Rối loạn giấc ngủ là một trong những nguyên nhân không chỉ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tinh thần của người bệnh. Dưới đây là những thông tin giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh này và những phương pháp cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh.
22/07/2021 | Tất tần tật thông tin cần biết về rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi 22/06/2021 | Rối loạn giấc ngủ: phân loại và biện pháp điều trị 04/01/2021 | Rối loạn giấc ngủ - Cẩm nang những thông tin cần biết
1. Những loại rối loạn giấc ngủ thường gặp
Đây là một trong những vấn đề khá thường gặp. Người bệnh có thể ngủ không đủ giấc, chất lượng giấc ngủ kém, sau khi ngủ dậy vẫn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải. Biểu hiện của tình trạng này thường là người bệnh rất khó đi vào giấc ngủ, bị tỉnh giấc nhiều lần, thức dậy sớm hoặc có những trường hợp mất ngủ hoàn toàn. Càng nhiều tuổi thì nguy cơ mất ngủ càng cao.
Rối loạn giấc ngủ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thể chất
Mất ngủ có thể chia thành những dạng sau:
Là tình trạng mất ngủ chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn và thường không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe người bệnh.
Mất ngủ thứ phát thường là do những bệnh lý về tâm thần hoặc bệnh lý về thực thể gây ra, chẳng hạn như:
+ Bệnh rối loạn trầm cảm
+ Bệnh rối loạn lo âu.
+ Những bệnh lý cấp và mãn tính, đặc biệt là những bệnh về khớp thường khiến bệnh nhân đau nhiều vào ban đêm dẫn đến mất ngủ,…
+ Bệnh về tiêu hóa, phổ biến nhất là đau dạ dày,…
+ Một số bệnh về đường tiết niệu, chẳng hạn như tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt,…
+ Bệnh về nội tiết tố, phổ biến nhất là bệnh tiểu đường bệnh cường giáp,…
+ Các bệnh lý về tim mạch, hô hấp
+ Ngoài ra, tình trạng mất ngủ thứ phát cũng có thể là do sử dụng một số loại thuốc điều trị và các chất kích thích.
Tình trạng này có thể chia thành 2 dạng sau:
Rối loạn giấc ngủ khiến bạn mệt mỏi
+ Mất ngủ vô căn: Tình trạng mất ngủ xảy ra mà không thể tìm rõ nguyên nhân, nó có thể hình thành và tiến triển từ một số cú sốc tâm lý xảy ra từ thời thơ ấu của người bệnh.
+ Mất ngủ tâm sinh lý: Một số trường hợp có thể mất ngủ do họ né tránh giấc ngủ, sợ hãi giấc ngủ vì một lý do nào đó, chẳng hạn hay gặp ác mộng, ảo giác,…
1.2. Rối loạn tỉnh táo và ngủ nhiều
Loại rối loạn giấc ngủ này thường có biểu hiện như sau: Bệnh nhân ngủ nhiều, thường xuyên cảm thấy buồn ngủ, hay ngủ gật. So với tình trạng mất ngủ thì rối loạn này thường khó nhận biết hơn. Nguyên nhân của tình trạng rối loạn này có thể là do:
- Hội chứng ngưng thở trong giấc ngủ: Thường gặp ở nam giới ở độ tuổi trung niên. Bệnh nhân có thể ngáy lớn, rồi ngưng thở trong vài phút, sau đó là giấc ngủ ngắn. Hiện tượng này sẽ được lặp lại khoảng 5 lần trong vòng 1 giờ.
- Ngủ nhiều do thiếu ngủ: Những người làm việc quá khuya, phải chăm sóc bệnh nhân, phụ nữ sau sinh,… thường bị thiếu ngủ dẫn đến tình trạng này.
- Ngủ nhiều do một số thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn cơ, thuốc chống động kinh, thuốc chống loạn thần,…
- Chứng ngủ rũ: Xuất hiện với những triệu chứng như ngủ gà trong ngày,… thường xảy ra ở những trường hợp thanh thiếu niên.
- Ngủ nhiều vô căn: Người bệnh rất khó khăn khi thức dậy vào mỗi buổi sáng và thường xuyên bị ngủ gà, ngủ gật trong ngày.
- Những cử động chu kỳ của tứ chi: Thường xảy ra lúc sắp thức giấc và xuất hiện ở những bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm.
- Hội chứng chân không nghỉ: Bệnh nhân có cảm giác kiến bò, bỏng rát 2 chi dưới khi nằm ngủ,… thường xảy ra ở những phụ nữ đang mang thai, người ngoài 30 tuổi, bệnh nhân đang điều trị thuốc chống trầm cảm,…
1.3. Những rối loạn nhịp sinh học ngày đêm
Tình trạng rối loạn nhịp sinh học ngày đêm cụ thể như sau:
- Hội chứng pha sớm: Người bệnh thức dậy sớm và có nhu cầu ngủ nhiều vào buổi chiều.
- Hội chứng nhịp ngày đêm dài: Là những trường hợp mất ngủ cả đêm và thường ngủ gà ban ngày.
- Thay đổi múi giờ: Xảy ra khi bạn di chuyển sang những múi giờ khác nhau, thường gặp ở những người đi du lịch xa,…
1.4. Xảy ra những hiện tượng bất thường trong giấc ngủ
- Các rối loạn khi thức giấc chẳng hạn như tình trạng mộng du, xuất hiện cơn hoảng loạn vào ban đêm và không thể nhớ gì khi thức dậy,..
Rối loạn giấc ngủ có thể do thay đổi múi giờ
- Các rối loạn khi chuyển từ thức sang ngủ: Chẳng hạn như tình trạng giật mình, nói trong lúc ngủ, co cứng chi dưới khi ngủ,…
- Ngoài ra còn một số rối loạn giấc ngủ khác như gặp ác mộng khi ngủ, rối loạn cương cứng trong khi ngủ,…
2. Những phương pháp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ
Dưới đây là một số phương pháp cải thiện tình trạng rối loạn giấc ngủ:
Nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ không xảy ra thường xuyên thì bạn cũng không nên lo lắng quá. Đối với người khỏe mạnh, tình trạng này sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bạn.
Thường xuyên thức dậy đúng giờ, không dùng chất kích thích vào buổi chiều, không ngủ nhiều vào ban ngày, nên tập thể dục vào mỗi buổi sáng, trước khi đi ngủ khoảng 20 phút có thể tắm nước ấm để dễ ngủ hơn, không nên ăn quá nhiều trước khi đi ngủ,...
Nên đi khám nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài
Nếu tình trạng rối loạn giấc ngủ là do bệnh lý, bạn cần phải điều trị dứt điểm bệnh lý. Các loại thuốc sử dụng cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể kê một số loại thuốc chữa rối loạn giấc ngủ phù hợp với thể trạng, mức độ bệnh. Ngoài việc sử dụng thuốc, bệnh nhân cũng cần kết hợp với việc sinh hoạt, ăn uống điều độ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, nếu gặp phải triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám để được tìm hiểu rõ nguyên nhân và được điều trị kịp thời để sớm hồi phục sức khỏe. Bạn có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn.