Phát hiện 55 bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh chỉ qua 1 lần xét nghiệm | Medlatec

Phát hiện 55 bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh chỉ qua 1 lần xét nghiệm

Ngày 13/08/2020 Ban biên tập Tham vấn y khoa : ThS.BS Dương Thị Thuỷ

Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là nhóm bệnh lý nguy hiểm ở trẻ sơ sinh với tỉ lệ tử vong rất cao trên 50%. Tuy nhiên, chỉ với 1 lần lấy máu xét nghiệm từ gót chân của bé để làm sàng lọc sơ sinh giúp phát hiện cùng lúc 55 bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh để hạn chế các biến chứng về thần kinh, tàn tật và tử vong.


29/07/2020 | Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh tại nhà MEDLATEC với độ chính xác cao
25/07/2020 | Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh - bảo vệ sức khỏe trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời
27/04/2020 | Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh phát hiện được những bệnh gì?
17/04/2020 | Những bệnh lý phát hiện được khi tiến hành xét nghiệm sàng lọc sơ sinh

Sự nguy hiểm của bệnh lý rối loạn chuyển hóa bẩm sinh

rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là nhóm bệnh phổ biến nhất trong số các bệnh di truyền hiếm gặp ở trẻ sơ sinh với tỷ lệ mắc 1/2.000 trẻ và tỷ lệ tử vong rất cao (trên 50%) chỉ vài ngày sau sinh.

Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là nhóm bệnh lý nguy hiểm ở trẻ sơ sinh với tỉ lệ tử vong rất cao

Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là nhóm bệnh lý nguy hiểm ở trẻ sơ sinh với tỉ lệ tử vong rất cao

Bệnh xuất hiện ở cả bé trai và bé gái. Trẻ mắc bệnh này có thể tử vong sau khi bú sữa mẹ hoặc sữa bột thông thường dù đã phát hiện và ngăn sử dụng chất dinh dưỡng trực tiếp từ sữa.

Khi còn trong bào thai và lúc sinh ra trẻ hầu như không có biểu hiện, vì vậy, việc chẩn đoán trong giai đoạn thai kỳ là không thể. Triệu chứng chỉ xuất hiện sau khi trẻ bú sữa mẹ hoặc bú bình, tức lúc này việc điều trị có thể đã muộn.

Trẻ dễ mắc bệnh khi cả bố và mẹ là người mang gen. Nhưng điều đáng lo ngại là hầu hết các bậc cha mẹ đều không có hiểu biết về căn bệnh này nên việc phát hiện rất khó.

Nguyên nhân gây bệnh

Việc thiếu hụt các enzym, receptor, protein vận chuyển hoặc các yếu tố đồng vận trong quá trình chuyển hóa axit amin, axit béo và axit hữu cơ làm thay đổi các chu trình tổng hợp hoặc thoái hóa của các chất trong cơ thể, tạo thành các sản phẩm bất thường gây ngộ độc cho tế bào, suy chức năng các cơ quan.

Các loại rối loạn chuyển hóa

Hiện nay, khoa học đã phát hiện được khoảng trên 500 rối loạn chuyển hóa có liên quan đến nội tiết và di truyền khác nhau. Được chia thành 3 nhóm chính bao gồm:

- Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh chất đường;

- Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh đạm (axit amin);

- Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh chất béo (axit béo).

Khoa học đã phát hiện được khoảng trên 500 rối loạn chuyển hóa có liên quan đến nội tiết và di truyền khác nhau

Khoa học đã phát hiện được khoảng trên 500 rối loạn chuyển hóa có liên quan đến nội tiết và di truyền khác nhau

Triệu chứng của bệnh

Rối loạn chuyển hóa rất dễ nhầm với các bệnh lý khác như nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm não, trào ngược dạ dày - thực quản, tiêu chảy với các biểu hiện ở trẻ:

- Bỏ bú, nôn ói, mắt lờ đờ, hôn mê, co giật;

- Sốt, sức khỏe giảm sút, người gầy, bụng chướng, nước tiểu, mồ hôi có mùi hôi bất thường;

- Tiêu chảy và mất nước;

- Thở nhanh hoặc ngừng thở mặc dù trẻ không có tiền sử bị ngạt khi sinh;

- Rối loạn nhịp tim;

- Đối với trẻ lớn hơn: Mệt mỏi, ăn uống kém, thay đổi ý thức, mắt nhìn vô cảm...

Biểu hiện của bệnh không rõ rệt, rất khó chẩn đoán nếu chỉ nhìn triệu chứng nên chỉ qua xét nghiệm sàng lọc sơ sinh mới biết chính xác trẻ có bị rối loạn chuyển hóa hay không và là loại gì. Cụ thể, giúp phát hiện một số rối loạn bẩm sinh và di truyền ở trẻ sơ sinh như: thiếu men G6PD (glucose 6 phosphate dehydrogenase), suy giáp bẩm sinh, tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh...

Vì sao cần phát hiện bệnh sớm?

Những đứa trẻ sinh ra không may bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh dẫn đến sức khỏe giảm sút, thiểu năng trí tuệ thậm chí tử vong không chỉ là sự thiệt thòi, nỗi đau cho trẻ, cho gia đình mà còn là gánh nặng cho toàn xã hội.

Chìa khóa để cứu trẻ em bị ảnh hưởng bởi rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là phát hiện sớm, trước khi những tổn thương do lượng chất dinh dưỡng mà cơ thể không thể chuyển hóa được hoặc các chất chuyển hóa trung gian tích tụ gây độc.

Việc chẩn đoán đúng bệnh, giúp trẻ được điều trị sớm, tránh được các di chứng nặng nề về sức khỏe, tâm thần và giảm tỷ lệ tử vong. Vì vậy, các bậc ba, mẹ nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc sơ sinh cho con.

Xét nghiệm được thực hiện ngay trong vòng 48-72 giờ đầu sau sinh là tốt nhất vì nếu làm sớm trước 24h có thể dẫn tới kết quả dương tính giả, nếu làm sau 72h trẻ vẫn có thể làm xét nghiệm mà giá trị xét nghiệm không thay đổi, tuy nhiên lấy mẫu quá muộn sẽ không đảm bảo được mục tiêu phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Sàng lọc sơ sinh - phát hiện 55 bệnh lý rối loạn chuyển hóa bẩm sinh chỉ qua 1 lần xét nghiệm tại MEDLATEC

Trung tâm Xét nghiệm - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng những công nghệ hiện đại trong chẩn đoán rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Các xét nghiệm này đều được thực hiện theo quy trình đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 trên hệ thống máy móc tự động hoàn toàn cho kết quả nhanh chóng, chỉnh xác.

Với một lượng máu gót chân rất nhỏ, các xét nghiệm này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay sự phát triển của trẻ nhưng có thể giúp phát hiện sớm tới 55 bệnh lý rối loạn chuyển hóa bẩm sinh: 25 bệnh rối loạn chuyển hóa acid amin, 15 bệnh lý acid hữu cơ, 15 bệnh lý rối loạn chuyển hóa acid béo.

Phát hiện 55 bệnh lý rối loạn chuyển hóa bẩm sinh chỉ qua 1 lần xét nghiệm tại MEDLATEC

Phát hiện 55 bệnh lý rối loạn chuyển hóa bẩm sinh chỉ qua 1 lần xét nghiệm tại MEDLATEC

Ngoài ra, MEDLATEC đáp ứng đầy đủ bộ các xét nghiệm sàng lọc sơ sinh 3 bệnh và 5 bệnh như: Thiếu men G6PD, suy giáp bẩm sinh (CH), tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh (CAH), bệnh Phenyketone niệu (PKU), rối loạn chuyển hóa đường Galactose (GALT) chỉ trong một lần xét nghiệm để có hướng điều trị càng sớm càng tốt, tránh để bệnh tiến triển, khó điều trị cũng như giảm chi phí cho những đợt trị liệu sau này hay trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Đăng ký xét nghiệm sàng lọc sơ sinh cho bé tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, khách hàng sẽ được đội ngũ chuyên gia đầu ngành thăm khám và tư vấn như: PGS Hoàng Thị Ngọc Lan - Chuyên gia Di truyền, Bệnh viện Phụ sản Trung ương; PGS.TS TS Phan Thị Hoan - Chuyên gia Di truyền, nguyên Trưởng bộ môn Di truyền Đại học Y Hà Nội; ThS. BSNT Nguyễn Bá Sơn - Chuyên khoa Di truyền; ThS Hoàng Thị Năng - Chuyên khoa Nhi, Giám đốc Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ; ThS Trần Tuấn Anh - Chuyên khoa Nhi; cùng các chuyên gia, bác sĩ sản khoa như BSCKI Dương Ngọc Vân, BS Nguyễn Thị Hiền…

Đặc biệt, MEDLATEC phục vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi theo yêu cầu với chi phí đi lại chỉ 10.000đ. Cha, mẹ không cần đưa trẻ tới bệnh viện vẫn có thể làm xét nghiệm cho bé, giá xét nghiệm bằng đúng giá niêm yết tại bệnh viện.

Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh là cách sớm nhất để cha mẹ có thể bảo vệ con ngay từ khi chào đời. Hãy gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch xét nghiệm sàng lọc sau sinh, MEDLATEC sẵn sàng đồng hành cùng bạn bảo vệ con yêu.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp