Trong nhiều năm gần đây, phương pháp vật lý trị liệu được khá nhiều bác sĩ quan tâm do những hiệu quả mà kĩ thuật này mang lại cho người bệnh. Ngoài ra, mức độ rủi ro của phương pháp điều trị này cũng khá thấp, đề cao sự an toàn cho bệnh nhân. Mặc dù, đây không phải là một kĩ thuật mới trong y khoa nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều người hiểu rõ những chức năng của chúng.
31/10/2020 | Chấn thương trong thể thao thường gặp và cách xử lý 31/10/2020 | Những lưu ý về phương pháp tập luyện khi điều trị thoái hóa khớp gối 22/08/2020 | Đẩy lùi bệnh đau nửa đầu vai gáy bằng 6 bài tập yoga đơn giản 16/05/2020 | Lợi ích tuyệt vời của bài tập Kegel đối với cơ thể ít ai biết
1. Vật lý trị liệu là gì?
Có khá nhiều bệnh nhân khi gặp phải một vấn đề nào đó liên quan đến xương khớp, khả năng vận động sẽ được bác sĩ yêu cầu áp dụng phương pháp trị liệu vật lý. Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có những hiểu biết nhất định về phương pháp điều trị này. Vậy Vật lý trị liệu là gì? Theo các bác sĩ, đây là một trong những phương pháp dựa trên khoa học vật lý để giúp mọi người chữa trị bệnh mà không phải sử dụng thuốc. Tuy nhiên, không phải bệnh lý nào cũng có thể áp dụng phương thức điều trị này.
Giải đáp thắc mắc vật lý trị liệu là gì?
Nhờ tính an toàn và mức độ hiệu quả cao trong điều trị mà khá nhiều bệnh nhân cảm thấy hài lòng với phương pháp vật lý trị liệu. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng, sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra những gợi ý về việc vận dụng cách thức điều trị này sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, nhờ vào sự tiến bộ của khoa học vật lý mà ngày càng có thêm nhiều phương pháp hỗ trợ trong việc điều trị cho bệnh nhân. Điển hình như chữa trị bằng lực cơ học, các dạng sóng âm, nhiệt độ, ánh sáng,...
Theo Hiệp hội APTA (một tổ chức chuyên về trị liệu vật lý của Hoa Kỳ) cho biết, phương pháp này mang lại hiệu quả rất tốt đối với bệnh nhân điều trị các tổn thương về thể chất. Thực tế, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng rất hiệu quả đối với những bệnh lý bẩm sinh như khuyết tật và các vấn đề liên quan như chấn thương. Do đó, mọi người có thể lựa chọn cách thức này để can thiệp trong quá trình chữa trị.
2. Những phương pháp phổ biến trong vật lý trị liệu
Ngoài mức độ hiệu quả cao thì trong vật lý trị liệu còn có khá nhiều phương pháp giúp bác sĩ dễ dàng lựa chọn những cách thức phù hợp với từng tình trạng của bệnh nhân. Thực tế, trong y khoa các phương pháp trị liệu vật lý phổ biến gồm:
2.1. Tác nhân cơ - động học kéo dãn
Đây là một trong những phương pháp vận dụng lực cơ học để làm giãn các khoang đốt sống bằng cách tác động một lực phù hợp vào cột sống. Dưới sự tác động này, cơ thể bệnh nhân được can thiệp hiệu quả với những tác dụng như:
Vận dụng cơ - động học điều trị cho bệnh nhân
-
Hạn chế những tác động gây áp lực lên nội đĩa đệm mặc dù các đốt sống bị tách xa. Đồng thời, kích thích sự thẩm thấu dung dịch và các chất dinh dưỡng cũng như làm giảm bớt diện tích bị lồi ra của đĩa đệm.
-
Giúp khắc phục khoảng trống của các đốt sống nằm lệch nhau. Bên cạnh đó, phương pháp này còn giúp điều chỉnh tình trạng cong vẹo cột sống, hạn chế khả năng gây đau do dây thần kinh bị chèn ép.
-
Góp phần làm giãn các cơ cũng như giảm thiểu triệu chứng đau và tình trạng lệch (vẹo) cột sống ở bệnh nhân.
Theo bác sĩ, đây là một trong những phương pháp vật lý trị liệu tại nhà dễ vận dụng nhất. Tuy nhiên, bệnh nhân cần có sự hỗ trợ của các thiết bị kỹ thuật và trong giai đoạn đầu nên tập luyện cùng kỹ thuật viên để nắm bắt các bài tập một cách tốt nhất. Ngoài ra, liệu pháp này thường có tác dụng rất tốt đối với những bệnh nhân mắc phải một số bệnh lý như: đau hoặc cong vẹo cột sống, thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm,...
2.2. Phương pháp vận động
Phương pháp vận động trong vật lý trị liệu thường được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn tập luyện để phục hồi chức năng cơ thể dựa trên những tác dụng như:
Phương pháp vận động trong trị liệu vật lý
Ngoài ra, sự đa dạng về kỹ thuật vận động cũng giúp quá trình điều trị của bệnh nhân đạt được hiệu quả tích cực, chẳng hạn như:
-
Vận động thụ động: thường tập luyện cho những bệnh nhân không có khả năng vận động nhằm hạn chế khả năng bị teo cơ hoặc cứng khớp do ít hoạt động.
-
Vận động chủ động: áp dụng cho những đối tượng có khả năng tự thực hiện động tác mà không cần sự hỗ trợ của kỹ thuật viên.
-
Vận động chủ động có hỗ trợ: thường được thực hiện cho những bệnh nhân có khả năng vận động kém, cần có sự trợ giúp của công cụ hoặc kỹ thuật viên.
Các kỹ thuật trong trị liệu vật lý vận động
-
Vận động có trợ lực: phương pháp này thường kết hợp với các công cụ đi kèm để tăng thêm lực. Nhằm gia tăng sức chịu đựng của cơ thể nhờ sự kích thích của công cụ (như lò xò, vật nặng,...).
-
Vận động kết hợp động tác: là cách thức luyện tập kết hợp với những bài tập như đạp xe, đi bộ,... Phương pháp vật lý trị liệu tại nhà này mang lại hiệu quả rất tốt cho bệnh nhân.
2.3. Tác nhân vật lý
Tác nhân vật lý được đánh giá là một cách thức chữa trị khá thụ động và chỉ có thể áp dụng tạm thời. Tuy nhiên, phương pháp này có thể mang lại hiệu quả tức thời, giảm đau cho người bệnh. Do đó, những bệnh nhân lựa chọn phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng thường áp dụng điều trị bằng các tác nhân vật như:
-
Trị liệu bằng nhiệt (có thể nóng hoặc lạnh): đối với trị liệu nóng, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ làm giãn mạch tại một vị trí hoặc toàn thân dựa trên cơ chế của phản xạ. Nhờ đó mà bệnh nhân giảm triệu chứng đau hoặc tình trạng viêm và nhanh chóng phục hồi tổn thương. Ngược lại, với liệu pháp lạnh, bệnh nhân được giúp co mạch, giảm khả năng dẫn truyền trên các dây thần kinh chủ và sự chuyển hóa của thần kinh.
Sử dụng nhiệt trong điều trị tổn thương mạch
-
Trị liệu bằng nước: là hình thức vật lý trị liệu sử dụng nước để tác động lên cơ thể nhằm chữa lành những tổn thương dựa trên đặc tính riêng. Thực tế, hầu hết mọi người không biết rằng, nước là một dẫn chất rất tốt đối với các mô của cơ thể.
-
Trị liệu bằng ánh sáng: bệnh nhân có thể sử dụng ánh sáng từ đèn hồng ngoại, tử ngoại hay kể cả ánh sáng mặt trời để chữa bệnh. Cách thức điều trị bệnh này chủ yếu dựa trên những bức xạ tồn tại trong ánh sáng. Những tia bực xạ này có thể loại bỏ vi khuẩn, kích thích sự sản sinh và phát triển của những tế bào bên trong.
-
Trị liệu bằng điện: là cách thức sử dụng năng lượng điện để kích thích dây thần kinh và các cơ. Sự tác động này giúp cơ được co lại, rèn luyện khả năng vận động của cơ và khớp. Mặt khác, điện trị liệu còn giúp giải phóng những chất dẫn truyền của dây thần kinh, điển hình như serotonin, endorphin,...
Với bài viết này, các bạn đã được giải đáp cụ thể vật lý trị liệu là gì. Đồng thời, mọi người cũng được giới thiệu một số phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng để phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Đặc biệt, những đối tượng gặp khó khăn trong vận động hoặc tổn thương xương khớp đừng quên áp dụng những liệu pháp này nhé!