Mất ngủ khi mang thai khiến mẹ bầu kiệt sức, căng thẳng, thai nhi dễ bị thiếu máu và chậm phát triển. Vậy những lý do nào khiến phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng mất ngủ và phải làm sao để có thể khắc phục hiệu quả.
01/11/2021 | Lý giải nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai và cách khắc phục 17/05/2021 | Hiện tượng mất ngủ khi mang thai nguyên nhân do đâu và cách khắc phục
1. Mất ngủ khi mang thai là do đâu?
Mất ngủ khi mang thai thường xảy ra vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, hoặc nghiêm trọng hơn có thể diễn ra trong cả 3 giai đoạn của thai kỳ.
Mẹ bầu căng thẳng vì mất ngủ nhiều ngày
Một số nguyên nhân gây mất ngủ trong quá trình mang thai có thể kể đến như:
- Khi thai nhi phát triển, đặc biệt là vào 3 tháng cuối, thai phụ rất khó để tìm ra tư thế ngủ thoải mái và phù hợp. Do đó khó ngủ hơn.
- Tiểu đêm:
Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ khiến lưu lượng máu tăng, đồng thời thận sẽ hoạt động nhiều hơn để có thể lọc khối lượng máu lớn và thải chất độc ra khỏi cơ thể. Do đó, mẹ bầu có xu hướng đi tiểu nhiều hơn, kể cả ban ngày và ban đêm.
Hơn nữa, thai nhi càng lớn thì tử cung sẽ chèn ép vào bàng quang, từ đó làm tăng cảm giác buồn tiểu. Nếu đi tiểu quá nhiều lần trong đêm, mẹ bầu sẽ không thể có một giấc ngủ sâu và cơ thể sẽ rất mệt mỏi.
- Đau lưng, hông, chân và chuột rút: Mẹ bầu rất dễ bị chuột rút và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ khi mang thai. Hơn nữa, khi thai nhi phát triển và cơ thể người mẹ tăng cân sẽ tạo áp lực lớn lên phần xương hông, lưng và hai chân của mẹ. Từ đó khiến chị em dễ bị đau lưng hông và mất ngủ.
- Ợ hơi và táo bón: Khi mang thai, những vấn đề về tiêu hóa như ợ hơi, táo bón, đầy bụng khiến chị em mất ngủ. Một số yếu tố gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa có thể kể đến như:
+ Tử cung ngày càng lớn để đủ chỗ cho thai nhi phát triển nhưng cũng làm tăng nguy cơ chèn ép vào dạ dày và gây ra tình trạng trào ngược lên thực quản.
+ Thay đổi nội tiết tốt ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa.
+ Bên cạnh đó, mẹ bầu thường phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng trong thai kỳ để đảm bảo thai nhi phát triển một cách tốt nhất. Điều này cũng có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa và gây ra những vấn đề như đầy bụng, táo bón.
- Ốm nghén: Trong giai đoạn đầu, một số mẹ bầu gặp phải tình trạng ốm nghén với một số biểu hiện như buồn nôn, mệt mỏi. Những triệu chứng này cũng chính là nguyên nhân khiến thai phụ bị mất ngủ.
Lo lắng quá mức cũng khiến mẹ bầu mất ngủ
- Một số vấn đề về hô hấp:
+ Sự thay đổi về lượng hormone trong quá trình mang thai, nhất là những tháng đầu tiên của thai kỳ sẽ khiến mẹ bầu thở chậm và khó thở hơn bình thường.
+ Thai nhi phát triển khiến tử cung chèn ép lên cơ hoành. Điều này khiến thai phụ cần thở sâu và thở nhiều hơn. Khi đó dung tích thở tăng mạnh(40%) trong khi nhu cầu oxy lại không cần tăng quá nhiều(chỉ 20%). Vì vậy, bà bầu sẽ thở ra nhiều carbon dioxide hơn, làm tăng nguy cơ mất ngủ.
- Tăng nhịp tim: Tim của thai phụ sẽ hoạt động nhiều hơn bình thường để có thể tăng lưu lượng máu để nuôi thai. Đây cũng là yếu tố dẫn đến tình trạng mất ngủ ở bà bầu.
- Khi thai càng lớn, mẹ bầu sẽ cảm nhận được rõ ràng hoạt động xoay chuyển, nhào lộn, đạp của thai nhi. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến mẹ bầu khó ngủ hơn.
- Khi mang thai, mẹ bầu cũng lo lắng nhiều hơn và dẫn đến mất ngủ. Chẳng hạn như lo lắng về sự phát triển của thai nhi, về cách chăm sóc bé trong tương lai, về các mối quan hệ trong gia đình,…
- Bên cạnh đó, uống cà phê, trà,… cũng gây mất ngủ khi mang thai.
2. Phải làm sao để khắc phục chứng mất ngủ khi mang thai?
Dưới đây là một số phương pháp giúp khắc phục chứng mất ngủ khi mang thai:
- Mẹ bầu không nên ăn quá no hoặc uống quá nhiều. Tốt nhất nên trước 2 đến 3 tiếng trước khi ngủ để đảm bảo dạ dày có đủ thời gian tiêu hóa thức ăn.
Mẹ bầu chỉ nên ngủ khoảng 30 phút vào buổi trưa
- Bổ sung một số thực phẩm chứa nhiều vitamin B cho cơ thể như các loại ngũ cốc nguyên cám, rau màu xanh đậm,… cũng sẽ giúp mẹ bầu có một giấc ngủ chất lượng hơn.
- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ và khi ăn nên nhai kỹ để tránh áp lực cho hệ tiêu hóa và từ đó tránh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Nên hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường và hạn chế uống trà, cà phê hay một số loại thực phẩm chế biến sẵn,…
- Mẹ bầu có thể tham khảo bác sĩ để lựa chọn một số loại trà thảo mộc để giúp cơ thể thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ.
- Khi ngủ, nên nằm nghiêng bên trái, sử dụng gối ôm để quá trình lưu thông máu tốt hơn và có giấc ngủ thoải mái, chất lượng hơn.
- Nên ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ.
- Thường xuyên vận động và tập luyện để lưu thông khí huyết, loại bỏ căng thẳng khi mang thai.
Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng để thư giãn và cải thiện chứng mất ngủ
- Tắm nước ấm và ngâm chân nước ấm trước khi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ hơn và ngủ sâu giấc hơn.
- Bổ sung đủ muối và canxi trong chế độ ăn để tránh tình trạng chuột rút khi mang thai, từ đó nâng cao chất lượng giấc ngủ.
- Không nên ngủ nhiều vào ban ngày. Nếu cần một giấc ngủ trưa, mẹ bầu chỉ nên ngủ khoảng 30 phút.
- Trước khi ngủ nên đi vệ sinh để tránh tình trạng phải thức dậy nhiều lần trong đêm để đi vệ sinh.
Trên đây là những thông tin về nguyên nhân gây chứng mất ngủ khi mang thai và cách xử trí hiệu quả. Mẹ bầu có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn nhiều hơn về chăm sóc thai sản và để được đặt lịch khám sớm.