Khuyến cáo: Những điều cần chú ý khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 | Medlatec

Khuyến cáo: Những điều cần chú ý khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Với tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp như hiện nay, việc tiêm vắc xin để phòng ngừa nguy cơ nhiễm bệnh đang được đánh giá là biện pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, bạn đã biết những điều cần chú ý khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 là gì chưa?


24/08/2021 | Giải đáp: Viêm gan B tiêm vắc xin COVID-19 được không?
24/08/2021 | Người đã tiêm vắc xin COVID-19 có cần tiếp tục đeo khẩu trang hay không - Nên làm gì sau tiêm ngừa?
24/08/2021 | 4 lưu ý quan trọng về mũi tiêm vắc xin covid-19 thứ 2, bạn cần biết

1. Nắm được đâu là nhóm đối tượng được tiêm phòng

Những đối tượng đủ điều kiện tiêm chủng là người trong độ tuổi khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với các hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vắc xin. Tuy nhiên, với số lượng liều vắc xin hiện có chưa thể đáp ứng được cho toàn bộ người dân nằm trong nhóm đối tượng tiêm chủng. Vì thế, nhà nước đã chia ra những nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm trước như sau:

Ghi nhớ và áp dụng những điều cần chú khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 sẽ góp phần giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ cơ thể

Ghi nhớ và áp dụng những điều cần chú khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 sẽ góp phần giúp nâng cao hiệu quả bảo vệ cơ thể

  • Lực lượng tuyến đầu chống dịch: bao gồm lực lượng công an, quân đội, các nhân viên y tế (như bác sĩ, y tá, kỹ thuật viên xét nghiệm,…) đang làm nhiệm vụ chống dịch. Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao do tiếp xúc với nhiều người cũng dễ dàng trở thành một nguồn lây bệnh mới ra cộng đồng.

  • Người dân đang nằm trong vùng hoặc khu vực có dịch bệnh với diễn biến phức tạp, hoặc có nguy cơ cao về lây nhiễm trong cộng đồng. Người cao tuổi trên 60 có nguy cơ tử vong khi mắc phải virus gây bệnh.

Nhóm đối tượng công tác trong lĩnh vực y tế và làm nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh sẽ được ưu tiên tiêm phòng sớm

Nhóm đối tượng công tác trong lĩnh vực y tế và làm nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh sẽ được ưu tiên tiêm phòng sớm

2. Nắm được nhóm đối tượng cần thận trọng, trì hoãn hoặc chống chỉ định tiêm

Nhóm đối tượng cần thận trọng khi tiêm chủng

  • Đối tượng có tiền sử dị ứng với các dị nguyên.

  • Người đang có các bệnh lý nền hoặc mắc bệnh mạn tính.

  • Người đang mất tri giác hoặc không làm chủ được hành vi.

  • Người có tiền sử giảm tiểu cầu hoặc người bị rối loạn đông máu.

  • Phụ nữ mang thai >13 tuần.

  • Người nhiễm trùng, hoặc sốt >37.5.

  • Người có tiền sử bệnh nền mãn tính, đặc biệt là các bệnh tim mạch vẫn chưa được điều trị dứt điểm.

  • Người đã mất đi năng lực hành vi của bản thân.

  • Người có thể trạng không tốt, dấu hiệu sinh tồn bất thường (mạch <60 lần/phút hoặc >100 lần/phút; huyết áp tối thiểu <60 mmHg hoặc >100 mmHg, huyết áp tối đa <90 mmHg hoặc >140 mmHg);…

Nhóm đối tượng trì hoãn việc tiêm chủng

  • Có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.

  • Đang mắc các bệnh cấp tính.

  • Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.

Nhóm đối tượng chống chỉ định tiêm chủng:

Người có các phản ứng nặng sốc phản vệ cấp độ 2, dị ứng với các thành phần của vắc xin,…

Phụ nữ mang thai và cho con bú là những đối tượng sẽ phải hoãn việc tiêm phòng vì có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe

Phụ nữ mang thai và cho con bú là những đối tượng sẽ phải hoãn việc tiêm phòng vì có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe

3. Những điều cần chú ý khi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Việc đăng ký thông tin cũng là một bước quan trọng trong những điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin phòng COVID-19, cụ thể như sau:

  • Cung cấp các thông tin về độ tuổi, tình trạng sức khỏe của bản thân bao gồm hiện tại có đang mắc bệnh lý về sốt hay cấp tính, tình trạng tiểu sử bệnh, đang sử dụng các loại thuốc điều trị, tiêm vắc xin khác hay các tham gia các liệu trình trị bệnh, đã mắc bệnh và điều trị khỏi,… thông qua bản khai y tế và sổ khám bệnh.

  • Đảm bảo các tiêu chuẩn phòng chống dịch mà Bộ Y tế đã quy định: luôn sử dụng khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn thường xuyên, không tụ tập đông người, giữ khoảng cách với người khác,… để tránh bị lây nhiễm khi đi tiêm vắc xin. Vắc xin chỉ có tác dụng trước khi mắc bệnh.

  • Phải đi tiêm đúng ngày và đúng giờ kể cả mũi đầu tiên và mũi nhắc lại sau đó, như vậy mới phát huy tối đa hiệu quả của vắc xin. Trước khi tiêm không nên dùng thuốc giảm đau, đồ uống có cồn trước khi tiêm chủng. Ngoài ra bạn nên bổ sung đủ nước cho cơ thể, khuyến khích ăn nhẹ trước khi tiêm để gia tăng khả năng đề kháng của hệ miễn dịch.

4. Những điều cần chú ý sau khi tiêm vắc xin

Sau khi được tiêm vắc xin, cơ thể bạn có thể sẽ xuất hiện những biểu hiện của tác dụng phụ cùng với phản ứng của vắc xin. Tuy nhiên. Sau đây là những lưu ý khi đi tiêm vắc xin phòng COVID-19.

  • Theo dõi sức khỏe của bản thân sau khi tiêm chủng: phải ngồi lại nơi tiêm chủng ít nhất 30 phút để nhân viên y tế theo dõi biểu hiện tác động của vắc xin lên cơ thể nhằm đưa ra các giải pháp kịp thời nếu có phản ứng xấu. Phải liên tục theo dõi cơ thể trong 3 tuần tiếp theo và liên hệ trung tâm tiêm chủng nếu gặp các dấu hiệu bất thường.

  • Các phản ứng dễ nhận biết sau khi tiêm chủng: nhức đầu, nôn hoặc buồn nôn, đau ở cơ và khớp, sưng và đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, phát ban, mẩn đỏ,… là các biểu hiện thông thường khi tiêm vắc xin. Đây là những phản ứng cho biết cơ thể đang có dấu hiệu của việc tiếp nhận thuốc và tạo ra miễn dịch. 

  • Các phản ứng nghiêm trọng nhưng hiếm gặp khi tiêm vắc xin COVID-19: tê phần miệng và lưỡi; xuất hiện các phát ban hoặc mẩn đỏ ở trên da, một số trường hợp có thể bị tím tái; họng bị ngứa, rát, tắc nghẽn hoặc khàn đặc; tiêu chảy, đau quặn bụng, nôn; thở dốc, thở khò khè, cảm giác bị nghẹt thở, khó thở, ho liên tục; đau đầu, chóng mặt, bị ngã hoặc có cảm giác bị ngã,…

  • Một số trường hợp hiếm gặp và rất nghiêm trọng nếu gặp phải: cơ thể bị sốt cao trên 39 độ; vùng tiêm bị sưng tấy đỏ, bị đau và liên tục lan rộng tại chỗ tiêm; huyết áp tăng giảm thất thường khiến cơ thể bị mệt mỏi, dễ bị ngất xỉu đột ngột; các cơn đau bất thường, có dấu hiệu lan rộng và ngày một dữ dội.

Những điều cần chú ý khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 còn bao gồm theo dõi các phản ứng của cơ thể sau khi tiêm

Những điều cần chú ý khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 còn bao gồm theo dõi các phản ứng của cơ thể sau khi tiêm

Trang bị kiến thức, nắm rõ những điều cần chú ý khi tiêm vắc xin phòng COVID-19 có thể giúp mỗi cá nhân phát hiện ra những biểu hiện bất thường trên cơ thể và phòng ngừa các nguy cơ không mong muốn. Ngoài ra, một điều quan trọng nữa là mỗi cá nhân cần nâng cao cảnh giác, ý thức trong việc phòng chống đại dịch bằng việc thực hiện tốt khẩu hiệu 5K và ở nhà trong thời gian giãn cách xã hội.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp