Ho ra máu là một bệnh lý liên quan đến đường hô hấp mà mọi người không nên chủ quan. Nó như là một “lời cảnh báo” cho cơ thể về dấu hiệu của các bệnh hô hấp khác như: lao phổi, viêm phổi, ung thư phổi,... Bệnh sẽ tái phát nếu bạn không điều trị dứt điểm. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng và phương pháp điều trị ho ra máu như thế nào.
20/12/2020 | Nguyên nhân gây ra ho nhiều và cách ngăn ngừa hiệu quả 19/07/2020 | Ho ra máu cần phải làm gì, có nên chụp CT phổi không?
1. Tình trạng ho ra máu là như thế nào
Là tình trạng máu trào ra theo đường hô hấp mũi, miệng khi ho, khạc. Vị trí máu chảy thường là từ thanh môn trở xuống. Chẩn đoán ho ra máu cần phân biệt với nôn ra máu. Việc không cầm được máu làm ảnh hưởng xấu đến toàn bộ huyết động, dễ gây ra trụy tuần hoàn. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến hôn mê và thậm chí là tử vong.
Ho ra máu có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
2. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng ho ra máu
Ho ra máu hiện nay không còn xa lạ đối với nhiều người và để điều trị thì chúng ta cần tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng này:
-
Lao phổi: đây được xem là nguyên nhân dễ bắt gặp nhất. Ho ra máu là dấu hiệu bước đầu chưa được chẩn đoán của bệnh và được xem như hậu quả của việc ủ bệnh trong một thời gian dài. Triệu chứng cụ thể ở nguyên nhân này là người bệnh khạc ra đờm dính máu, lượng máu tiết ra có thể ít hoặc nhiều. Ngoài ra, nó còn khiến người bệnh mệt mỏi, khó thở, chán ăn,...
-
Giãn phế quản: thường xuyên ho, khạc đờm, tình trạng này tái diễn liên tục. Nguyên nhân rất dễ bị chẩn đoán nhầm với lao phổi. Chứng ho ra máu trong trường hợp này có thể tái đi tái lại nhiều lần.
-
Ung thư phế quản: thường xảy ra đối với những người hay hút thuốc lá. Đây là bệnh lý ác tính, khó chẩn đoán bởi giai đoạn đầu ít có triệu chứng cụ thể. Thêm vào đó, trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như ra máu kéo dài, khó thở, đau ngực,...
-
Nhiễm trùng hô hấp: ở những người bệnh bị viêm phổi hoại tử, viêm phế quản cấp, áp xe phổi, u nấm phổi hay nấm phổi cũng có thể có biểu hiện ho ra máu, đi kèm đau ngực, ho ra đờm mủ kéo dài,...
-
Các bệnh lý về tim mạch: thường là các bệnh như bệnh hẹp van 2 lá, Suy thất trái, phù phổi cấp, nhồi máu phổi,...
3. Các biểu hiện của ho ra máu
Trước khi tìm hiểu về những giải pháp điều trị ho ra máu thì chúng ta cần nhận biết những dấu hiệu sau:
-
Khó chịu và cảm giác hồi hộp.
-
Cảm giác nóng rát ra sau tận xương ức, khó thở, tức ngực, đau ngực.
-
Cổ họng bị ngứa và cảm thấy có vị tanh ở miệng.
-
Máu khi người bệnh ho ra có lẫn đờm với tần suất dày đặc, máu ban đầu là màu đỏ tươi và có thể chuyển dần sang màu đỏ sẫm. Thậm chí, máu ho ra có thể bị đông đặc làm bít tắc phế quản, gây khó thở, nghẹt thở.
-
Sốt cao cũng là một biểu hiện của người bệnh trong trường hợp này.
-
Có các dấu hiệu của trụy mạch, mạch nhanh thất thường.
-
Hạ đường huyết và có thể bị suy hô hấp.
-
Môi, ngón tay và ngón chân tím tái.
Cần nhận biết các biểu hiện đi kèm khi ho ra máu
4. Các phương pháp để điều trị ho ra máu
Điều trị từ nguyên nhân ho ra máu:
Cần xác định rõ nguyên nhân để chữa trị bởi như chúng ta đã tìm hiểu có rất nhiều nguyên nhân ra ra chứng ho ra máu. Một số nguyên nhân có thể phải nút mạch hoặc xử trí bằng phẫu thuật.
Giảm ho an thần:
Giải pháp này sẽ phụ thuộc vào mức độ ho ra máu và tình trạng hô hấp của người bệnh để có thể kê loại thuốc an thần cho phù hợp với thể trạng của người bệnh. Các loại thuốc an thần dùng trong điều trị ho ra máu bao gồm: Gardenal, Seduxen ở dạng viên hoặc dạng tiêm. Các loại thuốc an thần có tác dụng giảm phản xạ ho và ổn định tinh thần của người bệnh.
Thuốc an thần có tác dụng trong điều trị ho ra máu
Dùng thuốc cầm máu, truyền máu:
Đây là biện pháp hữu hiệu các tác dụng co mạch và giúp cầm máu tốt. Các loại thuốc như: transamin, cyclonamine có thể làm chậm tiêu sợi tơ huyết, tác động đến quá trình làm đông máu.
Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn:
Máu đọng trong lòng phế quản trong quá trình người bệnh ho ra máu, đây là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Vì vậy, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh để điều trị, phòng bội nhiễm.
Thuốc kháng sinh phòng bội nhiễm
Điều trị nội soi:
Phương pháp này dùng để cầm máu và giải phóng máu cục nếu có máu tồn đọng trong phổi.
Điều trị phẫu thuật cấp cứu:
Phương thức điều trị này chỉ áp dụng khi việc xử lý nội khoa không thành công. Nó giúp mở lồng ngực thắt mạch máu hay cắt bỏ thùy phổi bị thương tổn.
Điều trị ho ra máu nhẹ:
Điều đầu tiên cần làm là để người bệnh nằm nghỉ ngơi, dùng các loại thuốc an thần, ăn các loại thức ăn lỏng như cháo, súp,... Người bệnh tuyệt đối không sử dụng các loại đồ uống có cồn và chất kích thích.
Điều trị ho ra máu nặng:
Người bệnh không nên di chuyển, phải bất động hoàn toàn và nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, thoáng mát. Trong trường hợp này, người bệnh nên phải nằm nghiêng về phía bên phổi bị thương tổn dẫn đến máu chảy và phải được cầm máu kịp thời. Và cần phải truyền máu bổ sung nếu mất máu quá nhiều. Đồng thời, bệnh nhân nên được theo dõi kỹ càng, bổ sung các dưỡng chất cần thiết trong chế độ ăn uống hàng ngày, đặc biệt là phải ăn các loại thức ăn lỏng và không sử dụng các loại đồ uống có cồn và chất kích thích.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp khái niệm của ho ra máu, nguyên nhân gây ra hiện tượng này là gì cũng như biểu hiện và cách điều trị ho ra máu. Khi mắc, đồng nghĩa với việc bạn sẽ bắt đầu sống chung với nó. Tuy nhiên, đây không phải là một căn bệnh không thể chữa, do đó, người bệnh nên cập nhật những thông tin cần thiết để ngăn ngừa nó xảy ra.