Khó thở thanh quản là bệnh lý không hiếm gặp nhưng điều đáng nói là không phải ai cũng biết đây là bệnh gì và triệu chứng ra sao. Điều này dẫn đến sự phát hiện bệnh chậm, không điều trị kịp thời, sức khỏe của người bệnh gặp nhiều biến chứng xấu, nguy hiểm nhất là tử vong.
18/10/2020 | Thông tin tổng quan về bệnh polyp thanh quản 14/08/2020 | Tất tần tật mọi kiến thức cần biết về khó thở thanh quản
1. Thanh quản và chức năng của thanh quản
Thanh quản nằm ở ngay dưới nắp thanh môn, có tổ chức dưới niêm mạc tương đối lỏng lẻo, nhạy cảm, dễ co thắt và dễ phù nề. So với nữ giới thì thanh quản của nam giới nhô ra nhiều hơn nên dễ nhìn thấy hơn.
Vị trí của thanh quản
Thanh quản đảm nhận 2 chức năng chính là phát âm và hô hấp:
- Chức năng phát âm: giúp phát ra âm khi nói. Lúc nói, thanh quản sẽ mở ra/khép lại và có những rung động khác nhau. Mọi nguyên nhân ảnh hưởng đến sự mở/khép và rung động này đề khiến cho giọng nói bị biến đổi.
- Chức năng hô hấp: giúp dẫn khí và bảo vệ đường hô hấp dưới như: ho đẩy dị vật ra bên ngoài, co thắt để không cho dị vật đi xuống đường hô hấp dưới,...
khó thở thanh quản thường có các dạng sau:
- Bệnh viêm thanh quản cấp tính
Người bệnh thường có các triệu chứng: khàn tiếng, sốt, khó thở, ho có tiếng ông ổng, soi thanh quản thấy hiện tượng phù nề đỏ hai dây thanh và băng thanh thất.
- U nhú ở thanh quản
Đây là bệnh thường gặp nhất với đối tượng bệnh nhân là trẻ nhỏ. Người bệnh sẽ tăng dần mức độ khàn tiếng và khó thở, nếu có bội nhiễm sẽ gây ra sốt. Thực hiện soi thanh quản phát hiện có nhiều u nhú che kín tiền đình của thanh quản.
- Viêm thanh thiệt cấp tính
Ngoài hiện tượng khó thở, người bệnh còn bị sốt cao, nói khó và thở khó. Khi soi họng người bệnh sẽ thấy phù mong thanh thiệt.
- Chấn thương thanh quản
Người bệnh xuất hiện triệu chứng khạc ra máu, khàn tiếng, nuốt đau, vùng cổ tràn khí. Trường hợp người bệnh có chấn thương hở thì tại vị trí này sẽ có tiếng phì phò. Thực hiện soi thanh quản nhận thấy sự bị biến dạng về hình dạng của thanh quản .
Ung thư thanh quản đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh
- Bệnh ung thư thanh quản
Bệnh lý này gây ra các hạch ở cổ. Người bệnh xuất hiện từ từ các cơn khó thở, giọng cứng, tiếng ngày càng khàn và không có chiều hướng thuyên giảm khi điều trị. Thực hiện soi thanh quản nhận thấy có sụn ở 2 dây thanh, chúng làm biến dạng thanh quản và khiến cho 2 dây thanh hạn chế hoặc mất khả năng di động.
3. Các dấu hiệu nhận biết bệnh khó thở thanh quản
3.1. Đặc điểm của bệnh khó thở thanh quản
Khó thở thanh quản là bệnh có thể xuất hiện từ từ sau đó tăng dần về mức độ hoặc cấp tính. Nguy hiểm nhất, bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Người bị khó thở thanh quản thường rất khó hít vào, nhịp thở chậm, thở co kéo hõm trên xương ức và xương đòn, hơi thở có tiếng ngáy. Có thể xem đây là một hội chứng hình thành do nhiều bệnh (nhiều nguyên nhân) khác nhau mà ra, thường gặp nhất ở những người bị hẹp thanh môn.
3.2. Dấu hiệu nhận biết chung
Do thanh quản là nơi hẹp nhất của đường hô hấp trên nên chỉ cần ở đây có bất thường người bệnh sẽ khó có thể hít được không khí và hệ quả là họ bị khó thở. Bệnh ở mức độ nhẹ thì tình trạng khó thở chỉ xảy ra khi người bệnh thực hiện các hoạt động thể lực. Ở mức độ nặng hơn, dù có không thực hiện hoạt động nào thì người bệnh cũng vẫn thấy khó thở, cổ và ngực lõm theo nhịp thở của họ.
Khi bị khó thở, thở rít cần cảnh giác trước dấu hiệu khó thở thanh quản
Ngoài ra, người bị khó thở thanh quản còn có hiện tượng thở rít giống như tiếng gió thổi qua khe cửa hẹp. Tiếng rít này dù dùng ống nghe của bác sĩ hay tai thường đều có thể nghe được.
Trường hợp bệnh tác động đến chức năng tạo âm thanh của thanh quản sẽ gây ra hiện tượng khàn tiếng. Với những người gần như bị tắc nghẽn hoàn toàn thanh quản thì sẽ có những dấu hiệu tím tái, ra mồ hôi, kích động, đổ mồ hôi,… rất dễ gây ra tử vong.
3.3. Dấu hiệu nhận biết khó thở thanh quản theo phân cấp bệnh
Khó thở thanh quản được phân thành 3 cấp độ với các dấu hiệu thường gặp sau đây:
- Cấp độ 1
Các dấu hiệu bệnh chỉ xuất hiện khi bệnh nhân gắng sức thực hiện hoạt động như: giãy giụa, đi bộ nhanh và nhiều, leo cầu thang,...
- Cấp độ 2
Các dấu hiệu của bệnh như đã nói đến ở trên thường xuyên xuất hiện kể cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi.
- Cấp độ 3
+ Thở nhanh và nông.
+ Da bị tím tái.
+ Mắt lờ đờ.
+ Tiếng rít thanh quản mất.
+ Cơ hô hấp phụ bị giảm co kéo.
3.4. Lưu ý
Khó thở thanh quản không được xử trí nhanh và đúng thời điểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Vì thế việc đánh giá mức độ bệnh được xem là vô cùng cần thiết. Nếu được phát hiện và xử lý sớm thì kết quả điều trị mới tích cực; ngược lại, bệnh nặng không được phát hiện kịp thời có thể gây suy hô hấp dẫn đến tử vong hoặc để lại di chứng về sau do não bị thiếu oxy.
Người bệnh ngay khi có các dấu hiệu bất thường như đã nói ở trên cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá đúng mức độ bệnh xử trí phù hợp. Tùy theo từng cấp độ bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị cụ thể. Thường thì nếu chỉ ở cấp độ 1, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc uống; ở cấp độ 2 sẽ cần thở oxy, dùng thuốc đặc trị và cân nhắc về việc mở khí quản; cấp độ 3 tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể sẽ mở khí quản, thở oxy và dùng thuốc theo đường tĩnh mạch.
Nhìn chung, việc điều trị khó thở thanh quản cần được cân nhắc dựa trên nguyên nhân gây ra bệnh. Vì thế, để đạt hiệu quả đẩy lùi bệnh ở mức cao nhất, bảo vệ an toàn cho sức khỏe của chính mình, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Mọi thắc mắc cần tư vấn thêm về bệnh khó thở thanh quản bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 24/7: 1900 56 56 56 để được chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC giải đáp cặn kẽ và hoàn toàn miễn phí. Hoặc bạn cũng có thể đến trực tiếp bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, thực hiện những kiểm tra cần thiết nhằm chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng hướng, ngăn chặn được những hệ lụy không đáng có.