Mối liên quan giữa xét nghiệm Transferrin và rối loạn chuyển hóa sắt trong cơ thể | Medlatec

Mối liên quan giữa xét nghiệm Transferrin và rối loạn chuyển hóa sắt trong cơ thể

Ngày 01/04/2020 CN Lê Thị Việt Hà - Trung tâm xét nghiệm

Transferrin là protein trong máu thực hiện nhiệm vụ liên kết với sắt và vận chuyển sắt đi khắp cơ thể. Xét nghiệm transferrin thường được chỉ định trong một số bệnh về máu, bệnh gan. Tuy nhiên, không có một xét nghiệm đơn lẻ nào cho phép đánh giá toàn diện về tình trạng sắt vì vậy cần phối hợp các xét nghiệm với nhau khi đánh giá về bilan sắt.


01/04/2020 | Cùng tìm hiểu về bệnh thiếu máu thiếu sắt
15/01/2020 | Những điều cần biết về xét nghiệm sắt huyết thanh
14/12/2019 | Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin trong kiểm tra định lượng sắt trong máu
14/11/2019 | Ý nghĩa xét nghiệm Ferritin - con đường tắt thăm dò sắt trong máu

1. Sắt trong cơ thể được chuyển hóa như thế nào? 

Ảnh 1: Transferrin được sử dụng để tổng hợp hemoglobin của hồng cầu.

Sắt được hấp thu vào cơ thể qua thức ăn cung cấp hàng ngày và được vận chuyển đi khắp cơ thể bởi Transferrin - đây là một protein được sản xuất ở gan. Lượng sắt được vận chuyển đến tủy xương chiếm 70% và được sử dụng để tổng hợp hemoglobin của hồng cầu. 30% còn lại được dự trữ trong các mô dưới dạng ferritin hoặc hemosiderin. Lượng transferrin trong máu phụ thuộc vào chức năng gan và chế độ dinh dưỡng của cơ thể. Nếu thực đơn hằng ngày không cung cấp đủ lượng sắt cho cơ thể làm giảm nồng độ sắt trong máu dẫn đến lượng sắt dự trữ trong các mô sẽ được đưa ra sử dụng gây nên tình trạng thiếu sắt. Sắt đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy đi khắp cơ thể nhờ nó được gắn lên bề mặt hồng cầu. Do đó nếu thiếu sắt sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Ngược lại nếu hấp thu quá nhiều sắt làm tăng lượng sắt dự trữ gây nguy hại đến một số cơ quan như: gan, tim và tụy.

2. Hậu quả của rối loạn chuyển hóa sắt

Rối loạn chuyển hóa sắt sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau:

2.1. Thiếu máu do thiếu sắt

- Nguyên nhân:

  • Do cung cấp thiếu từ thực đơn bữa ăn hằng ngày.

  • Do phẫu thuật dạ dày làm giảm hấp thu sắt.

  • Bị nhiễm giun sán dẫn đến mất máu, bệnh tiêu chảy, bệnh trĩ, u xơ tử cung, kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ.

  • Bệnh viêm nhiễm mạn tính làm tăng lượng sắt dự trữ trong đại thực bào.

  • Gặp ở những người đang có thai và phụ nữ thời kỳ cho con bú.

  • Tăng nhu cầu sử dụng sắt ở đối tượng: trẻ em sinh non, trẻ đang trong độ tuổi phát triển, trẻ em gái trong độ tuổi dậy thì.

- Đặc điểm của thiếu máu thiếu sắt: hồng cầu nhỏ nhược sắc, giảm lượng sắt dự trữ trong cơ thể, rối loạn chức năng tế bào.

 

Ảnh 2: Biểu hiện da xanh trong bệnh thiếu máu do thiếu sắt.

2.2. Lượng sắt quá tải

- Nguyên nhân: truyền máu trong một thời gian dài khiến lượng sắt lớn được đưa vào cơ thể nhưng không đào thải kịp dẫn đến ứ đọng sắt trong các mô, cơ quan.

- Biểu hiện: quá tải sắt sẽ dẫn đến tổn thương chức năng gan, tuyến nội tiết gây ra một số bệnh như: đái tháo đường, suy giáp, ảnh hưởng đến cơ tim gây suy tim rối loạn nhịp tim.

3. Các xét nghiệm đánh giá chuyển hóa sắt trong cơ thể

3.1. Sắt và Transferrin (Tf) 

- Định lượng sắt huyết thanh là xác định lượng sắt gắn với transferrin huyết thanh.

- Transferrin liên kết tốt nhất với ion Fe3+, nhờ có receptor đặc hiệu bám trên màng tế bào, transferrin được vận chuyển vào trong tế bào. Trong môi trường acid, phức hợp receptor - transferrin quay lại màng tế bào còn transferrin trở lại huyết tương để tái sử dụng vận chuyển sắt. Transferrin thể hiện được mối quan hệ với nhu cầu sắt của cơ thể. Khi dự trữ sắt thấp mức độ transferrin tăng và ngược lại.

- Giá trị tham chiếu: 

+ Sắt huyết thanh: 7 - 27 µmol/L.

+ Transferrin: 2.0 - 3.6 g/L.

Khi sắt giảm và Tf tăng là bằng chứng của thiếu sắt.

Khi sắt giảm và Tf giảm gợi ý đang có phản ứng viêm một bệnh lý ác tính.

Không nên khảo sát nồng độ sắt huyết thanh đơn lẻ khi tìm nguyên nhân thiếu máu. Có thể sử dụng Tf là chỉ số chẩn đoán sớm phản ứng của cơ thể với tình trạng thiếu sắt.

3.2. Độ bão hòa transferrin (TfS)

TfS là tỉ lệ % các vị trí Tf đã được gắn với sắt .

  • Giá trị tham chiếu: 15 - 45%.

TfS được tính theo công thức: TfS = ( Sắt huyết thanh *100) /TIBC (TIBC là khả năng gắn sắt toàn phần).

  • TfS giảm trong trường hợp: thiếu sắt, trong thiếu máu của bệnh mạn tính ( viêm, khối u).

Tsf giảm đơn độc không phải là dấu hiệu chỉ điểm cho thiếu sắt đơn thuần.

3.3. Ferritin

Là chỉ số đánh giá kho dự trữ sắt của cơ thể, nó cung cấp một thông tin có giá trị về tình

trạng sắt dự trữ, hoàn toàn độc lập với sắt huyết thanh.

- Trong thiếu sắt, Ferritin bị giảm trước khi sắt huyết thanh bị giảm. Ferritin giảm là dấu hiệu khá đặc hiệu cho thiếu sắt.

Các trường hợp rối loạn phân bố và sử dụng sắt (tổn thương tế bào gan, viêm, khối u,...) đều làm sắt, ferritin tăng. Trong trường hợp quá tải sắt, ferritin tăng do tăng dự trữ.

+ Ferritin bình thường ở nam giới: 23 - 336 ng/ml.

+ Ferritin bình thường ở nữ giới: 11 - 306 ng/ml.

3.4. TIBC (Khả năng gắn sắt toàn phần)

Là tổng lượng sắt có thể gắn tối đa lên Transferrin. 

- Giá trị TIBC bình thường ở người khỏe mạnh là: 255 - 450 µg/dL.

- TIBC = UIBC + Sắt huyết thanh

 

Ảnh 3: Transferrin có ái lực cao nhất với Fe3+.

3.5. UIBC (sắt chưa bão hòa huyết thanh)

Là lượng sắt có khả năng gắn tiếp lên Tf hay còn gọi là khả năng gắn sắt tiềm tàng của Tf.

- TIBC và UIBC sơ bộ đánh giá bilan sắt của cơ thể từ sớm khi chưa có thiếu máu.

3.6. Transferrin receptor hòa tan (sTfR)

Phản ánh nhu cầu sử dụng sắt của tế bào. sTfR tăng từ rất sớm ngay khi tế bào có nhu cầu tăng về sắt khi chưa có thiếu máu. sTfR có giá trị chẩn đoán sớm thiếu sắt cũng như hiệu quả đáp ứng điều trị thiếu máu thiếu sắt để có quyết định dừng bổ sung sắt khi nhu cầu về sắt của tế bào đã trở về bình thường. Xét nghiệm dùng để phát hiện sớm những đối tượng có nguy cơ thiếu sắt khi chưa có thiếu máu.

4. Xét nghiệm đánh giá chuyển hóa sắt được chỉ định khi nào?

Các xét nghiệm chuyển hóa sắt được chỉ định kết hợp cùng nhau trong trường hợp kết quả tổng phân tích tế bào máu có bất thường hay người bệnh có những biểu hiện như sau:

  • Cơ thể mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.

  • Suy nhược cơ thể.

  • Da xanh niêm mạc nhợt.

  • Trong một số trường hợp bác sĩ nghi có quá tải sắt: đau khớp, có vấn đề về tim mạch, đau bụng,...

Ảnh 4: Chỉ định xét nghiệm chuyển hóa sắt.

Để đánh giá đúng tình trạng rối loạn chuyển hóa sắt của cơ thể và tìm ra nguyên nhân cũng như hướng điều trị, ngay khi có những biểu hiện nghi ngờ trên bạn nên đến những trung tâm y tế uy tín để làm xét nghiệm kiểm tra. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với dịch vụ lấy mẫu tận nơi 24/7 sẽ đáp ứng nhu cầu của bạn mọi lúc. Gọi cho chúng tôi theo số điện thoại 1900565656 hoặc truy cập website để chúng tôi có thể tư vấn và mang đến cho bạn dịch vụ khám chữa bệnh chu đáo và an tâm nhất.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị tập huấn y khoa tại Khánh Hoà: PGS.TS Hoàng Thị Ngọc Lan cập nhật xét nghiệm trong sàng lọc và chẩn đoán các bệnh lý sản khoa

Xét nghiệm sàng lọc với mục đích phát hiện người có nguy cơ bị các bệnh, tật di truyền để từ đó có thể đưa ra các can thiệp kịp thời. Trong đó, nhóm xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý sản khoa được chỉ định phổ biến gồm: Sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sơ sinh. Chi tiết về các nhóm xét nghiệm này được PGS.TS Hoàng Thị Ngọc Lan cập nhật tại Hội nghị tập huấn Cập nhật xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán và điều trị ngày 15/04 tại tỉnh Khánh Hoà.
Ngày 15/04/2023

Hội nghị tập huấn tại Cần Thơ, các chuyên gia khẳng định vai trò "xương sống" của xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị đa bệnh

Sáng nay (ngày 10/12), tại hội nghị Tập huấn Cập nhật xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh 4.0 trong chẩn đoán, điều trị tổ chức diễn ra ở Cần Thơ, các chuyên đề báo cáo chuyên sâu của các chuyên gia đầu ngành đã cùng khẳng định vai trò “xương sống” của xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị đa bệnh.
Ngày 10/12/2022

Ung thư bàng quang: các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, các dấu ấn khối u, các dấu ấn sinh học sinh thiết lỏng và điều trị đích

Trong bài viết này, nguyên nhân, các yếu tố nguy cơ, triệu chứng, các dấu ấn khối u huyết thanh và nước tiểu, các dấu ấn sinh học sinh thiết lỏng và điều trị đích ung thư bàng quang sẽ được trình bày.
Ngày 30/11/2022

Xét nghiệm Beta tại nhà Bắc Ninh: Lựa chọn ngay MEDLATEC!

HCG là loại hormone được tiết ra từ nhau thai, do đó xét nghiệm beta HCG có thể xác định về tình trạng mang thai ở nữ giới. Tuy nhiên, cần lựa chọn những cơ sở y tế uy tín mới có thể đảm bảo mang lại kết quả chính xác. Nếu bạn đang phân vân về địa chỉ thực hiện xét nghiệm beta tại nhà Bắc Ninh, hãy lựa chọn ngay MEDLATEC!
Ngày 25/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp