Người đã tiêm vắc xin COVID-19 có cần tiếp tục đeo khẩu trang hay không - Nên làm gì sau tiêm ngừa? | Medlatec

Người đã tiêm vắc xin COVID-19 có cần tiếp tục đeo khẩu trang hay không - Nên làm gì sau tiêm ngừa?

Sau khi đã hoàn tất việc tiêm chủng vắc xin, nhiều người có tâm lý chủ quan vì cho rằng đã được bảo vệ. Vậy, người đã tiêm vắc xin COVID-19 có cần tiếp tục đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách theo quy định hay không? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc cũng như tìm hiểu rõ hơn về những việc nên làm sau khi tiêm phòng.


23/08/2021 | So sánh vắc xin COVID-19 Pfizer và Astrazeneca dựa trên các tiêu chí cơ bản
23/08/2021 | Tiêm vắc xin COVID-19 cho người có tiền sử dị ứng: Nên hay không nên?
21/08/2021 | Liệu tiêm vắc xin Covid-19 có an toàn không?

1. Ai được xem là người tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ

Những loại vắc xin được Tổ chức Y tế thế giới phê duyệt vào danh sách sử dụng khẩn cấp đều mang lại hiệu quả và đảm bảo an toàn trong quá trình phòng, chống dịch COVID-19. Nhất là những người đang mắc phải bệnh nặng hoặc các bệnh có nguy cơ dẫn đến tử vong. 

Vậy, bạn đã thực hiện tiêm chủng đầy đủ hay chưa? Để trả lời cho câu hỏi này, bạn nên căn cứ vào loại vắc xin COVID-19 được sử dụng trước đó. Tùy vào mỗi loại vắc xin mà thời gian được tính là tiêm phòng đầy đủ sẽ có sự khác nhau.

Đối với loại vắc xin Pfizer - BioNTech và Moderna bạn sẽ được công nhận tiêm chủng đầy đủ sau hai tuần, tính từ khi thực hiện tiêm mũi thứ 2. Nhưng đối với vắc xin Johnson & Johnson thì lại khác, bạn chỉ cần tiêm một mũi duy nhất. Quy trình tiêm chủng sẽ được hoàn tất sau 2 tuần kể từ khi tiếp nhận vắc xin.

Sau 2 tuần kể từ khi tiếp nhận một mũi vắc xin Johnson & Johnson, thì bạn đã hoàn thành xong quy trình tiêm chủng

Sau 2 tuần kể từ khi tiếp nhận một mũi vắc xin Johnson & Johnson, thì bạn đã hoàn thành xong quy trình tiêm chủng

2. Người đã tiêm vắc xin COVID-19 có cần tiếp tục đeo khẩu trang không?

Được biết, tiêm chủng là phương pháp bảo vệ bản thân hiệu quả trước các tác nhân gây bệnh. Vậy, người đã tiêm vắc xin COVID-19 có cần tiếp tục đeo khẩu trang hay không. Đây chính là một trong những thắc mắc của nhiều người sau khi thực hiện tiêm phòng xong.

Mặc dù đã được tiêm vắc xin đầy đủ nhưng bạn vẫn có thể bị lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Bởi vì, không phải ai cũng có thể đáp ứng tốt với việc tiêm chủng, hay nói cách khác thì khả năng bảo hộ của vắc xin sẽ không bao giờ đạt 100% tuyệt đối.

Đặc biệt, đối với những người có sức đề kháng yếu, người đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, điều trị ung thư,… sau khi thực hiện tiêm chủng đầy đủ cũng không được bảo vệ hoàn toàn.

Do đó, người đã tiêm vắc xin COVID-19 có cần tiếp tục đeo khẩu trang không, thì câu trả lời vẫn là có. Việc đeo khẩu trang và thực hiện quy tắc 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) mọi lúc, mọi nơi là hết sức cần thiết đối với tất cả mọi người, không ngoại trừ ai.

Người đã tiêm vắc xin COVID-19 có cần tiếp tục đeo khẩu trang không, thì câu trả lời vẫn là có

Người đã tiêm vắc xin COVID-19 có cần tiếp tục đeo khẩu trang không, thì câu trả lời vẫn là có

3. Nguyên nhân dẫn đến việc lây nhiễm COVID-19 khi đã tiêm vắc xin

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm COVID-19 có thể do bạn không thực hiện đúng lịch tiêm phòng, không tiêm đủ liều. Hay hệ thống miễn dịch của cơ thể không đáp ứng với vắc xin để sản sinh kháng thể.

Trong trường hợp tiếp xúc với người bệnh sau khi tiêm phòng, bạn cũng có nguy cơ bị nhiễm virus từ người đó. Bởi vì, trước các tác nhân gây bệnh nhưng cơ thể của bạn không kịp thời tạo ra kháng thể để bảo vệ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm COVID-19 là do bạn không thực hiện tiêm phòng đúng lịch, không tiêm đủ liều

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm COVID-19 là do bạn không thực hiện tiêm phòng đúng lịch, không tiêm đủ liều

4. Những việc nên làm sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Vậy, sau khi tiêm phòng bạn nên làm gì để đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả của vắc xin? Dưới đây là những biện pháp mà Bộ Y tế đã khuyến cáo, tùy từng trường hợp gặp phải mà bạn nên áp dụng cho phù hợp:

  • Khi đang ở những nơi công cộng như: trường học, bến xe, siêu thị, trung tâm thương mại, công viên,… nhất là khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, thì bạn nên đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc gần với nhiều người.

  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, dùng cồn hoặc xà phòng để lau chùi những đồ vật hay chạm tay vào, đồng thời tạo không gian thông thoáng, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người xung quanh, tránh tụ tập đông người.

  • Khi xuất hiện các triệu chứng nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 như: sốt, đau đầu, chảy nước mũi, ho,… thì bạn nên ở nhà và thực hiện xét nghiệm COVID-19 thông qua các trung tâm dịch vụ sức khỏe. Nếu kết quả xét nghiệm là dương tính, bạn bắt buộc phải cách ly và điều trị theo đúng quy định của Bộ Y tế.

  • Khi tiếp xúc gần với người nhiễm virus SARS-CoV-2, khoảng 3 - 5 ngày sau bạn nên đi xét nghiệm. Mặc dù không nằm trong diện phải cách ly nhưng bạn nên theo dõi tình trạng sức khỏe của mình trong vòng 14 ngày. Nếu xuất hiện các triệu chứng nghi nhiễm, bạn nên hạn chế tiếp xúc với người thân và liên hệ với cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn điều trị.

  • Đối với những người có sức đề kháng yếu, mắc các bệnh liên quan đến suy giảm miễn dịch, hoặc đang sử dụng thuốc ung thư,… thì nên áp dụng tất cả các biện pháp phòng ngừa dịch COVID-19, nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân.

Khi xuất hiện các triệu chứng nghi nhiễm bệnh, bạn nên ở nhà và thực hiện xét nghiệm

Khi xuất hiện các triệu chứng nghi nhiễm bệnh, bạn nên ở nhà và thực hiện xét nghiệm COVID-19 thông qua các trung tâm dịch vụ sức khỏe

Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, mọi thắc mắc của bạn về vấn đề “người đã tiêm vắc xin COVID-19 có cần tiếp tục đeo khẩu trang” hay không đã được giải đáp hoàn toàn. Sau khi tiêm phòng bạn tuyệt đối không nên chủ quan mà hãy luôn tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định. Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh và báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ thăm khám và điều trị.

Để được tư vấn thêm các kiến thức liên quan đến việc phòng chống đại dịch COVID-19, độc giả có thể gọi đến tổng đài 1900565656, hoặc tải về ứng dụng MedOn và truy cập tính năng Video Call. Đây là một tính năng cực kỳ hữu ích, giúp các bệnh nhân (là F0 hoặc F1, F2 chưa có triệu chứng) có thể trực tiếp đối thoại, đặt câu hỏi với bác sĩ. Qua đó, hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời, giúp người bệnh cũng như người nghi nhiễm an tâm hơn trong công cuộc điều trị, phòng chống đại dịch.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh: những điều cha mẹ nên biết

Tiêm vitamin K cho trẻ sơ sinh là giải pháp phòng ngừa chứng rối loạn xuất huyết dẫn đến tử vong và nhiều di chứng nguy hiểm khác do thiếu hụt vitamin này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản nhất để cha mẹ hiểu về ý nghĩa của mũi tiêm vitamin K ngay sau khi trẻ chào đời.
Ngày 01/06/2023

Tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho bé và những điều cha mẹ nên biết

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, cha mẹ nên tìm hiểu và cho con tiêm phòng sớm. Trước khi tiêm chủng, chúng ta cần lựa chọn loại vắc xin phù hợp, tuân thủ lịch tiêm phòng để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo bài viết sau để có thêm nhiều thông tin bổ ích trước khi cho trẻ đi tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản.
Ngày 01/06/2023

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung HPV tiêm mấy mũi?

Ung thư cổ tử cung đang ngày càng phổ biến ở người trẻ tuổi và trở thành nỗi lo lắng của mọi chị em phụ nữ. Vì thế, hiện nay việc tiêm phòng HPV để ngừa ung thư cổ tử cung luôn được quan tâm hơn bao giờ hết. Vậy vắc xin HPV tiêm mấy mũi? Khi nào là thời điểm tiêm ngừa tốt nhất?
Ngày 30/05/2023

Chia sẻ lịch tiêm vắc xin phế cầu dành cho trẻ nhỏ

Phế cầu là nguyên nhân khiến trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nhiễm trùng, sức đề kháng suy giảm nghiêm trọng. Để ngăn ngừa sự tấn công của loại vi khuẩn này, các bậc phụ huynh nên chủ động đưa bé đi tiêm vắc xin phế cầu. Vậy lịch tiêm chủng như thế nào, mời cha mẹ tham khảo trong bài viết này.
Ngày 30/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp