Hội chứng người cứng có tỷ lệ mắc bệnh chỉ là 1:1000000. Trong đó, chứng rối loạn liên quan đến thần kinh này xuất hiện phổ biến hơn ở người nữ. MEDLATEC mời bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua các thông tin được chia sẻ sau đây.
03/01/2023 | Cảnh giác trước tình trạng ngộ độc thị thần kinh do rượu! 28/12/2022 | Chấn thương thần kinh ngoại biên là gì? Có nguy hiểm không? 28/12/2022 | Tìm hiểu tổng quan về bệnh đau dây thần kinh thiệt hầu
1. Hội chứng người cứng là như thế nào?
Hội chứng người cứng còn có tên gọi khác là hội chứng Moersch-Woltman, gây tác động đến hệ thần kinh trung ương (não hay tủy sống). Đối tượng những người mắc phải bệnh có thể thuộc bất cứ lứa tuổi nào; trong đó, thường gặp hơn ở những người từ 30 tuổi - 60 tuổi. Đáng lưu ý là bệnh có tỷ lệ rất hiếm với 1.000.000 người mới có một người không may mắn gặp phải.
Cụ thể, đây là một rối loạn thần kinh tự miễn dịch dẫn tới sự co cứng cơ trên cơ thể người bệnh. Cụ thể, tình trạng này có thể xảy ra một cách tự phát hoặc khi có sự kích thích bất ngờ như tác động của các yếu tố bao gồm tiếng động, sự cử động, sự căng thẳng về tâm lý hay khi có ai đó chạm vào người bệnh.
Dần dần, sự co cứng cơ này làm dáng đi cũng như hình dạng cột sống của người mắc bệnh bị thay đổi. Thậm chí, bệnh nhân còn bị mất khả năng đi lại.
Hội chứng người cứng dẫn tới sự co cứng cơ trên cơ thể người bệnh
Đáng lưu ý, nguy cơ mắc hội chứng người cứng có thể cao hơn trong trường hợp bệnh nhân mắc một số căn bệnh như tiểu đường, bệnh bạch biến, thiếu máu ác tính, viêm tuyến giáp tự miễn hay một vài căn bệnh ung thư (phổi, thận, vú, tuyến giáp).
2. Triệu chứng nào giúp nhận biết hội chứng người cứng?
Biểu hiện của hội chứng người cứng có khả năng âm thầm xuất hiện và từng bước tiến triển với thời gian vài tháng cho tới vài năm. Đồng thời, ở mỗi đối tượng bệnh nhân cụ thể cũng có sự xuất hiện của những triệu chứng cũng như mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Thông thường, hội chứng này bắt đầu bằng hiện tượng cơ thân và cơ bụng bị co cứng từng cơn, dần dần hiện tượng này lan đến các vị trí khác trên cơ thể gồm tay, chân, vai gáy và mặt. Bệnh nhân khi đối mặt với tình trạng này phải trải qua cảm giác đau đớn, khó chịu và gặp hạn chế trong khả năng vận động bình thường.
Sự co cứng cơ làm cho bệnh nhân không dễ dàng trong khi đi lại
Theo thời gian, nó diễn ra một cách liên tục làm bệnh nhân bị gù lưng hoặc ưỡn vùng thắt lưng. Sự co cứng ở cơ chân cũng làm họ không dễ dàng trong hoạt động đi lại, di chuyển và phải nhờ đến sự trợ giúp từ người thân hoặc sử dụng xe lăn trong quá trình di chuyển thường ngày.
Đi kèm với đó, những cơn co thắt cơ xuất hiện gây ra tình trạng đau đớn cũng là một triệu chứng đáng chú ý khác của hội chứng người cứng. Trong đó, thời điểm bệnh nhân đang ngủ sẽ không gặp triệu chứng này. Chúng có thể kéo dài chỉ trong vài giây, vài phút hoặc lâu hơn là cả trong vài giờ. Khi đó, sẽ xuất hiện biểu hiện giật mình hay giật chân, bị ngã ở người bệnh. Đôi khi, nếu xảy ra đủ mạnh nó còn có thể dẫn đến tình trạng gãy xương.
Ngoài ra, đối tượng mắc phải bệnh cũng trở nên nhạy cảm đối với tiếng ồn và ánh sáng hơn so với bình thường. Cùng với đó, rối loạn lo lắng, tình trạng trầm cảm và ám ảnh cũng xuất hiện ở một số người bệnh dưới tác động của các cơn đau có tính chất mạn tính do hội chứng này gây ra. Đặc biệt là khi họ ra ngoài hay thử những hoạt động mới.
3. Hội chứng người cứng do nguyên nhân nào gây ra?
Tới thời điểm hiện tại, vẫn đối diện khó khăn trong việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến hội chứng bệnh hiếm gặp này.
Những nhà nghiên cứu cho rằng hội chứng người cứng do nguyên nhân tự miễn. Nghĩa là khi cơ thể bệnh nhân có sở hữu kháng thể chống lại men glutamic acid decarboxylase (GAD).
Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có các trường hợp người bệnh mắc hội chứng người cứng không phát hiện ra kháng thể kháng GAD. Ngược lại, cũng có bệnh nhân xuất hiện kháng thể kháng GAD trong máu không có biểu hiện của hội chứng này.
4. Hội chứng người cứng được chẩn đoán và điều trị như thế nào?
Liên quan đến vấn đề chẩn đoán và điều trị hội chứng người cứng, thường sẽ áp dụng các phương pháp sau đây.
4.1. Liên quan đến vấn đề chẩn đoán
Để chẩn đoán hội chứng này, bác sĩ trước tiên sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng, tiến hành loại trừ những căn bệnh phổ biến khác.
Sau đó, có thể thực hiện các phương pháp:
Bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh
4.2. Liên quan đến vấn đề điều trị
Điều đáng tiếc là cách chữa trị hội chứng người cứng đến nay chưa được tìm ra. Do đó, mục tiêu chính của quá trình điều trị là nhằm làm giảm các triệu chứng và giúp người bệnh có thể vận động dễ dàng hơn.
Cụ thể, có những biện pháp điều trị như sau:
- Trường hợp sử dụng thuốc trong điều trị: có một số loại thuốc có thể được dùng bao gồm thuốc nhóm Benzodiazepam (diazepam hoặc clonazepam), thuốc giãn cơ (như baclofen), thuốc chống động kinh (như Depakin, Neurontin,...), thuốc nhóm steroid.
Thuốc chống động kinh là loại thuốc có thể dùng trong việc điều trị
- Áp dụng liệu pháp hành vi nhận thức và các liệu pháp tâm lý khác.
- Một số phương pháp khác, ví dụ như truyền tĩnh mạch immunoglobin, lọc huyết tương hay Rituximab.
- Cùng với đó, kết hợp phương pháp vật lý trị liệu, thuỷ liệu pháp, massage, liệu pháp nhiệt, châm cứu hỗ trợ bệnh nhân giảm đau.
Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc trang bị một số kiến thức cần thiết về hội chứng người cứng. Nếu vẫn còn gặp bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này và mong muốn được giải đáp, hãy nhanh chóng liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng: 1900 56 56 56 của MEDLATEC.
Đối với các bệnh lý về thần kinh cần được chẩn đoán và điều trị, quý khách hàng có thể đến trực tiếp Chuyên khoa Thần kinh của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm sẽ trực tiếp thăm khám và đưa ra tư vấn về các phương pháp điều trị bệnh tối ưu nhất cho khách hàng.