Phụ nữ lần đầu làm mẹ thường có nhiều bỡ ngỡ, nhất là khi thấy con trẻ quấy khóc nhiều. Đặc biệt là không biết trẻ khóc đêm có bình thường không? Có rất nhiều lý khiến trẻ khóc đêm, nhưng các mẹ trẻ cần biết cách nhận biết khi nào là bất thường. Từ đó có cách xử trí đúng đắn nhất.
02/07/2021 | Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa 05/06/2021 | Trẻ sơ sinh bị cảm lạnh phải làm sao? Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục 14/05/2021 | Nguyên nhân trẻ khóc đêm và những ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ
1. Khi trẻ khóc đêm có bình thường không?
Trẻ nhỏ thường quấy khóc là chuyện rất bình thường. Nhưng đôi khi tiếng khóc lại là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng nào đó bất thường về sức khỏe của trẻ. Do vậy, các bà mẹ nuôi con nên trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về cách chăm sóc trẻ sơ sinh:
Khi nào trẻ khóc đêm là bình thường?
Trẻ sơ sinh từ 0 - 3 tháng tuổi thường hay khóc đêm. Dân gian gọi đó là khóc dạ đề. Rất nhiều trẻ có biểu hiện như vậy. Trẻ thường trằn trọc về đêm, khó ngủ, quấy khóc và khóc nhiều. Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường nếu như kiểm tra mọi thứ về sức khỏe và thể trạng của bé đều bình thường. Biểu hiện là khi tối, trẻ sẽ khóc ở một khung giờ nhất định. Bố mẹ không xác định được nguyên nhân và không định nghĩa được và không có cách nào dỗ được. Thời gian khóc kéo dài khoảng 3 tiếng đổ lại. Có đến 30% số trẻ ở độ tuổi sơ sinh gặp phải tình trạng này.
Từ 3 tháng tuổi trở đi, trẻ sẽ bớt khóc dần đi và ngủ ngon mỗi đêm. Điều này các mẹ trẻ không cần phải lo lắng. Khi sống với những ông bà có nhiều kinh nghiệm chăm con thì họ sẽ nhận thấy rõ điều bình thường này.
Trẻ khóc đêm có bình thường không còn phụ thuộc vào nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc
Khi nào trẻ khóc đêm là bất thường?
Trẻ khóc đêm có bình thường không còn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh. Nếu trẻ trong thời gian dài không khóc đêm mà đột nhiên khóc đêm nhiều, khóc dữ dội, gào thét như đau đớn thì có thể là biểu hiện bất thường. Khi thay đổi thời tiết, thay đổi chỗ ở, hoặc trẻ đang có bệnh trong người, sốt,… cũng khiến cho trẻ khó chịu, bứt rứt và khóc đêm. Tóm lại, khi chăm sóc trẻ, mẹ cần lưu ý phân biệt khóc dạ đề với khóc đêm bất thường.
Sau 3 tháng tuổi, nếu thỉnh thoảng trẻ khóc nhiều về đêm, quấy nhiễu, không ngủ thì đó là dấu hiệu bất thường. Mẹ cần kiểm tra kỹ càng hoặc đưa con đi khám để xác định nguyên nhân cụ thể.
2. Những nguyên nhân có thể khiến trẻ khóc đêm
Việc trẻ khóc đêm có bình thường không còn phải xem xét đến nguyên nhân gây khóc ở trẻ. Nếu là khóc dạ đề thì không cần bàn đến căn nguyên. Còn nếu khóc bất thường thì có thể là do những nguyên nhân sau:
Do thay đổi môi trường sống
Trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm với thế giới xung quanh, nhất là môi trường, thời tiết, mùi hương. Trẻ ngay từ khi sinh ra và sau một thời gian thường sẽ quen với môi trường sống quen thuộc ở nhà mình. Khi phải thay đổi môi trường sống, bé sẽ không kịp thích nghi và cảm thấy khó chịu. Nhất là với những bé có thể trạng yếu và cơ địa nhạy cảm. Bé sẽ trằn trọc khó ngủ và khóc về đêm.
Trẻ bị khó chịu trong người do tác động ngoại cảnh
Đôi khi trẻ khóc đêm cũng do những nguyên nhân rất dễ xác định mà bố mẹ thường bỏ qua. Cũng có thể chỉ do tã ướt cũng khiến bé cảm giác ướt át, bí bách nên khóc để “báo hiệu” cho bố mẹ thay tã. Hoặc do phòng ốc quá nóng hay quá lạnh, ngột ngạt khó chịu. Trẻ bị ngứa ngáy do chăn tã nhiễm bẩn, bụi. Hay cũng có thể do trẻ đói, khát, bị đầy hơi,…
Nhiều bé được gia đình cưng chiều, ban ngày bế quá nhiều khiến bé ngủ ngon. Đêm về thường trằn trọc và không ngủ sâu giấc. Trẻ tiếp xúc với quá nhiều người, bế chuyển tay khiến bé bị mệt mỏi và khó ngủ về đêm. Hoặc do nơi ở ồn ào, náo nhiệt, nhiều tiếng xe cộ qua lại cũng khiến bé khó đi vào giấc ngủ và khóc đêm.
Trẻ khóc đêm do nhiều nguyên nhân khác nhau
Trẻ bị giật mình
Trẻ khóc đêm có bình thường không hay là dấu hiệu bất thường thì cần phải xét đến nguyên nhân cụ thể. Có nhiều người không biết, trẻ có hệ thần kinh rất nhạy cảm. Những tác động bên ngoài có thể làm hệ thần kinh của bé bị ảnh hưởng, đêm ngủ giật mình, ác mộng,… Ban ngày trẻ vui đùa quá trớn, khóc quá nhiều, cười quá nhiều cũng khiến giấc của của bé mộng mị và khóc đêm.
Trẻ khóc đêm do bệnh lý
Nếu trẻ khóc ré lên như kiểu đau đớn, khóc đêm bất thường thì cần phải xem xét đến những nguyên nhân do bệnh lý. Có thể trẻ bị một số chứng bệnh như: nhiễm trùng ở đâu đó, bị đau bụng, xoắn ruột, co thắt vùng bụng,… Đôi khi do trẻ mọc răng, sốt và đau cũng khiến trẻ khóc nhiều về đêm.
Hoặc cũng có nguyên nhân do trẻ thiếu chất nào đó trong cơ thể. Nhất là thiếu canxi, thiếu kẽm khiến trẻ khó ngủ, trằn trọc và khó chịu nên khóc đêm là điều tất yếu.
Trẻ quấy khóc về đêm khiến bố mẹ thường lo lắng
3. Làm sao để trẻ bớt khóc đêm?
Trẻ khóc đêm nhiều khiến bố mẹ trẻ lo lắng, mệt mỏi, mất ngủ vì chăm con. Thế nên việc tìm hiểu trẻ khóc đêm có bình thường không là điều mà bố mẹ nào cũng nên làm. Vậy làm sao để trẻ bớt khóc đêm?
Tìm rõ nguyên nhân trẻ khóc đêm
Trước hết, khi trẻ khóc đêm nhiều, bố mẹ cần bình tĩnh để tìm rõ nguyên nhân khiến trẻ hay khóc. Kiểm tra tã, nhiệt độ phòng, chăn gối của con. Cần xử trí ngay những nguyên nhân tác động từ bên ngoài. Nếu không tìm ra nguyên nhân từ trong nhà thì cần đưa trẻ đi khám khi thấy con khóc bất thường. Khám y tế sẽ giúp xác định đúng nguyên nhân xem bé có bệnh lý nào hay không. Đồng thời có hướng để khắc phục triệt để.
Tạo thói quen ngủ đúng giờ cho bé để bé đỡ khóc đêm
Tạo thói quen ngủ đúng giờ
Nếu trẻ ngủ ban ngày quá nhiều thì đêm sẽ không ngủ ngon và sâu giấc. Do vậy, bố mẹ nên rèn cho bé ngay từ thuở sơ sinh thói quen ăn ngủ đúng giờ, kích hoạt đồng hồ sinh lý trong cơ thể bé từ khi lọt lòng. Ngủ đúng giờ giúp bé ngủ ngoan hơn và bố mẹ cũng nhàn hơn khi chăm con.
Lưu ý môi trường sống của con
Cần đặc biệt lưu ý đến chỗ ngủ của con. Chăn tã phải sạch sẽ, môi trường sống xung quanh thoáng đãng, ấm áp nhưng không quá nóng. Đây là điều kiện cần thiết để bé được lớn lên phát triển khỏe mạnh cả thể chất và tinh thần.
Như vậy, các bạn đã có thể phân biệt được việc trẻ khóc đêm có bình thường không? Đồng thời trang bị những kiến thức cơ bản nhất về chăm sóc con nhỏ. Tất cả mọi biểu hiện của bé đều là những dấu hiệu “báo hiệu” sự bất thường hoặc bình thường đến bố mẹ. Nên khi chăm con, bố mẹ nên bình tĩnh và am hiểu để nuôi con khéo, chăm con khỏe.