Galactosemia (GALT) - bệnh lý rối loạn chuyển hóa đường đơn galactose | Medlatec

Galactosemia (GALT) - bệnh lý rối loạn chuyển hóa đường đơn galactose

Galactosemia (GALT) là bệnh rối loạn chuyển hóa đường galactose bẩm sinh, nếu không được phát hiện sớm và điều trị, trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể bị đe dọa sức khỏe và tính mạng. Sàng lọc Galactosemia được khuyến cáo với tất cả trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ có nguy cơ cao.


17/09/2020 | Những lưu ý cơ bản khi làm xét nghiệm ADN cho trẻ sơ sinh
16/09/2020 | Liều lượng và những lưu ý khi bổ sung vitamin D cho trẻ sơ sinh
25/07/2020 | Xét nghiệm Galactosemia (GALT) và những điều cần biết về bệnh Galactosemia

1. Galactosemia (GAL) là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh

1.1. Galactosemia (GALT) là bệnh gì?

Galactose là loại đường lớn lactose, thường có phổ biến trong các loại sữa bột nhân tạo hay sản phẩm bơ sữa hiện nay. Đường galactose cung cấp năng lượng lớn cho cơ thể.

Galactosemia là bệnh rối loạn chuyển hóa đường galactose

Galactosemia là bệnh rối loạn chuyển hóa đường galactose

Galactosemia (GALT) là bệnh lý di truyền lặn, gây ra rối loạn chuyển hóa đường đơn galactose, khiến trẻ không chuyển hóa được đường này thành năng lượng sử dụng mà tích tụ trong máu. 

Galactosemia (GALT) là thể cổ điển - thể thường gặp của bệnh Galactosemia bẩm sinh, cũng gây biến chứng nguy hiểm nhất cho trẻ.

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh liên quan đến việc tăng hàm lượng quá mức galactose trong máu, mô và nước tiểu, cũng như chúng không được sử dụng để tạo năng lượng. Điều trị bệnh cần cắt bỏ hoàn toàn các nguồn dinh dưỡng nạp vào cơ thể trẻ có chứa galactose, thay vào đó là công thức dinh dưỡng free-lactose.

Trẻ sơ sinh bị Galactosemia (GALT) nếu không được điều trị ngay lập tức bằng cắt giảm lượng galactose đưa vào sẽ gây những biến chứng nhanh và nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh Galactosemia

Nguyên nhân gây bệnh Galactosemia được xác định do rối loạn di truyền, khi một trong các bước của chu trình chuyển hóa galactose thành glucose bị hỏng.

Chu trình chuyển hóa này trải qua 3 bước như sau:

Chu trình chuyển hóa galactose thành glucose

Chu trình chuyển hóa galactose thành glucose

Bước 1: Enzyme galactokinase xúc tác đính phosphate và đường galactose, chuyển hóa galactose thành galactose-1-phosphate. Quá trình này sử dụng ATP.

Bước 2: Xúc tác enzyme galactose-1-phosphate uridyl transferase GALT và uridyl diphosphoglucose UDPG hỗ trợ phản ứng galactose-1-phosphate thành Glucose-1-phosphate và UDPGal. 

Bước 3: Xúc tác UDP-galactose-4-epimerase (GALE) đồng phân hóa UDP-Galactose thành UDP-glucose.

Trong chu trình này, nếu thiếu một trong những enzym xúc tác thì phản ứng không thể diễn ra, khiến galactose không thể chuyển hóa thành glucose để cơ thể sử dụng. Cụ thể:

- Thiếu galactokinase GALK.

- Thiếu galactose-1-phosphate uridyl transferase GALT (Galactosemia thể cổ điển).

- Thiếu galactose-epimerase GALE.

Bệnh Galactosemia bẩm sinh thể cổ điển xuất hiện ở khoảng 1/30.000 - 60.000 trẻ sơ sinh sống. Các loại khác xảy ra hiếm hơn, khoảng 1/100.000 trẻ sơ sinh sống. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ trai và trẻ gái là như nhau.

2. Triệu chứng bệnh Galactosemia

Như đã nói ở trên, trẻ sơ sinh mắc Galactosemia do 3 nguyên nhân (thiếu GALK, GALT hoặc GALE). Mỗi thể bệnh lại gây triệu chứng bệnh khác nhau, mức độ nguy hiểm cũng khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là nếu không can thiệp điều trị sớm, trẻ có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm.

2.1. Galactosemia do thiếu GALK

Trẻ mắc bệnh Galactosemia ở thể này có thể bị u não giả, hoặc đục thủy tinh thể. Khi galactose trong máu và các mô vượt quá ngưỡng, chuyển hóa thành galactitol, bệnh sẽ có biểu hiện lâm sàng rõ rệt.

Galactosemia thể cổ điển là thường gặp nhất

Galactosemia thể cổ điển là thường gặp nhất

2.2. Galactosemia do thiếu GALT

Thể này còn được gọi là Galactosemia cổ điển, với triệu chứng bệnh đa dạng như:

- Trẻ không phát triển hoặc chậm phát triển.

- Thường xuyên nôn mửa và tiêu chảy, đặc biệt phản ứng với thực đơn ăn chứa sữa.

- Hạ đường huyết và tăng amoniac trong máu.

- Tổn thương tế bào gan, thấy vàng da.

- Thận bị tổn thương.

- Tràn dầu đục thủy tinh thể.

- Tăng albuminuria, chloremic acidosis, aminoaciduria.

- Chậm phát triển ngôn ngữ và trí tuệ.

- Bệnh có thể gây tử vong ở trẻ.

2.3. Galactosemia do thiếu GALE

Đây là thể rất hiếm gặp, thường không gây biến chứng nguy hiểm, nhưng cần thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem, hạn chế galactose phòng các dấu hiệu cấp tính nguy hiểm.

3. Xét nghiệm chẩn đoán Galactosemia

Trẻ sơ sinh được khuyến cáo nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc sớm Galactosemia trên mẫu máu hoặc nước tiểu.

3.1. Xét nghiệm trên mẫu máu gót chân

Xét nghiệm sàng lọc Galactosemia đơn giản ở trẻ sơ sinh thường lấy mẫu máu gót chân, một vài giọt máu thu thập vào vòng tròn trên tờ giấy lẫy mấu đặc biệt. Da gót chân là vị trí ít nhạy cảm nhất, vì thế sẽ không gây đau đớn nhiều cho trẻ sơ sinh. 

 Trẻ sơ sinh được sàng lọc Galactosemia bằng xét nghiệm máu gót chân

 Trẻ sơ sinh được sàng lọc Galactosemia bằng xét nghiệm máu gót chân

Xét nghiệm thường được thực hiện với trẻ sau sinh từ 2 - 3 ngày đầu, nếu xét nghiệm trên mẫu máu gót chân cho thấy nguy cơ cao, trẻ sẽ được lấy mẫu máu tĩnh mạch để xét nghiệm lại.

3.2. Xét nghiệm trên mẫu máu tĩnh mạch

Chuyên gia y tế sẽ lấy mẫu máu tĩnh mạch của trẻ sơ sinh theo quy trình sau;

- Quấn dây thun quanh cánh tay trên của trẻ để hạn chế dòng máu chảy, giúp đưa kim vào tĩnh mạch dễ hơn.

- Làm sạch vùng da tay chuẩn bị đưa kim bằng côn.

- Đưa kim vào tĩnh mạch, gắn ống vào kim để lấy máu.

- Khi thu thập đủ máu, tháo băng ra khỏi cánh tay của trẻ, đồng thời đặt bông gòn hoặc miếng gạc lên vị trí kim để cầm máu.

- Dùng áp lực nhỏ lên vị trí lấy máu.

Xét nghiệm trên mẫu máu tĩnh mạch cho kết quả chính xác hơn, từ đó bác sĩ chẩn đoán và có định hướng điều trị sớm.

4. Phòng ngừa và điều trị Galactosemia

Trẻ bị Galactosemia bẩm sinh cần điều trị sớm ngay sau khi sinh, nhằm phòng ngừa những biến chứng ảnh hưởng vĩnh viễn. Điều trị như sau:

- Hạn chế thực phẩm có chứa lactose.

- Đục thủy tinh thể do Galactosemia: trẻ sơ sinh phát hiện bệnh cần ngay lập tức thực hiện chế độ ăn uống không chứa galactose. Có thể phẫu thuật nếu đục thủy tinh thể nặng.

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị Galactosemia

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị Galactosemia

Ngoài ra, cần lên chế độ ăn uống free-lactose cùng những thực phẩm có lợi để phòng ngừa các triệu chứng sớm như rau, trái cây, ngũ cốc, bánh mì, chất béo và đường không chứa galactose.

Ngoài ra, cần lưu ý theo dõi sức khỏe thường xuyên của trẻ mắc bệnh bằng xét nghiệm máu và nước tiểu, nhằm phát hiện sớm nếu Galactosemia không được kiểm soát tốt.

Như vậy, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong phòng ngừa biến chứng và điều trị bệnh Galactosemia ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh hiện chưa tìm được cách điều trị hoàn toàn, mà bệnh nhân cần thực hiện chế độ ăn uống kiêng khem và phòng ngừa biến chứng suốt đời.

Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về chế độ dinh dưỡng, phòng ngừa và điều trị Galactosemia ở trẻ, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn ngay hôm nay.  

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Địa chỉ xét nghiệm nước tiểu Hải Dương uy tín

Hiện nay không quá khó để người dân có thể tìm được một địa chỉ xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên, không phải địa chỉ nào cũng có thể thực hiện được nhiều loại xét nghiệm với mẫu  nước tiểu, cũng như đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác. Vậy với người dân đang sinh sống tại Hải Dương thì nên xét nghiệm nước tiểu Hải Dương ở đâu uy tín? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết để có được câu trả lời nhé.
Ngày 23/06/2023

Địa chỉ uy tín thực hiện xét nghiệm giang mai Hải Dương

Địa chỉ nào xét nghiệm giang mai Hải Dương an toàn, chính xác được nhiều người tìm kiếm. Giang mai là căn bệnh xã hội với nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Dưới đây là những thông tin về xét nghiệm giang mai và gợi ý địa chỉ thực hiện kiểm tra uy tín tại Hải Dương. 
Ngày 23/06/2023

Xét nghiệm viêm gan B Hải Dương: Nên thực hiện ở đâu?

Xét nghiệm viêm gan B giúp phát hiện sớm và chính xác một người có bị nhiễm virus viêm gan B không. Vậy với những khách hàng đang sinh sống và làm việc tại Hải Dương thì có thể xét nghiệm viêm gan B Hải Dương ở đâu uy tín? Đâu là phương pháp xét nghiệm được thực hiện để xác định và chẩn đoán, theo dõi bệnh viêm gan B? 
Ngày 23/06/2023

Gợi ý địa chỉ được đánh giá cao về xét nghiệm chức năng gan Hòa Bình

Xét nghiệm chức năng gan gồm tập hợp những xét nghiệm máu khác nhau giúp đánh giá đúng về thực trạng chức năng gan. Việc thực hiện xét nghiệm này định kỳ sẽ giúp mỗi người biết được tình trạng lá gan của mình để có phương án điều chỉnh kịp thời, tránh những hệ lụy xấu. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn địa chỉ được khách hàng đánh giá cao về xét nghiệm chức năng gan Hòa Bình.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp