Mất trí nhớ tạm thời là một trong những tình trạng không hiếm gặp trong cuộc sống. Tình trạng này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau và gây hoang mang cho bản thân người bệnh cũng như người nhà và bạn bè. Vậy chứng mất trí nhớ tạm thời là như thế nào? Tại sao lại mắc phải chứng bệnh này và cách điều trị ra sao?
19/08/2021 | Những điều nên biết về thang đánh giá trí nhớ Wechsler 07/08/2021 | Nhận diện chứng hay quên và cách cải thiện hiệu quả 25/05/2021 | Hội chứng lú lẫn: nguyên nhân và phương pháp điều trị
1. Chứng mất trí tạm thời
Bạn có thể hiểu chứng bệnh này là tình trạng khi một vấn đề thần kinh nào đó xảy ra khiến cho trí nhớ của bạn bị mất đi đột ngột. Lúc này, bạn sẽ không thể nào nhớ ra được các sự việc vừa diễn ra và cũng không biết bản thân đang ở đâu, tại sao lại ở đó,… Những cơn mất trí như thế này thường diễn ra trong một thời gian ngắn và sẽ hồi phục sau đó.
Mất trí nhớ tạm thời khiến người bệnh không nhớ được các sự việc đã diễn ra
Trường hợp khác, người mắc chứng mất trí nhớ tạm thời sẽ đặt câu hỏi liên tục vì họ không thể nhớ bất cứ điều gì trước đó (kể cả câu trả lời đã được nghe). Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn có ký ức về thân phận của bản thân, biết rõ họ là ai và nhớ mặt những người thân cận. Dù vậy chứng mất trí này vẫn gây không ít trở ngại cho những ai mắc phải.
2. Chứng mất trí tạm thời có nguy hiểm không?
Căn bệnh này dường như rất hiếm gặp trong cuộc sống và sẽ không lặp lại với cùng một người. Thoạt nhìn thì thấy nó khá vô hại nhưng nếu xét tổng quan thì việc đang yên đang lành bị mất đi ký ức sẽ gây các cảm xúc tiêu cực cho người bệnh.
3. Triệu chứng
Bạn có thể nhận biết chứng bệnh này qua các triệu chứng phổ biến sau:
-
Đột nhiên bị mất đi ký ức.
-
Vẫn giữ được các thói quen và tính cách của bản thân mặc dù không nhớ gì.
-
Không bị mất nhận thức, có thể nhận biết được các vật quen thuộc.
-
Không bị tổn thương bất cứ một khu vực cụ thể nào trong não bộ.
-
Không xuất hiện các dấu hiệu như tê liệt tay chân, không nhận dạng mặt chữ được, vận động tự phát,…
Tuy bị mất đi ký ức nhưng bệnh nhân vẫn giữ được các thói quen của bản thân
Từ đó rút ta những triệu chứng dùng để chẩn đoán bệnh như:
-
Thời gian mất trí nhớ không quá 24 tiếng.
-
Sau khoảng thời gian đó, trí nhớ bắt đầu hồi phục trở lại.
-
Không bị co giật hay bất cứ dấu hiệu liên quan trong lúc mất trí.
-
Không có tiền sử bệnh động kinh.
Ngoài các dấu hiệu kể trên còn có một triệu chứng đáng lưu ý khác khi bị mắc chứng mất trí tạm thời đó chính là hay hỏi những câu mang tính chất lặp đi lặp lại và tương tự nhau mặc dù bạn đã trả lời họ rồi. Ví dụ điển hình như: “tôi đang làm gì vậy?”, “tại sao tôi lại đến đây?”,… Nếu gặp phải bất cứ dấu hiệu đáng nghi nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán một cách chính xác nhất.
Bệnh nhân có xu hướng hỏi những câu mang tính lặp lại dù đã được nghe câu trả lời
4. Nguyên nhân gây mất trí nhớ tạm thời
Đến nay vẫn chưa có bất kì câu trả lời chính xác nào cho vấn đề này. Nhưng tham khảo ý kiến chuyên gia, ta có thể biết một phần nguyên nhân gây mất trí tạm thời có liên quan đến chứng đau nửa đầu mặc dù cả hai bệnh lý này đều chưa rõ do yếu tố nào gây nên. Sau đây là một vài sự kiện dẫn đến khả năng mất trí nhớ tạm thời ở bạn:
-
Hưng phấn quá độ hoặc sử dụng rượu bia, ma túy, chất kích thích khi quan hệ tình dục.
-
Hoạt động về thể chất quá mức chịu đựng của cơ thể.
-
Ngâm mình trong nước nóng hoặc lạnh một cách đột ngột.
-
Bị chấn thương nhẹ ở đầu.
-
Sau khi tiến hành các thủ thuật ý khoa, điển hình là nội soi hay chụp động mạch,…
-
Chịu cú sốc về mặt tâm lý hoặc có cảm xúc buồn đau (do tin xấu, mâu thuẫn,…) xảy ra một cách đột ngột.
-
Làm việc quá sức mà không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Người có tiền sử bị các chấn thương ở vùng đầu thường nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn
5. Yếu tố nguy cơ
Chứng mất trí nhớ tạm thời có nguy cơ dễ xảy ra hơn nếu bạn thuộc các nhóm đối tượng sau đây:
-
Tuổi tác: những ai ngoài 50 tuổi sẽ có nguy cơ mất trí tạm thời cao hơn người bình thường.
-
Tiền sử bệnh đau nửa đầu: nếu đã từng mắc phải căn bệnh đau nửa đầu thì bạn sẽ có khả năng mắc phải chứng mất đi ký ức tạm thời so với số còn lại cao hơn.
6. Bệnh có điều trị được không?
Bác sĩ có thể dựa vào việc loại bỏ các tình trạng sức khỏe mang tính nghiêm trong hơn (ví dụ: động kinh, đột quỵ,…) hay các chấn thương ở vùng đầu để chẩn đoán bệnh mất trí tạm thời. Thường thì có thể nhận biết bệnh qua quá trình thăm khám tổng quát hoặc tiến hành thực hiện các xét nghiệm về não.
Mở đầu phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát hệ thần kinh. Sau đó kiểm tra trương lực cơ, các phản xạ, sức cơ, dáng đi, tư thế, chức năng cảm giác, cách cân bằng và phối hợp của bệnh nhân ra sao. Cuối cùng là thực hiện hỏi đáp trực tiếp với người bệnh để kiểm tra trí nhớ và tư duy.
Tiến hành thăm khám hệ thần kinh để chẩn đoán bệnh mất trí tạm thời
6.2. Tiến hành xét nghiệm não kèm theo chẩn đoán hình ảnh
Bước tiếp theo để có được kết quả chính xác việc bạn có mất trí nhớ tạm thời hay không đó chính là thực hiện các xét nghiệm kiểm tra hoạt động và sự lưu thông máu của não. Thường thì chúng sẽ tốn rất ít thời gian (khoảng 2 giờ) và không gây đau đớn cho bệnh nhân khi thực hiện. Một số xét nghiệm có thể kể đến là:
Tiến hành chụp cắt lớp CT để phát hiện các dấu hiệu bất thường trong não bộ
7. Cách phòng ngừa
Vì nguyên nhân gây ra chưa được rõ ràng cùng với tỷ lệ tái phát khá thấp nên việc tìm ra một cách để phòng ngừa hoàn toàn chứng bệnh này là không khả thi. Nếu phát hiện bản thân bị mất đi ký ức sau khi thực hiện một sự kiện nào đó (ví dụ như vận động mạnh hoặc thay đổi thân nhiệt đột ngột,…) thì hãy hạn chế lặp lại vận động đó. Thêm nữa, việc tìm đến cơ sở y tế uy tín, đơn cử như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và điều trị.
Chung quy lại thì chứng mất trí nhớ tạm thời cũng ít gây ra những nguy hiểm về mặt thể chất đối với người bệnh. Nhưng bù lại, nó làm họ tổn thương và chịu một cú sốc lớn về mặt tâm lý. Qua những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bạn sẽ dễ dàng nhận biết được chứng mất trí tạm thời của bản thân hoặc gia đình và tiến hành điều trị kịp thời.