Sùi mào gà có thể mọc ở nhiều vị trí, trong đó có sùi mào gà ở lưỡi khi quan hệ bằng đường miệng không an toàn. Căn bệnh này khiến cho người gặp phải có cảm giác khó chịu và tự ti khi giao tiếp xã hội. Lúc này, người bệnh cần tìm hiểu cách chữa sùi mào gà ở lưỡi để nhanh chóng cải thiện tình trạng.
23/05/2023 | Điều trị bệnh sùi mào gà như thế nào cho hiệu quả? 17/11/2022 | Sùi mào gà kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi? 08/11/2022 | Giúp cánh mày râu phân biệt chuỗi hạt ngọc và sùi mào gà
1. Hiểu thêm về sùi mào gà ở lưỡi
Sùi mào gà ở lưỡi là một loại sùi mào gà do virus gây HPV gây ra, cụ thể là type 6 và 11.
1.1 Sùi mào gà ở lưỡi là gì?
Sùi mào gà ở lưỡi hay còn gọi là bệnh mồng gà là một bệnh lý có tốc độ lây lan chóng mặt. Căn bệnh này có thể xảy ra ở cả nam và nữ, trong mọi lứa tuổi khác nhau. Đặc trưng nổi bật của chúng là các nốt sần màu hồng nhạt xuất hiện trên lưỡi. Nếu không có cách chữa sùi mào gà ở lưỡi kịp thời, các nốt sần này sẽ mọc nhiều lên, phát triển to hơn, hoặc mưng mủ, thậm chí có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như ung thư vòm họng.
Sùi mào gà xuất hiện trên lưỡi là tình trạng phổ biến
1.2 Các loại sùi mào gà ở lưỡi
Sùi mào gà ở lưỡi được gây nên bởi nhiều các tác nhân khác nhau thành các mức độ khác nhau. Để phân biệt được các loại sùi mào gà cơ bản, người ta dựa vào từng đặc điểm mà chia thành ba loại như sau:
-
U nhú hình vậy
-
Mụn cóc, mụn cơm
-
Bệnh Heck
2. Triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở lưỡi
Thông thường, sùi mào gà ở lưỡi có triệu chứng điển hình là những nốt sần sùi bắt đầu xuất hiện ở khu vực lưỡi. Ban đầu, những nốt sùi này sẽ mang màu hồng nhạt hoặc trắng. Sâu vào bên trong vòm họng mụn nốt sần có thể sẽ mang màu đỏ.
Những nốt sần mọc ở nhiều vị trí khác nhau, có thể mọc riêng lẻ hoặc thành từng cụm khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, bề mặt lưỡi trở nên gồ ghề, gây ngứa ngáy. Từ đó, ảnh hưởng đến việc ăn uống hàng ngày, họ mất đi cảm giác ăn ngon miệng cùng với đó việc ăn uống cũng khó khăn hơn.
Đau nhức do sùi mào gà gây ra
3. Nguyên nhân dẫn đến sùi mào gà ở lưỡi
Nguyên nhân chính gây ra sùi mào gà ở lưỡi là do virus HPV gây ra. Loại virus này xâm nhập vào cơ thể theo nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể:
-
Quan hệ tình dục bằng miệng không an toàn với người nhiễm bệnh.
-
Tiếp xúc trực tiếp da thịt với phần niêm mạc hở dính bệnh.
-
Lây lan qua hình thức hôn môi.
-
Cắn móng tay khi tay đã chạm vào vùng nhiễm bệnh.
-
Hệ miễn dịch kém, vết niêm mạc bị thương hở có tiếp xúc với người bị lây nhiễm.
Sùi mào gà ở lưỡi xuất phát từ nhiều các nguyên nhân khác nhau
4. Phương pháp chữa sùi mào gà ở lưỡi hiệu quả
Sùi mào gà ở lưỡi không chỉ gây cho người mắc cảm giác khó chịu, đau nhức mà còn khiến họ tự ti, mặc cảm, mắc chứng ngại giao tiếp với xã hội. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Lúc này, người bệnh cần đến các cơ sở y khoa để chữa sùi mào gà ở lưỡi. Tại đây, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng việc áp dụng các thủ thuật như:
-
Đốt điện: Vì có thể gây nguy hiểm đến con người nên hiện tại đốt điện không phải là phương pháp chữa sùi mào gà ở lưỡi được ưa chuộng.
-
Áp lạnh bằng Nitơ lỏng: Đây là biện pháp phổ biến nhất với mức khả quan cao.
-
Tia laser: Đây là biện pháp kết hợp với việc sử dụng thuốc điều trị để loại bỏ các nốt sần sùi mào gà ở lưỡi.
Đảm bảo sức khỏe cho lưỡi với các phương pháp y khoa
5. Các phương pháp phòng bệnh sùi mào gà ở lưỡi
Để tránh việc điều trị tốn thời gian, tốn tiền và ảnh hưởng tới đời sống thường nhật, một số phương pháp phòng ngừa được bác sĩ khuyến cáo áp dụng như sau:
Vắc xin Gardasil 4 có khả năng ngăn chặn 4 chủng HPV (6, 11, 16 và 18) gây ra một số bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, hiệu quả bảo vệ cao, lên tới 94%. Trong đó là bệnh sùi mào gà ở lưỡi. Trẻ em gái và phụ nữ có độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi được chỉ định sử dụng biện pháp phòng ngừa này.
5.2. Chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe theo đúng định kỳ sẽ giúp bạn phát hiện sớm những mầm bệnh trong cơ thể. Đặc biệt là những bệnh lý lây lan qua đường tình dục. Vì vậy, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần là rất cần thiết, không chỉ đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình, mà còn cả những người xung quanh.
Trong quá trình kiểm tra, nếu không may phát hiện ra bệnh, đội ngũ bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cũng như mang tới cho bạn hướng giải quyết bệnh nhanh chóng và hiệu quả nhất.
5.3. Sinh hoạt tình dục lành mạnh
Sinh hoạt tình dục lành mạnh cũng là một trong số những biện pháp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở lưỡi. Tuy không phải là biện pháp hoàn hảo nhất, nhưng cách này có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh.
Đặc biệt, bạn nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để giảm thiểu các nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, trong đó có sùi mào gà. Có thể sử dụng bao cao su bằng miệng để đảm bảo an toàn.
Ngoài những cách phòng chống trên, bạn có thể chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe của mình bằng cách thăm khám định kỳ, nếu thấy dấu hiệu bất thường nghi ngờ bị sùi mào gà, bạn hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán tình trạng và điều trị.
Hiện nay, bạn có thể đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Các bác sĩ chuyên khoa tại MEDLATEC sẽ trực tiếp khám, chẩn đoán và đưa ra hướng chữa trị nhanh chóng, hiệu quả cho bệnh nhân. Ngoài ra, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin phòng HPV. Nguồn gốc vắc xin đảm bảo và khâu bảo quản cũng được thực hiện đúng quy định của Bộ Y tế.
Nếu còn điều gì thắc mắc, hoặc có nhu cầu đặt lịch khám tại MEDLATEC, quý khách hãy liên hệ với bệnh viện qua số hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn cụ thể!