Khạc đờm ra máu có nguy hiểm không? Là biểu hiện của bệnh lý gì? | Medlatec

Khạc đờm ra máu có nguy hiểm không? Là biểu hiện của bệnh lý gì?

Khạc đờm ra máu có thể là biểu hiện của nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau. Bất kỳ ai cũng có nguy cơ gặp phải hiện tượng này, đôi khi đây cũng chính là triệu chứng cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm nào đó.


24/05/2021 | Ho lâu ngày kèm theo khạc đờm có nguy hiểm không - thắc mắc của nhiều bệnh nhân
03/09/2020 | Khạc đờm ra máu đông - những thông tin nhất định bạn phải biết
03/09/2020 | Bị khạc đờm ra máu tươi cần phải xử lý như thế nào

1. Biểu hiện khạc đờm ra máu

Khạc đờm là phản ứng tự nhiên của cơ thể giúp tống xuất các chất dịch nhầy, chất bẩn hoặc xác bạch cầu, tác nhân gây bệnh,... ra khỏi đường hô hấp. Tùy vào tác nhân gây bệnh mà đờm có thể có màu sắc khác nhau, ví dụ như trắng, xanh, vàng, nâu,... thậm chí có thể khạc đờm ra máu. Dưới đây là những biểu hiện bệnh nhân có thể gặp khi khạc đờm ra máu:

  • Khạc đờm ra máu tươi;

  • Khạc đờm có lẫn bọt và kèm theo máu tươi;

  • Khạc đờm ra máu đông, kèm với đó là triệu chứng khó thở, nóng ngực;

  • Khạc đờm màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi, đôi khi là lẫn máu;

  • Khạc đờm lẫn sợi máu bên trong.

Khạc đờm ra máu có thể là biểu hiện của nhiều tình trạng khác nhau

Khạc đờm ra máu có thể là biểu hiện của nhiều tình trạng khác nhau

2. Nguyên nhân khiến người bệnh bị khạc đờm ra máu

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng khạc đờm ra máu. Dưới đây là những nguy cơ bệnh lý có thể là căn nguyên gây nên hiện tượng này:

2.1. Các bệnh ở đường hô hấp trên

Những thương tổn ở đường hô hấp trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến biểu hiện khạc đờm ra máu. Khi có sự viêm vùng hầu họng sẽ kích thích bệnh nhân ho nhiều, áp lực khi ho tác động lên vùng hầu họng có thể gây nứt vỡ các mao mạch nơi đây dẫn đến ho ra máu

Nguyên nhân gây tổn thương đường hô hấp thường là do các bệnh lý đường hô hấp trên như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm mũi xung huyết,... Hoặc bị nhiễm trùng do sự xâm nhập của các loại virus, vi khuẩn (Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa), vi nấm (Aspergillus),... Một số bệnh lý ở vùng mũi xoang như viêm mũi xoang, Polyp mũi xoang,... cũng có thể gây chảy máu xuống vùng hầu họng khiến bệnh nhân ho khạc ra máu. 

2.2. Bệnh lý ở đường hô hấp dưới

Khi gặp phải các vấn đề ở đường hô hấp dưới, người bệnh sẽ có các biểu hiện điển hình như ho, khó thở, đau tức ngực, thở khò khè, thậm chí là ho ra máu nếu để tình trạng này kéo dài không điều trị tích cực. Như vậy, khạc đờm ra máu có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý dưới đây:

Các bệnh ở phế quản:

  • Viêm phế quản: là hiện tượng viêm đường dẫn khí khiến bộ phận này bị sưng niêm mạc, gây hẹp, tắc nghẽn và co thắt đường thở. Khi đó bệnh nhân thường gặp phải triệu chứng khó thở, khạc đờm ra máu, đau họng, khò khè,...;

  • Giãn phế quản: phế quản lúc này bị sưng to và tiết ra nhiều dịch nhầy. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện: khò khè, hơi thở có mùi hôi, khó thở, đôi khi là khạc đờm bị lẫn máu.

Các bệnh tại phổi: 

  • Viêm phổi: bệnh lý này sẽ gây viêm và làm tổn thương tổ chức phổi (các phế nang). Bệnh nhân bị viêm phổi sẽ gặp phải các hiện tượng như ho nhiều, ho có đờm, thậm chí là khạc đờm ra máu;

  • Thuyên tắc động mạch phổi: xảy ra khi có cục máu đông bị vỡ và di chuyển tự do trong lòng động mạch tại phổi. Có những huyết khối bị mắc và không di chuyển được, dần dần gây tắc động mạch phổi. Mức độ của bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ lớn của huyết khối và lưu lượng máu chảy đến phổi ít hay nhiều. Người bệnh có biểu hiện ho, bao gồm cả khạc đờm có lẫn máu;

  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD): bệnh lý này có thể khiến nhu mô phổi, mạch máu và đường thở chịu tổn thương với các triệu chứng khó thở, ho có đờm, lẫn máu hoặc mủ trong đờm;

  • Lao phổi: tình trạng này xảy ra khi bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn lao phổi và có các biểu hiện như sốt về chiều, cơ thể mệt mỏi, ban đêm ra nhiều mồ hôi trộm, ho ra máu, giảm cân đột ngột,...

Khạc đờm ra máu có thể xuất phát từ các bệnh lý ở đường hô hấp

Khạc đờm ra máu có thể xuất phát từ các bệnh lý ở đường hô hấp

2.3. Mắc bệnh ung thư ở đường hô hấp

Ngoài những bệnh nêu trên, ung thư cũng được coi là một trong các yếu tố dẫn đến tình trạng khạc đờm ra máu. Điển hình là:

  • Ung thư vòm họng: khi mới khởi phát, bệnh sẽ gây ra các triệu chứng như khó chịu vùng cổ họng, giọng khàn. Bước sang giai đoạn tiến triển, bệnh nhân sẽ bị đau họng nặng, khó nuốt, ho nhiều, ho có đờm lẫn máu, mủ, đờm có mùi hôi;

  • Ung thư phổi: bên cạnh triệu chứng khạc đờm ra máu còn có những biểu hiện khác như thở khò khè, đau tức ngực, chán ăn, mệt mỏi,...

2.4. Bệnh lý về đường tiêu hóa  

Khạc đờm ra máu cũng có thể xuất phát từ những bệnh lý ngoài đường hô hấp, cụ thể là các vấn đề ở hệ tiêu hóa. Trào ngược dạ dày xảy ra thường xuyên trong thời gian dài có thể làm tổn thương niêm mạc họng. Bởi vì trong dịch vị dạ dày có chứa axit và sẽ dẫn tới các dấu hiệu như buồn nôn, nôn, ho, đôi khi là ho có đờm lẫn máu.

3. Xử trí ra sao khi bị khạc đờm ra máu?

Khi triệu chứng này xuất hiện, người bệnh không nên chủ quan và lơ là mà thay vào đó cần đi thăm khám ở bệnh viện. Bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, đồng thời đề ra những phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. 

Trong trường hợp khạc đờm ra máu xuất phát từ tình trạng nhiễm trùng, viêm họng thì có thể khắc phục bằng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, hạ sốt, long đờm. Bệnh nhân cũng cần tuân thủ những biện pháp điều trị hỗ trợ dưới đây:

  • Tăng cường bổ sung nước để làm loãng dịch đờm, giúp cổ họng sạch sẽ hơn, giảm thiểu các cơn ho khó chịu;

  • Chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh: nên ưu tiên những món được chế biến mềm, nhuyễn, dễ nuốt để không làm tổn thương vùng họng (các món súp, cháo,...). Tránh ăn đồ cay nóng, đồ chua, đồ chế biến sẵn vì sẽ gây kích thích niêm mạc họng, bệnh nhân sẽ ho nhiều hơn;

  • Không sử dụng chất  kích thích như bia rượu, thuốc lá, caffein,...

Tăng cường bổ sung nước để làm loãng dịch đờm Tăng cường bổ sung nước để làm loãng dịch đờm

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây khạc đờm ra máu, bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị thích hợp. Đối với các bệnh lý nghiêm trọng hơn (bệnh ở đường hô hấp dưới, ung thư) hoặc các bệnh ở hệ tiêu hóa thì cần áp dụng phương pháp chuyên biệt khác.

Nếu bạn đang bị khạc đờm ra máu kèm theo những dấu hiệu bất thường khác, hãy liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Chuyên viên tư vấn tại MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn đặt lịch khám cùng các bác sĩ của Chuyên khoa Hô hấp ngay hôm nay! 

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp