Gợi ý một số biện pháp phòng tránh rối loạn chuyển hóa | Medlatec

Gợi ý một số biện pháp phòng tránh rối loạn chuyển hóa

Phần lớn bệnh nhân thường khá chủ quan khi bác sĩ đưa ra kết luận chẩn đoán rối loạn chuyển hóa. Tuy nhiên, mọi người không hề biết rằng đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Điển hình như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,... Vậy bệnh xuất phát từ nguyên nhân nào? Những yếu tố nào gia tăng nguy cơ mắc bệnh? Phòng tránh bệnh ra sao?


23/09/2020 | Galactosemia (GALT) - bệnh lý rối loạn chuyển hóa đường đơn galactose
13/08/2020 | Phát hiện 55 bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh chỉ qua 1 lần xét nghiệm
16/04/2020 | Xét nghiệm Ceruloplasmine - dấu ấn trong bệnh rối loạn chuyển hóa đồng
01/04/2020 | Mối liên quan giữa xét nghiệm Transferrin và rối loạn chuyển hóa sắt trong cơ thể

1. Hội chứng rối loạn chuyển hóa là gì?

rối loạn chuyển hóa là thuật ngữ được sử dụng chung cho một nhóm bệnh lý có thể phát sinh đồng thời hoặc là yếu tố gây ra bệnh tiểu đường (tuýp 2) và các bệnh về tim mạch. Đồng thời, các nhóm bệnh lý này có thể phát sinh từ tình trạng đường huyết tăng, cao huyết áp, dư thừa mỡ bụng hoặc nồng độ Cholesterol trong máu cao quá mức. Từ đó các bác sĩ đưa ra kết luận, hội chứng này thường xảy ra khi cơ thể người bệnh tập hợp nhiều yếu tố nguy cơ như:

  • Rối loạn lipid máu: là hiện tượng các chất béo trong máu bị rối loạn, điển hình như tình trạng HDL-C thấp, Triglycerid và LDL-C tăng cao,... khiến nhiều mảng xơ vữa bám trên thành động mạch.

Rối loạn chuyển hóa liên quan đến yếu tố nào

Rối loạn chuyển hóa liên quan đến yếu tố nào?

  • Tăng huyết áp.

  • Mỡ bụng nhiều.

  • Tình trạng cơ thể bị kháng Insulin hoặc lượng đường trong cơ thể không được dung nạp hiệu quả.

  • Hiện tượng tiền đông máu (thường gặp nhất là nồng độ Fibrinogen tăng cao) do loại chất gây ức chế trong máu Plasminogen hoạt hóa PAl - 1 tăng quá mức. 

  • Hiện tượng tiền viêm do hàm lượng CRP trong máu tăng cao quá ngưỡng.

2. Nguyên nhân và yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh

Theo bác sĩ, hầu hết các nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn chuyển hóa chủ yếu xoay quanh khả năng kháng Insulin của cơ thể. Ngoài ra, một số yếu tố có khả năng kích thích và tăng nguy cơ mắc bệnh. Chính vì thế, mọi người cần nắm bắt rõ những nguyên nhân và yếu tố thuận lợi của bệnh lý này để dễ dàng phòng tránh bệnh.

2.1. Nguyên nhân gây bệnh

Insulin là một loại hormone tồn tại trong cơ thể do tụy sản xuất ra với chức năng kiểm soát nồng độ đường của máu. Thông thường, thức ăn sau khi được đưa vào cơ thể, trải qua quá trình tiêu hóa sẽ được chuyển hóa thành một chất khác - Glucose. Trong đó, Glucose là một nguồn năng lượng chính để nuôi cơ thể. Mặt khác, nhờ có sự hoạt hóa của Insulin mà đường Glucose mới hấp thụ vào tế bào được. 

Đề kháng Insulin là nguyên nhân chính gây bệnh

Đề kháng Insulin là nguyên nhân chính gây bệnh 

Tuy nhiên một số trường hợp cơ thể bệnh nhân có sức đề kháng với Insulin và bẻ gãy chức năng đưa Glucose vào tế bào. Trước tình trạng đó, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách sản sinh Insulin nhiều hơn dẫn đến hiện tượng hàm lượng Insulin trong máu tăng quá cao. Sự gia tăng của Insulin lại là nguyên nhân khiến một số chất béo và Triglyceride cũng tăng theo. Mặt khác,những yếu tố này cũng gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho thận và dẫn đến một vài bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ,...

2.2. Yếu tố nguy cơ

Mặc dù tình trạng rối loạn chuyển hóa phát sinh từ khả năng kháng Insulin của cơ thể nhưng một số yếu tố khác cũng góp phần kích thích và tăng nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể như:

  • Độ tuổi: một số nghiên cứu cho thấy người càng cao tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Trong đó, tỷ lệ bệnh nhân ở độ tuổi từ 20 trở xuống chiếm khoảng 10%, bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên chiếm khoảng 40%. Tuy nhiên, những dấu hiệu của bệnh lý này có thể khởi phát ngay từ thời niên thiếu.

  • Béo phì: dựa trên chỉ số khối cơ thể (BMI) các bác sĩ cho rằng những người đạt chỉ số BMI lớn hơn 23, béo bụng thường có nguy cơ mắc bệnh rất cao. 

  • Chủng tộc: những người dân Châu Á, Tây Ban Nha (kể cả các quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha) và Bồ Đào Nha thường có nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa cao hơn các chủng tộc khác.

  • Bệnh nhân hoặc đối tượng có người thân trong gia đình từng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường dễ mắc bệnh hơn người bình thường.

  • Một số bệnh lý làm tăng cao khả năng mắc bệnh như huyết áp cao, đa nang buồng trứng,... gây ảnh hưởng đến hormone và khả năng sinh sản ở nữ giới.

3. Một số biến chứng thường gặp

Hội chứng rối loạn chuyển hóa là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm. Theo một số tài liệu y khoa cho thấy, hội chứng này là yếu tố thúc đầy sự hình thành của các mảng xơ vữa tồn tại bên trong động mạch. Theo thời gian, các mảng xơ vữa này dần phát triển, dẫn đến một số biến chứng như tai biến mạch máu não, tim mạch bị tổn thương hoặc gây tử vong.

Rối loạn chuyển hóa có thể dẫn đến tử vong

Rối loạn chuyển hóa có thể dẫn đến tử vong

Ngoài ra, các tổn thương từ hội chứng chuyển hóa gây ra cũng có thể kết hợp với nhau và dẫn đến nhiều bệnh lý khác. Trong đó, phổ biến nhất là tình trạng béo bụng - thừa cân (khiến sức đề kháng Insulin tăng cao), bệnh huyết áp cao hoặc tiểu đường (thuộc tuýp 2). Mặt khác, những bệnh lý này còn là yếu tố kích thích, thúc đẩy sự phát triển của những tổn thương do xơ vữa động mạch gây ra. 

4. Giải pháp ngăn ngừa bệnh rối loạn chuyển hóa

Mặc dù, tình trạng rối loạn chuyển hóa ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể chữa trị và hồi phục nhưng với những trường hợp nặng có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Do đó, mọi người không nên chủ quan với những triệu chứng của bệnh lý này. Đặc biệt, những bạn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao càng phải có ý thức việc bảo vệ sức khỏe của mình. 

Vậy làm thế nào để đẩy lùi nguy cơ bị bệnh? Thực tế, những chế độ sinh hoạt trong đời sống có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của bạn. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, mọi người nên xây dựng cho mình một lối sống tích cực. Cụ thể như:

  • Xây dựng và duy trì thói quen rèn luyện thể dục hằng ngày: dành ít nhất 30 phút để tập luyện thể thao hoặc những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,...

Luyện tập thể thao để duy trì sức khỏe bản thân

Luyện tập thể thao để duy trì sức khỏe bản thân

  • Duy trì cân nặng hợp lý: giữ trọng lượng cơ thể ở mức cân bằng, phù hợp với chỉ số khối cơ thể BMI với từng cá nhân. Đối với những người bị béo phì nên giảm khoảng 5 - 10% cân nặng cơ thể để nồng độ Insulin được giảm bớt. Đồng thời hạn chế nguy cơ mắc phải một số bệnh lý như tiểu đường hoặc cao huyết áp. Cân nặng lý tưởng thường tương đương với chỉ số khối BMI ở mức 18,5 đến 22,9kg/m2.

  • Xây dựng thực đơn và chế độ ăn uống hợp lý: những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ (chủ yếu có trong hoa quả và rau củ) thường rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, protein và chất đạm cũng rất cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế những thức ăn giàu chất béo, ít cholesterol.

  • Tuyệt đối không hút thuốc lá vì thuốc lá có khả năng làm cơ thể tăng đề kháng insulin,

  • Bệnh nhân bị cao huyết áp, rối loạn lipid máu hoặc tiểu đường nên tích cực điều trị bệnh. Vì những bệnh lý này có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn chuyển hóa. 

Dành thời gian nghỉ ngơi để tinh thần được thoải mái

Dành thời gian nghỉ ngơi để tinh thần được thoải mái

  • Đảm bảo tinh thần luôn cân bằng, hạn chế đối diện với những căng thẳng trong cuộc sống.

  • Phòng ngừa các bệnh lý do tình trạng nhiễm khuẩn gây ra.

Những năm gần đây, số lượng bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa ngày một tăng cao. Trong đó, rất nhiều trường hợp bệnh đã chuyển biến nghiêm trọng, dẫn đến những tổn thương nặng nề cho cơ thể. Do đó, mọi người cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Uống nước ấm có tác dụng gì với sức khỏe?

Uống nước ấm là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Chỉ cần duy trì thói quen uống nước ấm vào 1 số thời điểm trong ngày, bạn sẽ có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái. Hãy cùng khám phá uống nước ấm có tác dụng gì cho cơ thể nhé. 
Ngày 21/06/2023

Biến chứng đái tháo đường - người bệnh cần biết để kiểm soát bệnh tốt

Đái tháo đường là một bệnh lý mà hàng triệu người trên thế giới đang phải đối mặt. Ngoài những khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết trong máu, bệnh còn có thể gây ra những biến chứng đái tháo đường nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của người bệnh.
Ngày 21/06/2023

Sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư với 5 yếu tố cốt lõi

Việc duy trì một lối sống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nguy cơ mắc phải ung thư. Ngoài ra, thói quen về dinh dưỡng, hoạt động thể chất, quản lý stress và môi trường sống cũng tác động đáng kể trong việc phòng ngừa bệnh. Bài viết này sẽ chỉ ra cho bạn 5 cách duy trì lối sống lành mạnh giảm nguy cơ ung thư.
Ngày 21/06/2023

Huyết thanh là gì và những điều cần lưu ý khi truyền huyết thanh

Huyết tương sau khi đã tách bỏ chất chống đông thì được gọi là huyết thanh. Trong y học, truyền huyết thanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc bù đắp các chất thiếu hụt và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Vậy cụ thể huyết thanh là gì và được sử dụng ra sao, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
Ngày 20/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp