn,...
Mẹ bầu bị đau ngực khi mang thai còn có thể là do gặp phải tình trạng căng thẳng
2. Mẹ bầu bị đau ngực khi mang thai nên làm gì để khắc phục?
Trong trường hợp các bà bầu bị đau ngực khi mang thai có đi kèm với các biểu hiện bất thường như thở dốc, chóng mặt, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, đau đầu dai dẳng hoặc có tiền sử bệnh lý tim mạch, bệnh lý về phổi,… thì mẹ nên tiến hành thăm khám tại các cơ sở y tế.
Khi các cơn đau ngực không liên quan đến những bệnh lý nghiêm trọng, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách sau đây để khắc phục.
- Chú ý về tư thế, ngồi hoặc đứng thẳng để cho phổi có đủ không gian hoạt động. Trường hợp các bà bầu ngồi không đúng tư thế có thể làm phổi bị đè ép, gây nên đau ngực, khó thở.
- Quan tâm đến việc thư giãn, không làm việc quá sức, nghỉ ngơi tránh căng thẳng và luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái trong thời gian mang thai, có thể lựa chọn tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng như yoga cho bà bầu hay đi bộ.
- Khi nằm các thai phụ nên kê cao gối để dễ thở hơn cũng như giúp giảm đau ngực khi mang thai. Kèm theo đó, cũng không nằm ngay sau khi ăn.
- Để tránh bị ợ nóng, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn hằng ngày với một khoảng cách bằng nhau. Đồng thời, duy trì cho mình một lối sống khoa học, hạn chế sử dụng rượu, bia, cafe, tránh ăn các món ăn cay và nhiều dầu mỡ.
Một số cách mẹ bầu có thể áp dụng để khắc phục và giảm thiểu tình trạng đau ngực khi mang thai
Nói tóm lại, mẹ bầu bị đau ngực khi mang thai là một hiện tượng khá bình thường khi nó thể hiện cho sự thay đổi của cơ thể các mẹ do thai kỳ. Nhưng nếu những cơn đau này xuất hiện ngày càng nhiều và có tình trạng nặng hơn, thì các thai phụ cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân, và thực hiện điều trị sớm.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về nguyên nhân gây nên tình trạng đau ngực khi mang thai ở mẹ bầu và một số cách mà các mẹ có thể lựa chọn cân nhắc áp dụng để khắc phục và giảm thiểu tình trạng đau này.
Trường hợp mẹ bầu có nhu cầu được khám sức khỏe thai kỳ, hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ chuyên khoa tại đây thăm khám và giải đáp các thắc mắc liên quan. Hoặc có thể liên hệ đến đường dây nóng: 1900 56 56 56, các tổng đài viên của chúng tôi sẽ nhanh chóng kết nối và tư vấn, hướng dẫn cho các mẹ.