Hội chứng lú lẫn: nguyên nhân và phương pháp điều trị | Medlatec

Hội chứng lú lẫn: nguyên nhân và phương pháp điều trị

Lú lẫn là tình trạng tinh thần khiến người bệnh không có khả năng suy nghĩ rõ ràng, logic và nhanh chóng như bình thường. Nhiều người cho rằng hội chứng lú lẫn thường chỉ gặp ở người già, tuy nhiên mọi lứa tuổi có thể mắc phải do các nguyên nhân khác nhau gây ra.


02/03/2021 | Bệnh giãn tĩnh mạch chân có phải là căn bệnh của tuổi già?
06/11/2020 | Tuổi già khỏe mạnh với tháp dinh dưỡng cho người cao tuổi

1. Hội chứng lú lẫn nhận biết thế nào?

Người mắc hội chứng lú lẫn sẽ gặp phải tình trạng không thể suy nghĩ rõ ràng, nhanh chóng và logic như người bình thường. Vì thế họ thường không thể phân biệt phương hướng, ghi nhớ, phân tích, chú ý hay ra quyết định nào đó cho hoạt động cuộc sống hàng ngày. Hội chứng lú lẫn được xếp vào nhóm bệnh chuyên khoa tâm thần.

Hội chứng lú lẫn có thể là bệnh tuổi già

Hội chứng lú lẫn có thể là bệnh tuổi già

Nhiều người cho rằng, hội chứng lú lẫn chỉ gặp ở người già cho hệ thần kinh suy yếu song căn bệnh này có thể gặp ở cả người trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu phát hiện và điều trị tích cực, người bệnh hoàn toàn có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần hoạt động của não.

Bản thân người bệnh có thể không nhận biết được mình mắc hội chứng lú lẫn, tuy nhiên người xung quanh, đặc biệt có giao tiếp sẽ nhận ra tình trạng này. Các biểu hiện dễ thấy ở người bị lú lẫn bao gồm:

Gặp khó khăn khi giao tiếp

Người bị hội chứng lú lẫn khi giao tiếp với người khác thường xử lý, tiếp thu thông tin chậm, vì thế họ trả lời chậm, có thể lơ đi nhiều câu hỏi. Do gặp khó khăn về tiếp nhận và phân tích thông tin nên họ có thể trả lời lung tung hoặc im lặng bỏ qua. 

Hội chứng lú lẫn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần

Hội chứng lú lẫn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần

Ánh mắt không có trọng tâm, thường yên lặng ngơ ngác

Vấn đề tinh thần này ảnh hưởng khá lớn tới suy nghĩ và thể hiện rõ rằng qua biểu hiện cảm xúc trên gương mặt như:

  • Ánh mắt nhìn xa xăm không có trọng tâm.

  • Khá yên lặng và ít nói, có vẻ trầm tư suy nghĩ.

  • Cảm xúc thay đổi: lúc thì tỏ ra rất kinh ngạc, lúc lại đờ đẫn, ngơ ngác, dửng dưng với mọi thứ.

Hành vi khác thường

Mỗi người mắc hội chứng lú lẫn có thể có hành vi khác thường khác nhau, có thể họ khóc, vùng vẫy chống cự hoặc chỉ im lặng trầm tư. Các hoạt động bình thường như đi lại, ăn uống của người bệnh cũng bị ảnh hưởng, cần người trợ giúp mới có thể hoàn thành.

Tâm thần không ổn định

Hội chứng lú lẫn khiến cảm xúc người bệnh bất ổn định, đôi lúc tức giận, bối rối, đôi lúc im lặng không nhớ bản thân là ai,…

Rối loạn ý thức

Bệnh nhân có thể không nhận ra người thân hoặc lúc nhận ra lúc không, khái niệm thời gian và sáng tối bị đảo lộn. Hội chứng lú lẫn càng nghiêm trọng thì thời gian tỉnh táo của bệnh nhân càng ngắn.

Hội chứng lú lẫn có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và người trẻ

Hội chứng lú lẫn có thể xảy ra ở trẻ nhỏ và người trẻ

Biểu hiện rối loạn thần kinh

Người bệnh có những biểu hiện rối loạn thần kinh khá rõ ràng như: nhịp tim nhanh, rối loạn giấc ngủ, tay chân run, huyết áp không ổn định, da khô, sốt,…

2. Nguyên nhân nào gây ra hội chứng lú lẫn?

Người mắc hội chứng lú lẫn có thể do rất nhiều nguyên nhân, có thể là cú sốc do chấn thương, nhiễm độc hoặc vấn đề sức khỏe liên quan. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn tới bệnh:

2.1. Chấn thương

Người bình thường có thể mắc hội chứng lú lẫn do chấn thương đầu gây ra tổn thương não. Tế bào thần kinh bị tổn thương, rối loạn hoạt động làm thay đổi nhận thức, giảm khả năng suy nghĩ và phân tích, ảnh hưởng đến sự tỉnh táo, phối hợp hành động và lời nói,… Có thể bản thân người bệnh không biết rằng mình bị hội chứng lú lẫn sau chấn thương nhưng người tiếp xúc sẽ biết được.

Có những người có triệu chứng lú lẫn ngay sau chấn thương nhưng có những người xảy ra sau chấn thương một vài ngày.

2.2. Mất nước

Nước được nạp vào cơ thể người qua đường uống và bài tiết ra ngoài ra mồ hôi, đường nước tiểu và các hoạt động chức năng khác của cơ thể. Nếu cơ thể liên tục sử dụng nước nhưng không được bổ sung đủ lượng nước mất đi sẽ dẫn tới tình trạng thiếu nước.

Thiếu nước trầm trọng gây rối loạn chất điện giải, ảnh hưởng tới hoạt động thần kinh và gây ra các vấn đề như hội chứng lú lẫn. Đa phần khi bổ sung nước và chất điện giải, cân bằng hoạt động trong cơ thể, triệu chứng lú lẫn sẽ thuyên giảm.

Mất nước trầm trọng có thể dẫn tới hội chứng lú lẫn

Mất nước trầm trọng có thể dẫn tới hội chứng lú lẫn

2.3. Ảnh hưởng của thuốc

Một số thuốc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ có hại cho hệ thần kinh, trong đó triệu chứng lú lẫn là dấu hiệu phổ biến nhất của biến chứng điều trị ung thư. Ví dụ như thuốc hóa trị tiêu diệt tế bào ung thư và thường cũng ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh, khi tế bào ảnh hưởng là tế bào thần kinh, hoạt động chức năng của não sẽ bị ảnh hưởng. Hậu quả là tình trạng lú lẫn.

2.4. Suy giảm chức năng ở người già

Người cao tuổi cũng thường bị hội chứng lú lẫn tuổi già, khi hoạt động của tế bào thần kinh không được linh hoạt như trước, khiến trí nhớ giảm sút và hoạt động bình thường cũng gặp khó khăn.

2.5. Nguyên nhân khác

Hội chứng lú lẫn có thể do nhiều yếu tố khác gây ra như: hạ đường huyết, nhiễm trùng, nhiễm độc do rượu hoặc thuốc, bệnh u não, mất chức năng não, đột quỵ, bệnh thần kinh, mất ngủ, nồng độ oxy thấp, thiếu dinh dưỡng, động kinh,…

3. Hội chứng lú lẫn có điều trị được không?

Tùy vào nguyên nhân và tổn thương thần kinh gây ra hội chứng lú lẫn là tạm thời có thể phục hồi hay vĩnh viễn mà bác sĩ sẽ trả lời về khả năng phục hồi khi điều trị cho người bệnh. Đa phần nếu tình trạng lú lẫn được phát hiện sớm, điều trị tích cực thì có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng não bộ, không để lại di chứng nặng nề.

Chẩn đoán sớm tìm nguyên nhân và mức độ tổn thương để can thiệp điều trị đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị bệnh. Bệnh nhân sẽ được chẩn đoán bằng các phương pháp như: xét nghiệm máu, chụp CT, chụp MRI, đo điện não đồ, kiểm tra tình trạng tâm thần,…

Lú lẫn do tuổi già thường khó khắc phục

Lú lẫn do tuổi già thường khó khắc phục

Riêng với hội chứng lú lẫn tuổi già, khả năng phục hồi khá hạn chế, chăm sóc và điều trị chủ yếu giúp trấn an tinh thần người bệnh, giảm mức độ suy giảm chức năng thần kinh.

Hội chứng lú lẫn hoàn toàn có thể gặp phải ở người trẻ do các vấn đề sức khỏe hoặc chấn thương gây ra. Khi phát hiện bệnh, người nhà nên đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế để khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp