Paracetamol là loại thuốc hạ sốt, giảm đau rất phổ biến nhưng do tính chất của thai kỳ rất nhạy cảm trong việc dùng thuốc nên nhiều người băn khoăn có bầu uống Paracetamol được không. Nếu bạn cũng đang chung thắc mắc này, bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích.
15/10/2022 | Thai phụ nên biết: Khi mang bầu ăn bắp chuối được không? 29/09/2022 | Khi mang bầu bị ngứa vùng kín là do đâu, phải làm thế nào? 18/11/2021 | Những thực phẩm nên kiêng trong 3 tháng đầu mang bầu
1. Tìm hiểu chung về thuốc Paracetamol
Paracetamol là loại thuốc thuộc nhóm hạ sốt và giảm đau rất phổ biến trên thị trường. Việc dùng thuốc giúp làm giảm thân nhiệt cho người đang bị sốt chứ ít khi đạt tác dụng này ở người có nhiệt độ bình thường.
Paracetamol là loại thuốc được dùng chủ yếu với công dụng giảm đau, hạ sốt
Thuốc Paracetamol có nhiều công dụng như:
- Điều trị cơn đau: nửa đầu, đau đầu, đau ở dây thần kinh, đau răng, đau lưng, đau họng, đau đầu vì căng thẳng,...
- Giảm cơn đau do thấp khớp, bong gân, đau chân, đau thắt lưng, đau cơ,...
- Điều trị cảm lạnh và sốt.
Tác dụng giảm đau của Paracetamol chỉ đạt được ở người bị viêm khớp nhẹ, không có tác dụng với các trường hợp viêm nặng hơn. Paracetamol chỉ nên dùng theo liều chỉ định hoặc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, nếu dùng quá liều, thuốc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
2. Khi có bầu uống Paracetamol được không?
2.1. Mẹ bầu có được uống Paracetamol không?
Trong quá trình mang thai, không ít mẹ bầu sẽ trải qua khoảng thời gian mệt mỏi, cảm thấy đau đầu hoặc có khi bị sốt. Tuy nhiên, do tính chất thai kỳ rất nhạy cảm với việc dùng thuốc nên nhiều thai phụ băn khoăn có bầu uống Paracetamol được không.
Để giảm đau, hạ sốt, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc được bày bán, chứa các thành phần: Paracetamol, Aspirin, Naproxen, Ibuprofen,... do nhiều nhãn hiệu sản xuất. Tuy nhìn chung những loại thuốc này có công dụng tương đối giống nhau nhưng không phải loại thuốc nào mẹ bầu cũng được phép dùng.
Paracetamol là thành phần thuốc không nằm trong danh sách chống chỉ định cho thai phụ. Đến nay, chưa phát hiện được tác hại nào của thuốc đối với việc sảy thai ở 3 tháng đầu hay gây ra dị tật cho thai nhi. Mặt khác, việc dùng thuốc cũng không dẫn đến sinh non ở 3 tháng cuối và ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ sau khi sinh.
Thai phụ băn khoăn có bầu uống Paracetamol được không nên tham vấn bác sĩ chuyên khoa để có câu trả lời chính xác
Vì thế, có bầu uống Paracetamol được không, câu trả lời là có thể dùng dưới bất cứ dạng bào chế nào. Tuy nhiên, về liều lượng dùng, thời gian sử dụng thuốc như thế nào thì tốt nhất nên có sự tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
Mặc dù việc dùng Paracetamol khi mang thai là có thể nhưng mẹ bầu cần lưu ý rằng có một số loại thuốc biệt dược vừa chứa Paracetamol vừa chứa cafein nên được khuyến cáo chống chỉ định với thai phụ. Sự có mặt của thành phần cafein có thể làm cho thai nhi có cân nặng thấp hoặc làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe trong tương lai. Ngoài ra, dung nạp hàm lượng cafein quá lớn, liên tục và trong suốt thời gian dài có thể gây sảy thai.
2.2. Lưu ý dành cho mẹ bầu khi dùng Paracetamol
Khi đã biết có bầu uống Paracetamol được không mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến việc dùng loại thuốc này:
- Tham khảo liều lượng phù hợp dành cho phụ nữ có thai từ bác sĩ chuyên khoa và thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ.
- Chỉ dùng Paracetamol hàm lượng 500mg khi sốt trên 38.5 độ C và liều tiếp sau phải cách liều trước đó 4 - 6 giờ, tuyệt đối không dùng trên 6 viên/ ngày.
- Không được uống Paracetamol liên tiếp 3 ngày nếu không được bác sĩ cho phép vì nếu dùng thuốc liên tục và kéo dài rất dễ khiến cho trẻ sinh ra bị chứng tăng động hoặc rối loạn hành vi.
- Các trường hợp thai phụ có tiền sử với các vấn đề về sức khỏe như: bệnh lý về gan, suy thận, thiếu máu,… cần thông báo với bác sĩ để được xem xét và cân nhắc về việc dùng Paracetamol trong thai kỳ vì nó có thể dẫn đến nhiễm độc gan, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thai phụ.
Phụ nữ mang thai nếu có bệnh lý gan, thận, muốn uống thuốc Paracetamol cần có chỉ định từ bác sĩ
- Một số mẹ bầu có tình trạng sức khỏe như sau là đối tượng chống chỉ định với Paracetamol:
+ Bị suy thận, suy gan nặng.
+ Bị thiếu máu.
+ Tiền sử nghiện bia rượu.
+ Bị thiếu hụt G6PD.
2.3. Phòng tránh cảm cúm cho mẹ bầu bằng cách nào?
Đối với bệnh lý cảm cúm, để giảm thiểu việc phải sử dụng thuốc Paracetamol trong giảm đau, hạ sốt, mẹ bầu có thể thực hiện một số biện pháp hỗ trợ phòng ngừa cảm cúm như sau:
- Có chế độ ngủ, nghỉ khoa học: ngủ đủ 8 tiếng buổi tối và có một giấc ngủ trưa ngắn khoảng 15 - 30 phút để cơ thể không bị căng thẳng.
- Tập thể dục bằng các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, thiền,...
Nếu bị đau đầu trong thai kỳ, trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc Paracetamol, mẹ bầu nên giảm đau bằng một số cách tự nhiên như: uống cốc nước lọc để cải thiện lưu thông máu trong cơ thể rồi tìm một không gian yên tĩnh và thoải mái để nghỉ ngơi. Sau khi làm như vậy nếu vẫn bị đau đầu, mẹ bầu có thể lấy một chiếc khăn thấm nước mát chườm lên trán, thái dương hoặc massage đầu để cảm thấy thoải mái hơn.
Nói tóm lại, có bầu uống Paracetamol được không câu trả lời là có nhưng không nên lạm dụng và dùng liên tục vì có thể gây độc, thuốc có thể đi qua nhau thai và gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Nếu có bất cứ triệu chứng nào cần dùng tới Paracetamol, hãy đến gặp bác sĩ thăm khám để có những chỉ định phù hợp, tránh gây nguy hại cho thai kỳ.
Nếu còn bất cứ băn khoăn nào liên quan đến việc dùng thuốc hay các vấn đề sức khỏe khi mang thai, quý khách hàng có thể liên hệ số điện thoại tư vấn sức khỏe 24/7: 1900 56 56 56, Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng lắng nghe để có những chia sẻ xác đáng tới quý khách.