Tiêm chủng khi có điều kiện không chỉ bảo vệ bản thân trước nguy cơ dịch bệnh mà còn là trách nhiệm của mỗi người. Vậy, người bị viêm gan B tiêm vắc xin COVID-19 được không? Mọi thắc mắc về các đối tượng tiêm vắc xin sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích liên quan đến tiêm phòng nhé!
23/08/2021 | Hỏi đáp: Chế độ dinh dưỡng cho người sau tiêm vắc xin COVID-19 ra sao? 23/08/2021 | Hỏi đáp: Vắc xin COVID-19 của VN đang được thử nghiệm là vắc xin gì? 23/08/2021 | Tiêm vắc xin COVID-19 cho người có tiền sử dị ứng: Nên hay không nên?
1. Viêm gan B tiêm vắc xin COVID-19 được không?
Người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, rối loạn tiền đình, viêm gan,… có được tiêm vắc xin hay không? Theo các chuyên gia, những người bệnh nền có tình trạng ổn định thì nên tiêm vắc xin COVID-19 càng sớm càng tốt. Bởi vì, vắc xin không gây ảnh hưởng hoặc làm bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đặc biệt, nếu bị nhiễm virus SARS-CoV-2 khi chưa được tiêm chủng thì nhóm đối tượng này rất dễ xảy ra các biến chứng nặng.
Do đó, nỗi băn khoăn về viêm gan B tiêm vắc xin COVID-19 được không thì câu trả lời là: CÓ. Cũng giống như nhóm đối tượng mắc bệnh nền, người bị viêm gan B hoàn toàn có thể tiêm phòng vắc xin khi tình trạng đã ổn định.
Nếu đang sử dụng thuốc kháng virus viêm gan B theo chỉ định của bác sĩ thì người bệnh vẫn có thể tiêm vắc xin một cách bình thường mà không cần phải dừng thuốc. Đối với người có tiền sử dị ứng thuốc và mắc bệnh thì nên cẩn trọng trước khi tiêm. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và chỉ nên tiêm tại các cơ sở y tế có đủ điều kiện hồi sức cấp cứu ban đầu.
Sau khi tiêm, bạn cũng nên chú ý theo dõi các triệu chứng hay phản ứng bất thường để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.
Nỗi băn khoăn về viêm gan B tiêm vắc xin COVID-19 được không thì câu trả lời là: Được
2. Trường hợp chống chỉ định và tạm hoãn tiêm vắc xin COVID-19
Không phải bất kỳ ai cũng được tiêm vắc xin COVID-19, nếu nằm trong các trường hợp dưới đây thì bạn sẽ không được tiêm hoặc tạm hoãn tiêm theo quy định của Bộ Y tế:
Trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin COVID-19:
Nếu thuộc nhóm đối tượng sau, thì bạn bị chống chỉ định tiêm vắc xin COVID-19:
-
Người xuất hiện các phản ứng nặng trong lần tiêm vắc xin trước đó như: sốt cao trên 39 độ C, co giật, khó thở, cơ thể tím tái,…
-
Đối với từng loại vắc xin sẽ có nhóm đối tượng chống chỉ định khác nhau theo yêu cầu của nhà sản xuất. Cụ thể như: phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú thì chống chỉ định với vắc xin Sputnik V.
Trường hợp tạm hoãn tiêm vắc xin COVID-19:
So với trước đây thì các trường hợp tạm hoãn tiêm vắc xin COVID-19 đã có sự thay đổi. Bạn vẫn có cơ hội tiêm chủng, nhưng sẽ bị trì hoãn tạm thời nếu nằm trong các trường hợp sau:
-
Người mắc các bệnh cấp tính.
-
Người đã mắc COVID-19 trong khoảng 6 tháng trở lại đây.
-
Phụ nữ đang mang thai ở dưới tuần thứ 13.
Trường hợp thận trọng tiêm vắc xin COVID-19:
Trước khi tiêm vắc xin, những trường hợp dưới đây sẽ được bác sĩ khám sàng lọc một cách thận trọng:
-
Người có thân nhiệt cao trên 37,5 độ C hoặc thấp hơn 35,5 độ C khi đo tại nách, có mạch đập thấp hơn 60 lần/phút hoặc cao hơn 100 lần/phút và nhịp thở lớn hơn 25 lần/phút.
-
Người có huyết áp tối thiểu thấp hơn 60 mmHg hoặc cao hơn 90 mmHg. Huyết áp tối đa thấp hơn 90 mmHg hoặc cao hơn 140 mmHg, so với hàng ngày thì chỉ số lúc đo cao hơn bình thường 30mmHg.
-
Người mắc các bệnh nền, bệnh mạn tính.
-
Người có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác từ trước đó.
-
Người mất nhận thức, không làm chủ được hành vi.
-
Người có tiền sử bị giảm tiểu cầu và mắc phải các rối loạn về đông máu.
Người có thân nhiệt cao trên 37,5 độ C hoặc thấp hơn 35,5 độ C là trường hợp cần phải khám sàng lọc thận trọng trước khi tiêm vắc xin COVID-19
3. Những lưu ý trước và sau khi tiêm vắc xin COVID-19
Sau khi tiêm vắc xin COVID-19, bạn có thể gặp phải các phản ứng phụ, nhẹ thì đau đầu, sốt nhẹ, sưng đau tại chỗ tiêm, đau cơ, mệt mỏi,… trường hợp nặng hơn là sốc phản vệ. Để hạn chế xảy ra những phản ứng này, bạn nên lưu ý một số điều trước và sau khi tiêm chủng:
Trước khi tiêm vắc xin COVID-19:
Trước khi tiêm bạn nên chuẩn bị một số giấy tờ liên quan như: chứng minh thư hoặc căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, đơn thuốc, sổ khám bệnh, phiếu tiêm vắc xin,… đã được sử dụng.
Bạn nên ăn uống đầy đủ và khai báo y tế trước, đồng thời tuân thủ thông điệp 5K khi đến trung tâm tiêm chủng. Ngoài ra để cung cấp các thông tin cần thiết, bạn nên tải ứng dụng Sổ sức khỏe về điện thoại của mình.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên chủ động khai báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của mình hiện tại, căn bệnh đang mắc phải, thuốc đang sử dụng và phác đồ điều trị, các phản ứng dị ứng của bản thân,… Nếu tiêm vắc xin mũi 2, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các phản ứng của lần tiêm trước đó.
Để đảm bảo an toàn, bạn nên chủ động khai báo với cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của mình hiện tại,…
Đặc biệt, bạn nên hỏi bác sĩ về thông tin của vắc xin sắp được tiêm, ngày tiêm mũi tiếp theo, các phản ứng có thể xuất hiện sau tiêm và cách xử trí. Lưu ý: Bạn nên lưu số điện thoại của cơ sở y tế để liên hệ trong các trường hợp khẩn cấp.
Sau khi tiêm vắc xin COVID-19:
Khi tiêm xong, nhân viên y tế sẽ nhắc bạn ở lại trung tâm trong vòng 30 phút để theo dõi nhằm phát hiện các phản ứng bất thường và kịp thời xử lý. Sau đó, bạn sẽ về nhà và tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe 7 ngày sau tiêm. Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường như: phát ban, căn cứng ở họng, khó thở,… thì bạn nên đến ngay cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Khi tiêm vắc xin xong, nhân viên y tế sẽ nhắc bạn ở lại trung tâm trong vòng 30 phút để theo dõi
Mong rằng sau khi đọc xong bài viết, những thắc mắc của bạn về vấn đề: “Viêm gan B tiêm vắc xin COVID-19 được không?” sẽ được giải đáp hoàn toàn. Tiêm vắc xin là trách nhiệm của mỗi người, tuy nhiên nếu thuộc nhóm đối tượng chống chỉ định hoặc tạm hoãn tiêm thì bạn nên thực hiện theo đúng quy định. Để đảm bảo an toàn, bạn nên tiêm vắc xin COVID-19 tại cơ sở y tế uy tín, có đủ điều kiện về hồi sức cấp cứu.