Có rất nhiều tác nhân có thể gây ảnh hưởng đến cơ thể của mẹ bầu. Trong đó, những tác động gây dị ứng khi đang mang thai là vô cùng phổ biến. Vậy những loại dị ứng nào có ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi? Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến hiện tượng này ở phụ nữ mang thai.
25/08/2021 | Tất tần tật mọi điều cần biết về hội chứng dị ứng miệng 07/08/2021 | Hướng dẫn chọn các loại thuốc dị ứng cho bà bầu 17/06/2021 | Những triệu chứng dị ứng các loại hạt bạn không nên bỏ qua
1. Bệnh mề đay, mẩn ngứa khi đang mang thai
Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu có thể xuất hiện một số biểu hiện như: phát ban đỏ, ban nổi thành từng mảng trên bụng hoặc ở các bộ phận khác, kèm với đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu,... Đây có thể được xem là nổi mẩn ngứa do bệnh mề đay gây ra, một tình trạng dị ứng khi đang mang thai vô cùng phổ biến.
Nổi mề đay đa số đều xuất hiện ở những giai đoạn cuối thai kỳ, hoặc hai tuần trước khi sinh. Tuy nhiên, tình trạng này thường xuất hiện ở những phụ nữ lần đầu mang thai, con so, hoặc ở mẹ bầu mang song thai.
Nốt ban xuất hiện làm cơ thể mẹ bầu ngứa ran nhất là vùng da bị rạn và lan dần ra vùng bụng. Đôi khi các nốt ban có thể được nhìn thấy ở vùng đùi, mông hoặc lưng ở mẹ bầu. Do đó, mẹ bầu cần chú ý đến cơ thể nhiều hơn để kịp thời can thiệp làm giảm các cơn ngứa ngáy khó chịu.
Dị ứng khi đang mang thai gián tiếp ảnh hưởng đến thai nhi của bạn
Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm rằng tình trạng dị ứng khi đang mang thai này có thể tự khỏi sau khi sinh và không hề ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Hơn thế nữa, khả năng tái phát bệnh ở những lần mang thai tiếp theo cũng không đáng kể.
2. Phát ban thai kỳ gây dị ứng khi đang mang thai
Khi bị phát ban thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ xuất hiện các nốt ban nhỏ, kèm với đó là cảm giác ngứa tại vùng nổi ban. Tuy nhiên, những nốt ban sẽ không lây lan nếu mẹ bầu không gãi thường xuyên.
Kiểu dị ứng khi đang mang thai này thường xuất hiện ở giai đoạn cuối tam cá nguyệt thứ hai và đầu tam cá nguyệt thứ ba. Khác với dị ứng do nổi mề đay, phát ban thai kỳ thường xuất hiện ở tay, chân hoặc thân trên và gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nhiều hơn.
Tuy nhiên, chị em có thể sử dụng một số loại thuốc bôi làm dịu cơn ngứa do nốt ban gây ra. Một lưu ý khi sử dụng những loại thuốc này là cần phải tuân thủ theo ý kiến của bác sĩ trong việc lựa chọn loại thuốc cũng như cách sử dụng chúng.
Dị ứng khi đang mang thai có thể xuất hiện ở nơi trên cơ thể mẹ bầu
Những trường hợp dị ứng khi đang mang thai do phát ban thai kỳ gây ra tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Nhưng chúng vẫn có khả năng ảnh hưởng gián tiếp đến bé, bởi chúng khiến mẹ bầu khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như vấn đề tâm sinh lý của các mẹ.
3. Dị ứng do một số mùi hương, thức ăn
Cơ thể mẹ lúc mang thai thay đổi rất nhiều cả về các yếu tố bên trong lẫn thể chất bên ngoài. Do đó, việc nhạy cảm và phản ứng lại với một số mùi hương là điều dễ dàng xảy ra.
Chính vì vậy, mẹ bầu nên lưu ý đến việc sử dụng hoặc hạn chế sử dụng các loại nước hoa hoặc nước xả vải,... Những loại này có thể khiến da bị dị ứng, ngứa rát và mẩn đỏ. Thậm chí, mẹ bầu có thể bị choáng váng, khó thở, chóng mặt nếu ở trong phòng kín với mùi hương quá mạnh.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, mùi hương nhân tạo có thể gây nên nhiều phản ứng tiêu cực cho phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ.
Bên cạnh mùi hương thì một số loại thức ăn cho mẹ bầu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra dị ứng khi đang mang thai.
Mùi nước hoa có thể khiến mẹ bầu dị ứng gây ngứa ngáy thậm chí là choáng váng khó thở
4. Dị ứng do một số nguyên nhân khác
Ngứa trong giai đoạn thai kỳ là tình trạng dị ứng có thể gặp ở bất kỳ thai phụ nào. Chúng đa số xuất hiện trước khi ngủ hoặc sau khi tắm xong.
Một số nguyên nhân cụ thể được kể đến như sau:
-
Nồng độ hormone trong cơ thể tăng nhanh.
-
Do cơ địa.
-
Mẹ bầu đã có tiền sử về bệnh da từ trước đó.
-
Tử cung tăng nhanh.
-
Ngứa do ứ mật trong gan.
-
Hoặc do tiếp xúc với các yếu tố dị ứng bên ngoài.
Ngứa ngáy kéo dài thường khiến mẹ bầu khó ngủ, hoặc ngủ không sâu giấc, dễ gây stress kéo dài và làm suy nhược cơ thể mẹ bầu.
Dị ứng do mật ứ ở gan khiến mẹ bầu ngứa ngáy vô cùng khó chịu
5. Một số mẹo hay giúp mẹ bầu hạn chế tình trạng dị ứng khi đang mang thai
Hầu hết các trường hợp dị ứng gây ngứa ngáy cho mẹ bầu đều có khả năng tự khỏi sau một vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, để sống chung với chúng trong những ngày đó là vô cùng khó khăn đối với các mẹ. Một số mẹo hay sau đây sẽ giúp mẹ bầu không phải chịu cảnh bức bối, khó chịu do dị ứng mang lại:
Giữ gìn vệ sinh cơ thể luôn sạch sẽ
Tắm rửa và vệ sinh hằng ngày bằng nước ấm vừa giúp loại bỏ vi khuẩn, vừa giúp cơ thể được giản. Hãy chọn những loại sữa tắm lành tính, không gây khô da phù hợp cho mẹ bầu.
Dùng kem chống rạn da và dưỡng ẩm đầy đủ cho da
Một số loại kem dưỡng ẩm dành cho bà bầu hoặc các chiết xuất tinh dầu tự nhiên có tác dụng giảm khô và rạn nứt da. Mẹ bầu có thể thoa sau khi tắm, đặc biệt ở vùng bụng. Chỉ thoa nhẹ nhàng để tránh gây kích thích tử cung.
Không gãi nhiều vùng da bị ngứa
“Càng gãi càng ngứa” là nguyên nhân khiến cho tình trạng dị ứng khi mang thai càng trở nên trầm trọng. Nếu cơn ngứa xảy ra thường xuyên, và khó để kiềm chế mẹ bầu có thể chườm lạnh vùng ngứa một thời gian.
Uống nước nhiều hơn
Từ trước đến nay, nước đóng nhiều vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể chúng ta, chúng càng quan trọng hơn đối với cơ thể mẹ bầu. Nước hỗ trợ tốt cho quá trình trao đổi chất và thải độc cho cơ thể. Không những vậy, bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày giúp cơ thể mẹ bầu được ổn định, cân bằng được độ ẩm cho da, hạn chế tình trạng ngứa ngáy. Do đó, mỗi ngày mẹ bầu cần uống đủ từ 2 - 2,5l nước.
Bổ sung đủ lượng nước cần thiết giúp mẹ bầu tránh bị dị ứng khi đang mang thai
Xây dựng chế khẩu phần ăn riêng cho mẹ bầu
Giai đoạn mang thai khiến mẹ bầu khó khăn trong việc ăn uống thường ngày, do ốm nghén hoặc do chán ăn. Do đó, việc xây dựng một khẩu phần ăn riêng dành cho thai phụ là rất cần thiết.
Mang thai là lúc mẹ bầu sẽ hi sinh bản thân nhiều nhất cho bé con của mình, do đó chăm sóc mẹ bầu trong giai đoạn này vô cùng quan trọng. Dị ứng khi đang mang thai tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi nhưng nó vô tình gây thêm áp lực cho mẹ bầu trong giai đoạn nhạy cảm này.